Hoạt động giúp sinh viên có được kỹ năng tìm việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 98 - 100)

Nội dung Mức độ ĐTB Đồng ý Đồng ý 1 phần Không đồng ý N % N % N %

Được đào tạo tại trường đại học (qua chương trình đào tạo)

58 40.8 64 45.1 20 14.1 2.27

Thông qua các buổi tọa đàm do nhà trường, câu lạc bộ, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức

48 33.8 47 33.1 47 33.1 2.01

Thông qua các buổi tọa đàm, hội chợ do các công ty, các đơn vị ngoài trường tổ chức

16 11.3 71 50.0 55 38.7 1.73

Tự tìm đến trung tâm đào tạo kỹ năng mềm, các trung tâm việc làm để học hỏi

41 28.9 69 48.6 32 22.5 2.06

Tự tìm hiểu qua phương tiện

internet, qua sách báo 88 62 41 28.9 13 9.2 2.53

Được tư vấn, hướng dẫn từ thầy cô trong trường, từ các anh chị khóa trước, từ bạn bè thân quen, từ người thân trong gia đình…

50 35.2 44 31.0 48 33.8 2.01

Tham gia các hoạt động ngoại khóa tại trường

Qua kết quả khảo sát, sinh viên cho rằng hoạt động giúp sinh viên có được kỹ năng tìm kiếm việc làm ở vị trí số 1(ĐTB:2.53), hoạt động tự tìm hiểu qua phương tiện internet, sách báo, như chúng tôi đã trình bày, đây là phương tiện thông tin giúp sinh viên tìm hiểu nhanh và dễ tiếp cận trong thời buổi phát triển mạnh mẽ về internet như hiện nay.

Ở vị trí số 2 (ĐTB:2.27), được đào tạo tại trường đại học thông qua chương trình đào tạo. Các ngành học tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã đưa chương trình kỹ năng mềm vào đào tạo và kỹ năng mềm là điều kiện để sinh viên tốt nghiệp ra trường, tuy nhiên trong chương trình học có những môn học bổ trợ cho kỹ năng của sinh viên, đồng thời qua phương pháp giảng dạy của giảng viên cũng giúp sinh viên hình thành kỹ năng cho công việc sau tốt nghiệp. Đặc biệt tại một số khoa có chương trình đào tạo về kỹ năng tìm kiếm việc làm cho sinh viên,

theo chia sẻ của cô K.C cho biết: “Sinh viên năm cuối được tham dự các buổi hội

thảo do khoa tổ chức, buổi hội thảo này có các nội dung về kỹ năng nghề, kỹ năng tìm việc làm. Khoa tổ chức theo hình thức mời chuyên gia về chia sẻ và hướng dẫn cho sinh viên”.

Ở vị trí số 3 (ĐTB:2.06), hoạt động tự tìm đến trung tâm đào tạo kỹ năng mềm và tham gia các hoạt động ngoại khóa tại trường. Hiện nay, với nhiều trung tâm đào tạo kỹ năng mềm được mở ra nhằm thu hút học viên là sinh viên theo học, đây cũng là cơ hội thuận lợi để sinh viên có thêm kiến thức và nâng cao kỹ năng cho bản thân.

Ở vị trí số 4 (ĐTB:2.01), là 2 hoạt động thông qua các buổi tọa đàm do nhà trường, câu lạc bộ, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức. Theo chia sẻ của chị

M.L, Phó Bí thư Đoàn trường cho biết: “Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên trường có

chuỗi hoạt động nâng cao kỹ năng tìm việc làm cho sinh viên như kỹ năng tìm kiếm thông tin việc làm, kỹ năng phỏng vấn nhân sự…. Mỗi chương trình thu hút khoảng 200 sinh viên năm cuối tham gia, khách mời của chương trình thường là các nhà tuyển dụng có nhiều kinh nghiệm đến trao đổi, thảo luận và giải đáp các thắc mắc cho các bạn sinh viên về các vấn đề liên quan đến quá trình tìm kiếm việc làm”.

Hoạt động được bạn bè, thầy cô, anh/chị tư vấn hướng dẫn. Kênh thông tin quan trọng được nhiều bạn sinh viên áp dụng đó là việc tìm hiểu các kỹ năng tìm

việc làm qua các anh/chị, bạn bè, thầy cô những người đã từng trải qua quá trình tìm việc, có những kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực này.

Sinh viên B.H.P chia sẻ: “Em tham gia hoạt động đoàn nên có quen biết các

anh, chị các khóa trước đã ra trường và mới đi làm. Khi em gặp khó khăn trong quá trình tìm việc, cần có người hỗ trợ em thường tham khảo thêm các thông tin từ anh/ chị, đây là kênh thông tin em thấy vô cùng quí báu, giúp em có thêm những trài nghiệm và cách xử lý phù hợp nhất”.

Ở vị trí cuối cùng (ĐTB:1.73), hoạt động thông qua các buổi tọa đàm, hội chợ do đơn vị ngoài trường tổ chức. Hội chợ, hội thảo, tọa đàm do đơn vị ngoài trường tổ chức chưa thật sự hiệu quả và mang lại sự tin tưởng cho các em khi tham gia. Chính bởi vậy, đây là hoạt động theo đánh giá của sinh viên ở mức độ thấp trong số các hoạt động giúp sinh viên có được kỹ năng tìm kiếm việc làm.

Như vậy, kỹ năng tìm việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn ở mức trung bình. Để nâng cao kỹ năng tìm việc làm cho sinh viên đòi hỏi có những biện pháp phối hợp chặt chẽ giữa đơn vị đào tạo, cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy, đơn vị tuyển dụng và bản thân sinh viên.

3.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến kỹ năng tìm việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp

3.3.1 Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kỹ năng tìm việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn (Trang 98 - 100)