8. Các phương pháp nghiên cứu
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.3. Khái niệm về hạnh phúc và cảm nhận hạnh phúc của sinh viên
a) Khái niệm về hạnh phúc
Tác giả Martin Seligman (2004) với cuốn Hạnh phúc đích thực (Authenic happiness) và trên website www.authentichapiness.com cho rằng “người hạnh phúc là người say mê hoạt động quên bản thân và thời gian, sống theo bản năng và không trông đợi vào những hoàn cảnh cũng như tác động của xã hội”. Cảm nhận về hạnh phúc là thuật ngữ xuất phát từ nước ngoài, là “Subjective Well – being”. Các tác giả đi trước như Diener, Matthieu Recard, Tal – Ben Shahar hay Marti Siligman đều đồng ý rằng cảm nhận nhận hạnh phúc chính là sự hài lịng về cuộc sống trên các mặt khác nhau như đã nêu ở trên. Đặc biệt, Carol Ryff (1989) cho rằng, đa số nghiên cứu về well- being hiện nay đều được hiểu là hạnh phúc hay trạng thái an lạc. Bà đưa ra 6 tiêu chí để đánh giá về trạng thái tâm lý “Well – being”
Như vậy hạnh phúc được hai tác giả Keyes và Waterman cho rằng: “Cảm nhận hạnh phúc chủ quan là nhận thức của từng người và những đánh giá của họ về đời sống của mình trong tâm trạng khỏe và các chức năng về tâm lý và hoạt động xã hội”.
Từ các khái niệm trên chúng tôi xin đưa ra khái niệm về cảm nhận hạnh phúc là “những đánh giá, nhận định của bản thân về sự hài lòng và dễ chịu
của bản thân về cuộc sống của mình
b) Khái niệm sinh viên
Sinh viên, tiếng Anh là Students, theo nguồn gốc tiếng Latin nghĩa là “người làm việc nhiệt tình, người tìm hiểu khai thác tri thức”. Theo “Từ điển Tiếng Việt” Hoàng Phê, sinh viên được hiểu là “Người học ở bậc đại học”. Cịn theo tác giả Vũ Thị Nho thì sinh viên là lứa tuổi từ sau tuổi Phổ thông trung học đến khoảng 24-25 tuổi. Đây là lớp người đang theo học ở các trường Đại học, cao đẳng, là tầng lớp tri thức của xã hội. Sinh viên là tầng lớp quan trọng trong mỗi chính thể, là đội ngũ chuyển tiếp, chuẩn bị cho nguồn
lực lao động xã hội có trình độ cao của đất nước. Hoạt động chủ đạo của tuổi sinh viên là hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học và các hoạt động nghề nghiệp. Theo chúng tơi, sinh viên có thể hiểu là những người đã tốt nghiệp trung học phổ thông, hiện đang theo học các hệ cao đẳng và đại học trong các trường thuộc hệ thống giáo dục hiện nay.
c) Khái niệm cảm nhận hạnh phúc của sinh viên
Hạnh phúc được giới hạn trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ tập trung vào sự cảm nhận hạnh phúc của sinh viên vì vậy đây là một nhận định, đánh giá mang tính cá nhân và chủ quan. Hạnh phúc chủ quan cũng đã được Diener (2000) định nghĩa là sự đánh giá nhận thức và tính cảm của một người đối với cuộc sống của họ. Những đánh giá này bao gồm các phản ứng cảm xúc đối với các sự kiện, cũng như những đánh giá nhận thức về sự hài lòng và thỏa mãn với cuộc sống. Có thể thấy rằng tác giả đánh giá hạnh phúc chủ quan là môt khái niệm rộng bao gồm các trải nghiệm thỏa mãn hay trạng thái cảm xúc tiêu cực ở mức thấp cũng như sự hài lòng cuộc sống ở mức cao. Bên cạnh đó, hai tác giả Keyes và Waterman cho rằng: “Cảm nhận hạnh phúc chủ quan là nhận thức của từng người và những đánh giá của họ về đời sống của bản thân trong tâm trạng khỏe mạnh và các chức năng về tâm lý và hoạt động xã hội.”. Theo cách hiểu của ơng hạnh phúc có 3 thành tố: hạnh phúc cảm xúc, hạnh phúc tâm lý và hạnh phúc xã hội. Hạnh phúc cảm xúc thể hiện qua một loạt các dấu hiệu biểu hiện trạng thái cảm xúc tích cực về cuộc sống, nó được đo bằng các trạng thái cảm xúc dương tình hoặc sự hài lịng của cuộc sống nói chung. Hạnh phúc tâm lý thể hiện ở sự chấp nhận, hài lòng với bản thân, mối quan hệ tích cực với những người khác; sự phát triển cá nhân; mục tiêu trong cuộc sống; làm chủ môi trường xung quanh. Hạnh phúc xã hội thể hiện ở sự hài lòng với các mối quan hệ liên cá nhân và với môi trường xung quanh. Hạnh phúc xã hội được đánh giá qua những tiêu chí mang tính cơng khai và xã hội; sự gắn kết xã hội; sự hiện thực hóa xã hội; sự hịa nhập hóa xã hội; sự
chấp nhận xã hội & sự đóng góp xã hội. Định nghĩa này đã chỉ ra rằng: Cảm nhận hạnh phúc là đánh giá mang tính chủ quan của chủ thể về sự hài lòng về cuộc sống của chính họ. Cảm nhận hạnh phúc chủ quan có hai thành phần chính là nhận thức và cảm xúc. Nếu thành phần nhận thức hướng đến suy nghĩ của chủ thể về sự hài lịng cuộc sống nói chung và các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống thì phần cảm xúc khơng chỉ có cảm xúc dương tình mà nó bao gồm cả âm tính. Cảm nhận hạnh phúc của mỗi chủ thể khác nhau thể hiện quan điểm cá nhân của họ về chất lượng cuộc sống của chình mính. Vì vậy mà đánh giá này mang nhiều tình chủ quan.
Từ các khái niệm trên của các tác giả về cảm nhận hạnh phúc, chúng tôi xin đưa ra khái niệm cảm nhận hạnh phúc của sinh viên như sau: “Cảm nhận
hạnh phúc của sinh viên là những nhận định và đánh giá của sinh viên về sự hài lòng, dễ chịu với cuộc sống của bản thân trên các mặt cảm xúc, tâm lý và xã hội”. Cảm giác này vừa thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá mang tính chất
nhận thức, vừa thể hiện tình cảm điều này mang tính cảm xúc của sinh viên. Điều này hướng tới việc nhận định đánh giá việc dinh viên nghĩ như thế nào về sự hài lòng với của sống cả các em nói chung, xem xét trên phương diện tồn bộ cuộc sống và cả trong các lĩnh vực khác nhau (trong các nhu cầu của cá nhân, trong điều kiện vật chất, tình thần, và cả các mối quan hệ gia đình, bạn bè…).
Tiểu kết chƣơng 1
Tóm lại, qua nghiên chúng tơi thấy rằng tính cách cũng như hạnh phúc trên thực tế đã nhận được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong tâm lý học. Đặc biệt vấn đề về tính cách trong việc cá nhân cảm nhận về mức độ hạnh phúc của bản thân. Nếu tính cách được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất sớm và theo nhiều trường phái khác nhau thì hạnh phúc lại là vấn đề tương đối phức tạp và khó định lượng một cách rõ ràng. Nghiên cứu về tính cách trong việc cảm nhận hạnh phúc cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm ở nhiều khía cạnh, cả những tính cách tích cực và sự tiêu cực trong tính cách trong việc cảm nhận về hạnh phúc. Trong đề tài của mình ngồi đặc điểm tính cách nói chung, chúng tơi quan tâm đặc biệt tới lịng biết ơn và tính đố kỵ trong việc cảm nhận hạnh phúc. Đối tượng khách thể nghiên cứu của đề tài là SV từ năm nhất tới năm thứ tư tại trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật, với môi trường sống mới, cấp học mới, bạn bè mới đặc biệt là phần lớn các em sống xa gia đình và hồn tồn tự lập, đây là độ tuổi các em có rất nhiều nét đặc thù riêng. Chính vì vậy đây là đối tượng nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trên nhiều khía cạnh khác nhau. Mặc dù vậy đề tài mà chúng tôi tập trung nghiên cứu ở trên các bạn SV lại chưa nhận được sự quan tâm nhiều. Vì vậy, trong đề tài này chúng tơi khai thác sâu hơn về thực trạng về tính cách cũng như cảm nhận hạnh phúc của sinh viên và những đặc điểm tính cách đó mà chúng tơi đặc biệt quan tâm tới lịng biết ơn và tính đố kỵ trong mối quan hệ với việc các em cảm nhận về sự hạnh phúc của bản thân.
Chƣơng 2
TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU