Giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ thuật bố cục

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện việc xây dựng, ban hành văn bản của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội trong giai đoạn hiện nay (Trang 101 - 114)

3.2. Các giải pháp hoàn thiện việc xây dựng, ban hành vănbản của

3.2.4. Giải pháp nhằm hoàn thiện kỹ thuật bố cục

lệnh.

3.2.4.1. Thống nhất về cách trình bày bố cục trong phần nội dung của các văn bản luật, pháp lệnh.

Bố cục của luật và pháp lệnh là rất quan trọng. Bởi tính thống nhất của pháp luật đƣợc biểu hiện trƣớc hết ở chỗ: Văn bản luật, pháp lệnh phải có bố cục chặt chẽ. Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng, dù quy định về bố cục của văn bản luật, pháp lệnh còn chung chung, nhƣng các luât, pháp lệnh đều đã bảo đảm bố cục cơ bản cần có của một văn bản luật, pháp lệnh. Tức là hầu hết các luật, pháp lệnh đều đƣợc bố cục theo các phần nhƣ sau: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết thúc. Cụ thể là: Các luật, pháp lệnh đều nêu lý do, căn cứ pháp lý để ban hành văn bản; tuỳ theo nội dung luật, pháp lệnh được bố cục theo chương, mục, điều, khoản, điểm; các Phần, Chương, Mục đều có tiêu đề…”.

Tuy nhiên, vấn đề hạn chế về mặt bố cục của văn bản luật, pháp lệnh mà chúng tôi đã trình bày ở Chương 2 là chưa có sự thống nhất về nguyên tắc trình bày trong mỗi phần.

Về vấn đề này, dƣới đây chúng tôi xin đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện bố cục văn bản luật, pháp lệnh.

a) Đối với phần căn cứ ban hành của văn bản luật, pháp lệnh

Để thống nhất cách thể hiện căn cứ ban hành, đối với văn bản luật nên viện dẫn chung về hiến pháp, bởi vì việc viện dẫn cụ thể vào từng điều khoản của hiến pháp là chƣa đầy đủ, vì việc ban hành văn bản luật không chỉ dựa vào quy định tại một điều khoản của hiến pháp.

Đối với văn bản pháp lệnh, do nội dung của các pháp lệnh chỉ đƣợc quy định về những nội dung đƣợc QH giao cho UBTVQH, nên trong phần căn cứ ban hành của pháp lệnh cần phải viện dẫn vào Nghị quyết của QH về chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh. Tuy nhiên, hiện nay, việc QH giao cho

UBTVQH ban hành pháp lệnh thƣờng đƣợc ghi cả ở Nghị quyết về chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh chung cho toàn nhiệm kỳ QH và Nghị quyết về chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh của từng năm. Do vậy, việc viện dẫn phần căn cứ ban hành của pháp lệnh nên căn cứ vào Nghị quyết về chƣơng trình xây dựng luật, pháp lệnh của từng năm sẽ cụ thể và sát với nội dung của pháp lệnh hơn. Ngoài ra, căn cứ ban hành pháp lệnh đôi khi cũng cần viện dẫn vào văn bản luật, pháp lệnh có quy phạm uỷ quyền việc ban hành văn bản pháp lệnh.

Mặt khác, về cách thức thể hiện của văn bản luật, pháp lệnh, theo chúng tôi vì phần căn cứ ban hành văn bản có ý nghĩa là lý do và cơ sở để cơ quan ban hành văn bản quyết định nội dung của văn bản, nên phần này có thể đƣợc trình bày bằng kiểu chữ khác với phần nội dung văn bản: Nhƣ dùng kiểu chữ in nghiêng để phân biệt với phần nội dung của văn bản in bằng kiểu chữ đứng.

Cụ thể về mẫu trình bày phần căn cứ pháp lý ban hành văn bản luật, pháp lệnh nhƣ sau:

- Văn bản luật:

- Văn bản pháp lệnh:

b) Về cách trình bày các điều, khoản của văn bản luật, pháp lệnh:

Bố cục của luật, pháp lệnh phải đƣợc trình bày đúng theo tiêu chuẩn Việt Nam 5700-2002: Trong đó đã quy định cách đánh số cho từng phần, chƣơng, mục, điều, khoản, điểm. Nên chấm dứt việc trình bày các đoạn trong đơn vị “Điều”. Bởi vì việc trình bày nhƣ vậy sẽ rất khó khăn trong việc trích dẫn văn bản. Với phƣơng pháp này thì trong một điều sẽ có các khoản đƣợc đánh số thứ tự theo chữ số Ả rập; các điểm đƣợc đánh thứ tự theo thứ tự chữ cái tiếng Việt.

Ví dụ: (Dự thảo luật Thuỷ sản)

Điều 24. Điều kiện nuôi trồng thuỷ sản

Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm…; Căn cứ Luật …….;

Căn cứ Nghị quyết số…. cuả QH khoá…về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm…; Pháp lệnh này quy định về……

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm….; Luật này quy định về…..

1. Tổ chức, cá nhân nuôi trồng thuỷ sản phải có đầy đủ các điều kiện sau đây:

a) Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thuỷ sản theo quy hoạch;

b) Cơ sở nuôi trồng thuỷ sản phải bảo đảm các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật về...

2. Bộ Thuỷ sản ban hành tiêu chuẩn quy trình, quy phạm nuôi trong đối với cơ sở nuôi trồng thuỷ sản...

Một vấn đề nữa, để bảo đảm tính thống nhất trong khi trình bày các điều của luật, pháp lệnh, cần có quy định về việc đặt tên cho từng điều khoản

của văn bản. Bởi hiện nay, việc đặt tên cho các điều khoản của các văn bản

còn chƣa có sự thống nhất. Theo quan điểm của chúng tôi, dù vấn đề này chƣa đƣợc quy định trong Luật Ban hành vbqppl nhƣng thiết nghĩ rằng các điều khoản của luật, pháp lệnh nên đƣợc đặt tên để văn bản đƣợc soạn thảo một cách tỷ mỷ và cẩn trọng hơn. Bởi vì, khi đã xác định đƣợc tiêu đề (tên của điều luật) thì nội dung thể hiện trong đó phải theo sát các tiêu đề này. Hơn nữa, qua tiêu đề có thể hình dung đƣợc nội dung chính của phần đƣợc đề cập trong đó. Không những vậy, việc đặt tiêu đề cho từng điều khoản có rất nhiều tiện ích khi trích dẫn các văn bản luật, pháp lệnh.

c) Thống nhất cách trình bày Chương điều khoản thi hành:

Ở những văn bản luật, pháp lệnh có bố cục theo đơn vị chƣơng (không có phần) thì những điều khoản quy định về việc thi hành văn bản đƣợc bố cục vào một chƣơng riêng gọi là Chƣơng điều khoản thi hành (hay còn có một số tên gọi khác nhƣ Điều khoản cuối cùng, Điều khoản chung...)

Để thực hiện thống nhất cách trình bày Chƣơng này, cần phải có sự thống nhất các nội dung đƣợc trình baỳ trong chƣơng này nhƣ:

- Có cần thiết trình bày thời điểm phát sinh hiệu lực của văn bản khi văn bản đó không có quy định ngày có hiệu lực khác?

- Về xử lý văn bản cũ nhƣ thế nào?

- Về quy định chi tiết hƣớng dẫn thi hành ra sao?

Chúng tôi đồng tình với ý kiến: Nếu nhƣ luật, pháp lệnh không cần thiết phải xác định cụ thể ngày có hiệu lực của văn bản luật, pháp lệnh thì không cần thiết phải có điều khoản này. Bởi vì Điều 75 Luật Ban hành vbqppl đã quy định: Thời điểm có hiệu lực của văn bản luật, pháp lệnh là thời điểm Chủ tịch nƣớc ký lệnh công bố, trừ trƣờng hợp văn bản đó có quy định ngày có hiệu lực khác. Nhƣ vậy, trừ trƣờng hợp cần thiết thì văn bản đó có quy định cụ thể về thời điểm phát sinh hiệu lực riêng, còn nếu không thì văn bản đó đƣơng nhiên có hiệu lực vào ngày Chủ tịch nƣớc ký lệnh công bố.

Về xử lý văn bản cũ, cần cải tiến cách trình bày truyền thống: “Các quy định trước đây trái với Luật (Pháp lệnh) này đều bãi bỏ”. Để bảo đảm tính thống nhất, tránh sự chồng chéo mâu thuẫn giữa các văn bản quy phạm pháp luật, khi ban hành một văn bản mới, cần phải nêu cụ thể và đầy đủ các yếu tố nhƣ tên văn bản, cơ quan ban hành, số ký hiệu, ngày, tháng, năm ban hành của văn bản cần huỷ bỏ.

Về Điều khoản quy định về hƣớng dẫn thi hành có quan điểm cho rằng không nên có điều khoản này. Bởi vì theo quy định của pháp luật về tổ chức bộ máy các cơ quan Nhà nƣớc, tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của mình đều đã đƣợc quy định về trách nhiệm ban hành các văn bản chi tiết hƣớng dẫn thi hành các văn bản Luật, Pháp lệnh. Tuy nhiên, theo chúng tôi về vấn đề này cần giữ cách trình bày hiện hành, bởi đó là những thông tin cần thiết để xác định một cách cụ thể và chính xác trách nhiệm ban hành văn bản để quy định hướng dẫn chi tiết việc thi hành luật, pháp lệnh đối với cơ quan được QH, UBTVQH giao.

d) Thống nhất trong việc trình bày bố cục của văn bản luật, pháp lệnh sửa đổi:

Luật, pháp lệnh sửa đổi là hình thức thể hiện ý chí của cơ quan ban hành nhằm sửa đổi nội dung của một văn bản đã ban hành trƣớc đó. Do vậy, ngoài việc áp dụng những quy định chung về kỹ thuật trình bày văn bản luật, pháp lệnh thì văn bản luật, pháp lệnh sửa đổi phải có kỹ thuật, trình bày, bố cục riêng. Đối với văn bản luật, pháp lệnh gốc (tức là luật, pháp lệnh ban hành lần đầu) và các văn bản luật, pháp lệnh thay thế (tức là luật, pháp lệnh sửa đổi thay thế cho văn bản luật, pháp lệnh trƣớc đó) thƣờng đƣợc thiết kế theo bố cục phần, chƣơng, mục, điều tuỳ theo mức độ phạm vi các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Còn đối với văn bản luật, pháp lệnh sửa đổi đƣợc ban hành nhằm sửa đổi hoặc bổ sung một số điều của văn bản luật, pháp lệnh gốc cần đƣợc thiết kế theo đơn vị bố cục điều. Với thiết kế nhƣ vậy, bố cục luật, pháp lệnh sửa đổi đƣợc trình bày nhƣ sau:

Trình bày các nội dung sửa đổi, bổ sung theo đúng trình tự các điều khoản trong văn bản luật, pháp lệnh đƣợc sửa đổi (luật, pháp lệnh gốc). Với cách trình bày này giúp cho ngƣời sử dụng thuận tiện trong việc đối chiếu, so sánh nội dung của văn bản đƣợc sửa đổi và văn bản sửa đổi, bổ sung.

Điều 1:

Sửa đổi Luật (Pháp lệnh )….nhƣ sau: 1. Điều….* đƣợc sửa đổi nhƣ sau: “Điều…..*: (ghi nội dung sửa đổi) 2. Điều …* đƣợc sửa đổi nhƣ sau: “ Điều…*: ghi nội dung sửa đổi)

Các Điều khoản về thời điểm phát sinh hiệu lực và hƣớng dẫn thi hành của văn bản, đƣợc đặt cuối cùng của văn bản luật, pháp lệnh sửa đổi. Việc trình bày điều khoản này cũng tƣơng tự nhƣ việc trình bày các văn bản luật pháp lệnh nói chung, cụ thể là:

3.2.4.2. Hoàn thiện thể thức mở đầu và kết thúc của văn bản luật, pháp lệnh

Hiện nay, vấn đề trình bày phần mở đầu của luật, pháp lệnh còn nhiều ý kiến khác nhau. Qua nghiên cứu luật, pháp lệnh của QH khoá X và khoá XI, chúng tôi cho rằng, cách trình bày phần mở đầu của văn bản luật, pháp lệnh có những điểm chƣa thật sự hợp lý, trùng lặp về thông tin. Cụ thể đƣợc thể hiện qua bảng 1 và bảng 2 dƣới đây:

Điều 2. Hiệu lực của Luật (pháp lệnh)

Luật (pháp lệnh ) có hiệu lực thi hành từ ngày… tháng.. năm…

Điều 3. Hướng dẫn thi hành

Bảng 1: Thể thức văn bản luật hiện hành:

QUỐC HỘI (2) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc (1)

Luật số: 33/2002/QH10 (3)

QUỐC HỘI (4)

NƢỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOÁ X, KỲ HỌP THỨ 11

(từ ngày 15 đến ngày 02 tháng 4 năm 2002)

LUẬT(5)

TỔ CHỨC TOÀ ÁN NHÂN DÂN

Căn cứ vào Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam…. Luật này quy định về ………..

Phần Nội dung ………. ……….

Bảng 2: thể thức văn bản pháp lệnh hiện hành:

Qua cách thức trình bày nhƣ trên, chúng ta thấy có mấy vấn đề nổi lên nhƣ sau:

- Trong văn bản luật có phần thông tin ghi rõ tên cơ quan ban hành văn bản và ghi rõ nhiệm kỳ QH, kỳ họp và thời gian diễn ra kỳ họp ở phía trên tên văn bản. Trong khi đó văn bản pháp lệnh không có phần thông tin này.

- Phần thông tin về địa danh và ngày thàng ban hành văn bản của văn bản pháp lệnh cần đƣợc làm rõ thêm về vị trí trình bày. Bởi vì theo cách thức trình bày hiện hành của văn bản pháp lệnh thì đây là hình thức ký ban hành. Mà đã là ký ban hành thì vị trí của yếu tố địa danh và ngày tháng văn bản phải đƣợc trình bày theo quy định của Nhà nƣớc, tức là ở góc bên phải, phía dƣới sau yếu tố tiêu ngữ của văn bản. Nhƣ vậy, cách trình bày vị trí của yếu tố địa danh và ngày tháng văn bản pháp lệnh nhƣ hiện nay là chƣa phù hợp với quy định về mẫu trình bày văn bản.

- Về chữ ký của ngƣời có thẩm quyền đối với văn bản, chúng ta thấy rằng: Đối với văn bản luật, hình thức ký của Chủ tịch QH là ký chứng thực;

đối với văn bản pháp lệnh, hình thức ký là ký ban hành. Về vấn đề này, qua

UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 11/1999/PL-UBTVQH10

PHÁP LỆNH DU LỊCH

Để phát triển du lịch… Căn cứ vào Hiến pháp…

Căn cứ vào Nghị quyết của QH … Pháp lệnh này quy định về du lịch

Phần nội dung ………….

………

Hà Nội, ngày… tháng…. năm….

TM. UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI

CHỦ TỊCH

tìm hiểu, chúng tôi cũng đồng tình với ý kiến cho rằng việc ký pháp lệnh nhƣ vậy là không phù hợp vì “để có hiệu lực thi hành, pháp lệnh cũng như luật còn cần phải được Chủ tịch nước công bố. Hơn nữa về nguyên tắc, việc Chủ tịch QH ký vào văn bản luật hay Chủ tịch UBTVQH ký vào văn bản pháp lệnh chỉ có ý nghĩa xác định rằng văn bản đó đã được QH, hoặc UBTVQH thảo luận và biểu quyết thông qua theo đúng nội dung và thủ tục lập pháp mà pháp luật đã quy định”[47, 150]. Do vậy hình thức ký chứng thực ở văn bản luật có nhiều điểm hợp lý hơn so với hình thức ký ở văn bản pháp lệnh.

Nguyên nhân của tình hình này có thể cắt nghĩa đƣợc là: Đối với văn bản luật, theo Luật Tổ chức QH và Luật Ban hành vbqppl đã quy định rõ “Chủ tịch QH ký chứng thực luật”. Trong khi đó, đối với văn bản pháp lệnh chỉ đƣợc quy định là “Chủ tịch QH ký pháp lệnh”. Nhƣ vậy, hình thức ký

pháp lệnh của Chủ tịch QH không đƣợc Luật Ban hành vbqppl quy định rõ ràng: Ký chứng thực hay ký ban hành? Mặt khác, về mặt pháp lý, theo tinh thần Hiến pháp 1992, Chủ tịch QH giữ vị trí là ngƣời đứng đầu QH, vừa có ý nghĩa là Chủ tịch UBTVQH. Xuất phát từ những cơ sở đó, chúng tôi cho rằng hình thức ký của pháp lệnh nên đƣợc thể hiện là hình thức kýchứng thực của

Chủ tịch UBTVQH thì hợp lý hơn. Với lô gíc nhƣ vậy, thể thức kết thúc văn bản pháp lệnh phải đƣợc trình bày tƣơng tự nhƣ đối với văn bản luật.

Tuy nhiên, để thay đổi đƣợc cách cách trình bày truyền thống lâu nay đối với phần kết thúc văn bản pháp lệnh, theo chúng tôi là không đơn giản. Nhất là, trong khi hình thức ký pháp lệnh của Chủ tịch UBTVQH chƣa làm rõ: Ký ban hành hay ký chứng thực thì khó có thể đƣa ra một phƣơng án “cứng” về vấn đề này. Do vậy, chúng tôi xin đề xuất 3 phƣơng án trình bày sau đây:

Phƣơng án 1:

Thống nhất cả luật và pháp lệnh đều có yếu tố thứ (4) – xem bảng 1, tức là thông tin chi tiết hơn về tên cơ quan ban hành văn bản. Theo cách này thì cách trình bày phần mở đầu pháp lệnh tƣơng tự nhƣ đối với văn bản luật hiện hành. Đồng thời, phần kết của luật và pháp lệnh đƣợc giữ nguyên theo cách trình bày hiện hành 28. Tuy nhiên, nếu theo phƣơng án này thì vị trí yếu tố địa danh, ngày tháng ban hành văn bản pháp lệnh nên đƣợc trình bày theo tiêu chuẩn Nhà nƣớc, tức là ở góc bên trái, phía dƣới yếu tố tiêu ngữ của văn bản. Cụ thể xin đƣợc minh hoạ bằng Bảng 3 và Bảng 4 sau đây:

28

Áp dụng theo cách này tức là duy trì cách trình bày truyền thống. Bởi vì, với quy định hiện hành “ Chủ tịch QH ký pháp lệnh” thì trên một khía cạnh nào đó được hiểu là Chủ tịch UBTVQH ký ban hành chứ không phải ký chứng thực pháp lệnh. Do vậy, thực hiện theo phương án này, khi quy định về hình thức ký pháp lệnh của Chủ tịch QH chưa được làm rõ.

106

Bảng 3: Mẫu về cách trình bày văn bản luật theo phƣơng án 1:

Ghi chú: Các con số cụ thể ghi trong mẫu có tính chất minh hoạ

Bảng 4: Mẫu trình bày văn bản pháp lệnh theo phƣơng án 1:

QUỐC HỘI KHOÁ XI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: 33/2002/L-QH10

QUỐC HỘI

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Khoá x, kỳ họp thứ 11

(từ ngày 15 tháng 3 đến ngày 02 tháng 4 năm 2002)

LUẬT

TỔ CHỨC TOÀ ÁN NHÂN DÂN

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam….; Luật này quy định về…..

(Phần Nội dung ) ………. ……….

Luật này đã được QH Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá…, kỳ họp thứ…….thông qua ngày… tháng… năm….

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Hoàn thiện việc xây dựng, ban hành văn bản của Quốc hội và Văn phòng Quốc hội trong giai đoạn hiện nay (Trang 101 - 114)