Phân tích thực trạng chất lƣợng nhân lực KH&CN của nhà trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới liên kết nhà trường và doanh nghiệp theo mô hình dự án nhằm nâng cao chất lượng nhân lực khoa học và công nghệ (Trang 68 - 72)

2.2.1 .Đánh giá tình hình chung

2.3. Phân tích thực trạng chất lƣợng nhân lực KH&CN của nhà trƣờng

Trƣờng Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật Hải Dƣơng là một trƣờng địa phƣơng, mới đƣợc nâng cấp từ Trung học lên Cao đẳng năm 2001 tính đến nay vừa trịn 8 năm xây dựng và phát triển.

Về độ tuổi trung bình của đội ngũ giáo viên là 34 tuổi, nhóm từ 26 đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 44%, nhóm tuổi từ 20 đến 30 chiếm 67,5%. Đa số mới ra trƣờng tuổi đời còn trẻ,các chức danh chủ yếu là trợ lý giảng viên va giảng viên tập sự chiếm tới 73,1%, chức danh giảng viên trở lên chỉ chiếm 26,9%.Đội ngũ giảng viên cần học tập, tu nghiệp thêm để có thể giảng dạy có chất lƣợng tốt hơn. Để tránh tình trạng thiếu hụt đội ngũ giảng viên trong những năm tiếp theo và khi tăng quy mô đào tạo, nhà trƣờng cần xây dựng chiến lƣợc, có định hƣớng và các kế hoạch cụ thể hàng năm trong công tác tuyển dụng, đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ, giảng viên chuyên ngành.

Thâm niên công tác chuyên ngành đang giảng dạy dƣới 5 năm là 89 ngƣời, chiếm 67,4% chứng tỏ đội ngũ giảng viên có tiềm năng nhƣng kinh nghiệm giảng dạy, khả năng thực tế còn rất nhiều hạn chế.

Biểu đồ 10- Chất lƣợng chuyên môn thạc sỹ và đang học cao học của đội ngũ giảng viên qua các năm học.

2,08% 2,12% 12,70% 18,80% 16,00% 26,30% 25,80% 31,00% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00% 80,00% 90,00% 100,00% 2001-2002 2002-2003 2003-2004 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009

Trình độ chuyên mơn của đội ngũ giảng viên: 100% có trình độ đại học và sau đại học trong đó trình độ đại học 98 ngƣời chiếm 74,2%, trình độ sau đại học và thạc sỹ 34 ngƣời chiếm 25,8% chƣa đạt chuẩn (quy định đến 2010

là 30%) qua phân tích biểu đồ cho thấy nhà trƣờng chƣa có kế hoạch cụ thể

để phát triển cân đối đội ngũ giảng viên có trình độ thạc sĩ, tỷ lệ % lúc tăng lúc giảm không đồng đều và chƣa vững chắc, đặc biệt việc thu hút nguồn nhân lực di chuyển ngang đƣợc 2 thạc sĩ, nhƣng lại để 12 thạc sĩ chuyển công tác tại nơi khác, gây lãng phí chất xám.

Đa số giáo viên của trƣờng đã đƣợc đào tạo phƣơng pháp sƣ phạm bậc 1 là 121 ngƣời chiếm 91,7%, số giáo viên chƣa đƣợc đào tạo phƣơng pháp sƣ phạm chủ yếu là những giáo viên mới xin thử việc và hợp đồng lao động 1 năm. Có 121 giáo viên giảng dạy đúng chuyên ngành tốt nghiệp, có 11 giáo viên khơng giảng dạy đúng chuyên ngành tốt nghiệp, trong đó 7 giáo viên đƣợc bổ túc thêm về chuyên ngành đang giảng với hình thức đào tạo chính quy; khơng chính quy và đào tạo ngắn hạn là 3 giảng viên.

Phƣơng pháp giảng dạy lý thuyết đƣợc đội ngũ giáo viên sử dụng nhiều nhất vẫn là phƣơng pháp truyền thống thày truyền thụ, trò tiếp thu kiến thức một chiều với 65/132 chiếm 49,3%, giảng viên sử dụng phƣơng pháp giảng thực hành nhiều nhất là hƣớng dẫn kèm cặp 49/98 chiếm 50% . Phƣơng tiện sử dụng nhiều nhất trong dạy học lý thuyết là dùng bảng đen và viết phấn, các phƣơng tiện dạy học hiện đại khác nhƣ Overhead, Slide vẫn ít đƣợc sử dụng, do cơ sở vật chất thiếu và trình độ sử dụng của một số giảng viên còn hạn chế. Vật liệu dạy học đƣợc sử dụng nhiều nhất trong dạy lý thuyết là sách giáo khoa 50% , bài giảng 32%.

Tỷ lệ giảng viên có trình độ Chứng chỉ C tiếng Anh trở lên 25/132 chiếm 18,9%, giảng viên có trình độ Chứng chỉ B tiếng Anh 41/132 chiếm 31,1%, chỉ 3% giảng viên có thể trao đổi bằng tiếng Anh với ngƣời nƣớc ngoài, nhƣng chƣa ở mức độ thành thạo. Với 50% giảng viên Chứng chỉ A và chƣa học Tiếng Anh cho thấy khả năng học tập trao đổi, nghiên cứu để hội nhập khu vực của đội ngũ là rất hạn chế, yếu kém.

Số lƣợng đề tài nghiên cứu khoa học còn hạn chế (Trong 3 năm 2005-

2008 mới thực hiện được 114 đề tài) đa số phục vụ công tác giảng dạy của

giảng viên, mới tập trung ở một số tác giả, phần lớn giảng viên chƣa tham gia cơng tác nghiên cứu khoa học. Chƣa có đề tài mang tính ứng dụng và có giá trị kinh tế, chƣa phối hợp với các doanh nghiệp trong công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ.

Đội ngũ cán bộ, giảng viên đã góp phần thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của nhà trƣờng, có những đóng góp quan trọng trong việc đào tạo nguồn nhân lực cho tỉnh Hải Dƣơng và cả nƣớc.

Đội ngũ cán bộ giảng viên vừa thiếu (do quy mô đào tạo tăng nhanh) vừa yếu do ít có điều kiện nâng cao trình độ, năng lực thực tế vừa thiếu động lực nghiên cứu khoa học, cịn thụ động, trơng chờ ỷ lại do ảnh hƣởng của thời kỳ kinh tế chỉ huy, chƣa có ý chí vƣơn lên trong học tập, sáng tạo đi tìm cái mới. Phần lớn giảng viên mới chú ý đến thực hiện số lƣợng giờ giảng, chƣa coi việc nghiên cứu khoa học, đi thực tế, tạo mối quan hệ với doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh là yêu cầu tự thân để nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn.

Nhà trƣờng cần xây dựng chiến lƣợc trong việc tăng quy mô đào tạo cho phù hợp với số lƣợng giảng viên, tƣơng ứng với cơ sở vật chất trang thiết bị hiện có và từ nguồn liên kết với doanh nghiệp.

Do số tiết giảng nhiều (bình quân vượt giờ trên 200 tiết/người) nên

giảng viên chƣa quan tâm đến công tác nghiên cứu khoa học, chỉ giảng dạy theo giáo trình cũ, dạy những gì đã có, đã học đƣợc, nên kiến thức lạc hậu, xa rời thực tiễn, tính cập nhật kém. Giảng viên chƣa chú trọng đi thực tế, nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, khả năng giao tiếp, phối hợp với các doanh nghiệp trong chuyển giao công nghệ và nghiên cứu khoa học hầu nhƣ chƣa có.

Một trong những điều kiện hàng đầu để thực hiện đổi mới phƣơng pháp giảng dạy là điều kiện và phƣơng tiện giảng dạy. Do đó nhà trƣờng cần có kế hoạch đầu tƣ nâng cấp dần phƣơng tiện dạy học, giảng đƣờng, xƣởng thực hành, phịng thí nghiệm khơng chỉ cho q trình dạy học trên lớp mà cần phải có giảng đƣờng, mạng Internet cho học sinh sinh viên tự học. Để giúp cho ngƣời học tự chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng và hình thành hoặc biến đổi những tình cảm và thái độ cần phải thay đổi lối dạy cũ, thày giáo với viên phấn trong tay thuyết giảng những kiến thức một chiều trên bảng, gây nhàm chán, học sinh sinh, viên tiếp thu kiến thức một cách thụ động.

Trang thiết bị cho công tác thực hành thực tập cần phải hƣớng tới đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng lao động về trình độ tay nghề của HSSV và khả năng thích ứng với các cơng nghệ hiện tại. Việc đầu tƣ máy móc thiết bị cần phải có những khoản đầu tƣ lớn và dài hạn, trong khi ngân sách của nhà trƣờng còn hạn hẹp (Khoảng 5 tỷ/năm tài chính). Việc huy động các nguồn

vốn từ bên ngoài là rất quan trọng, giúp cho nhà trƣờng đạt đƣợc mục tiêu, đồng thời góp phần thúc đẩy cơng tác xã hội hóa giáo dục, đào tạo.

Tóm lại thơng qua các số liệu điều tra tổng thể về nhà trƣờng với chất lƣợng đạt yêu cầu nhƣng ở mức độ thấp, nguồn nhân lực hạn chế về số và chất lƣợng, cơ sở vật chất trang thiết bị yếu kém, nội dung chƣơng trình đào tạo chƣa gắn với yêu cầu của doanh nghiệp để tiến tới nâng cao chất lƣợng nhà trƣờng cần phải có một q trình phấn đấu lâu dài, thì việc liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ với các doanh nghiệp là nhu cầu bức thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đổi mới liên kết nhà trường và doanh nghiệp theo mô hình dự án nhằm nâng cao chất lượng nhân lực khoa học và công nghệ (Trang 68 - 72)