Đặc điểm nhân khẩu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV tại hà nội nghiên cứu trường hợp nhóm bệnh nhân điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) (Trang 43 - 55)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Đặc điểm xã hội nhóm phụ nữ nhiễm HIV đang điều trị ARV

2.1.1 Đặc điểm nhân khẩu học

2.1.1.1 Khái quát về bệnh nhân đang điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú

Người nhiễm HIV nói chung và phụ nữ nhiễm HIV nói riêng là nhóm người dễ bị tổn thương trong cộng đồng. Từ khi biết nhiễm HIV đến khi được tiếp cận, theo dõi sức khỏe và điều trị đã là một bước tiến lớn trong việc tự vượt qua các vấn đề xã hội tác động đến tâm lý và hành vi của họ. Sau đó, họ cần được theo dõi, hỗ trợ để duy trì tuân thủ điều trị, khi đó việc điều trị ARV mới đem lại hiệu quả cho sức khỏe bản thân họ cũng như cộng đồng.

Chúng tôi lựa chọn nhóm bệnh nhân nữ đang điều trị ARV tại Phòng khám ngoại trú, trực thuộc trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm. Như trên đã mô tả, tính đến tháng 9/2015, tại Trung tâm có 153 bệnh nhân nữ trên 18 tuổi đang điều trị ARV trên tổng số 310 hồ sơ theo dõi. Theo báo cáo, hiện tại ở phòng khám ngoại trú có 65 bệnh nhân đang được điều trị nhiễm trùng cơ hội. Bệnh nhân nữ có tuổi lớn nhất là 63. Số lượng bệnh nhân bỏ trị được ghi nhận chi tiết trong báo cáo hàng tháng.

Để tìm hiểu rõ hơn, từ báo cáo tính đến hết tháng 9/2015 của phòng khám ngoại trú, chúng tôi thu được số liệu như sau:

Bảng 2.1: Đặc điểm bệnh nhân đang điều trị ARV ở PKNT Nam Từ Liêm

Thông tin chung N=641 Tỷ lệ (%)

Giới tính Nam 485 75,7

Nữ 156 24,3

Độ tuổi Trên 18 tuổi 638 99,5

Dưới 18 tuôi 3 0,5

Số bệnh nhân bỏ trị trong kỳ (3

tháng liên tiếp không đến tái khám, lĩnh thuốc)

Nam 7 1,1

Nữ 0 0

(Nguồn: Báo cáo Phòng khám ngoại trú)

Tỷ lệ bệnh nhân nam điều trị ở phòng khám chiếm số lượng lớn (75,7%), chủ yếu là độ tuổi trên 18. So sánh với kết quả nghiên cứu cũng tại phòng khám ngoại trú Nam Từ Liêm năm 2012 của tác giả Lê Thị Bích Liên, Lê Thị Bình, trong 3 năm qua, số lượng bệnh nhân điều trị đã tăng lên khá nhiều. Theo đó, tổng số bệnh nhân tại PKNT tăng 238% (từ 269 lên 641). Tỷ lệ bệnh nhân nữ cũng tăng từ 98 lên 156. Số lượng bệnh nhân nam tăng lên cao hơn, theo đó vào năm 2012, nhóm bệnh nhân nữ chiếm 36,4%, nhưng hiện nay con số này là 24,3% [8]. Có nhiều yếu tố tác động đến số lượng bệnh nhân, một trong số đó là hiện nay tại phòng khám ngoại trú có Dự án VISTA tìm kiếm, xét nghiệm cho bệnh nhân nam nghiện ma túy và đưa vào điều trị sớm, nên trong thời gian gần đây số lượng bệnh nhân nam tăng nhanh (bao gồm cả bệnh nhân mới điều trị và chuyển về). Ngoài ra, theo thống kê của PKNT, tỷ lệ ghi nhận bỏ trị trong kỳ thường nam cao hơn nữ. Riêng kỳ tháng 9/2015, theo thống kê từ báo cáo của phòng khám ngoại trú, có 7 bệnh nhân nam (tương ứng 1,1%) bỏ trị, không đến tái khám và lĩnh thuốc liên tục trong

Như vậy, có thể thấy số bệnh nhân nữ chiếm tỷ lệ thấp hơn so với bệnh nhân nam. Đây cũng là đặc điểm phù hợp với tình hình dịch HIV ở Việt Nam hiện nay, khi nhóm bệnh nhân nam chiếm chủ yếu, nguyên nhân lây nhiễm phần lớn qua đường máu (sử dụng chung các dụng cụ xuyên chích qua da như dùng bơm kim tiêm chung khi tiêm chích ma túy).

2.1.1.2 Đặc điểm về tuổi

Nghiên cứu tiếp cận chăm sóc sức khỏe của nhóm phụ nữ điều trị ARV được thực hiện với khách thể là những phụ nữ đang được điều trị tại Phòng khám ngoại trú Nam Từ Liêm, có độ tuổi từ 18 trở lên (tính đến thời điểm nghiên cứu). Bệnh nhân điều trị lâu nhất được nghi nhận thời điểm bắt đầu là từ 2006 và bệnh nhân điều trị gần nhất là năm 2015. Thông qua việc thu thập, phân tích những mẫu được chọn, chúng tôi hy vọng có thể đại diện cho một nghiên cứu trường hợp. Về độ tuổi, có thể nói là khá trẻ, cụ thể:

Bảng 2.2: Đặc điểm tuổi của nhóm bệnh nhân điều trị ARV Các tiêu chí Đến thời điểm điều trị Tính đến năm 2015

Tổng số 91 91

Giá trị trung bình 31,7 35,6

Trung vị 30 33

Khoảng trung bình (độ tin

cậy 95%) 30,0 33,4 33,8 37,3 Độ lệch chuẩn 8,4 8,6

(Nguồn: Kết quả điều tra bảng hỏi và số liệu bệnh án)

Tính đến thời điểm nghiên cứu, trong tổng số mẫu được chọn, bệnh nhân trẻ nhất là 23 tuổi, và bệnh nhân nhiều tuổi nhất là 61 tuổi. Độ tuổi trung bình của cả nhóm đối tượng nghiên cứu là 35,6. Khoảng trung bình với độ tin cậy 95% từ 33,8 đến 37,3 tuổi. Như vậy, nhóm tuổi bệnh nhân chủ yếu tập trung ở nhóm ngoài 30 tuổi đến dưới 40 tuổi, với độ lệch chuẩn 8,6. Tuổi khi

bắt đầu điều trị ARV cũng tập trung ở nhóm khá trẻ (trung bình: 31,7 tuổi), độ tin cậy 95% từ 30,0 tuổi đến 33,4. Đây là độ tuổi lao động cung cấp nguồn “nhân lực trẻ”, có nhiều đóng góp nhất trong lực lượng lao động của xã hội. Đồng thời, đây cũng là lứa tuổi có nhiều biến động lớn trong cuộc sống (kết hôn, sinh con, tìm kiếm và tạo dựng sự nghiệp/việc làm). Chính vì vậy, nếu như không được quan tâm chăm sóc và điều trị tích cực, thì đây lại trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Ngoài ra, điều trị một căn bệnh mãn tính và chưa có thuốc chữa dứt điểm như HIV được xác định (cho tới thời điểm hiện tại) là suốt đời, cho đến khi nào trên thế giới có thể tìm ra phương pháp điều trị. Với những bệnh nhân còn trẻ, việc xác định phải sống chung với một căn bệnh lây nhiễm, điều trị hàng ngày, thăm khám định kỳ, ban đầu có thể gây những áp lực nhất định lên tâm lý của họ. Chính vì vậy, họ rất cần có được sự chăm sóc toàn diện từ sức khỏe tâm lý đến sức khỏe thể chất, sự hỗ trợ của người thân, bạn bè và cộng đồng, xã hội.

Bên cạnh đó, đặc điểm tuổi như phân tích trên đây cũng cho thấy xu thế nhiễm HIV đang ngày càng trẻ, đồng thời ngày càng nhiều người vượt qua các rào cản, trở ngại để tiếp cận điều trị ARV sớm, tăng cơ hội kéo dài sự sống và nâng cao chất lượng sống. Ngoài ra, điều trị sớm trong độ tuổi sinh đẻ, có thể giảm nguy cơ lây nhiễm cho bạn tình dị tính hoặc lây truyền sang con.

2.1.1.3 Trình độ học vấn

Người nhiễm HIV tại Việt Nam hiện nay vẫn khu trú ở một số nhóm có hành vi nguy cơ cao như nghiện chích ma túy, gái mại dâm, nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới (MSM). Những nhóm đối tượng này bị cho rằng có cuộc sống phức tạp, trình độ học vấn không cao nên dễ bị sa vào tệ nạn xã hội hoặc có nhận thức thấp nên không biết biện pháp phòng tránh lây nhiễm HIV. Để tìm hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng tôi tìm hiểu về trình độ học vấn của

Thông qua phỏng vấn nhóm bệnh nhân về trình độ học vấn, chúng tôi thu được số liệu như sau:

Bảng 2.3: Cơ cấu trình độ học vấn của nhóm bệnh nhân điều trị ARV Cơ cấu trình độ học vấn Số lượng Tỷ lệ %

Tiểu học (cấp 1) 7 7,7

Trung học cơ sở (cấp 2) 38 41,8

Trung học phổ thông (chưa có bằng tốt nghiệp) 27 29,7

Tốt nghiệp trung học phổ thông (có bằng) 11 12,1

Trung cấp kỹ thuật/dạy nghề 3 3,3

Cao đẳng- Đại học/cao hơn 5 5,5

Tổng 91 100

(Nguồn: Kết quả điều tra bảng hỏi)

Tỷ lệ nhóm học vấn Trung học cơ sở chiếm phần lớn (41,8%), tiếp sau đó là Trung học phổ thông (nhưng không có bằng tốt nghiệp) với 29,7%. Chỉ có 3,3% tốt nghiệp trung cấp/ dạy nghề, 5,5% tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học hoặc có trình độ cao hơn. Trong bối cảnh thị trường lao động hiện nay đòi hỏi nhân lực phải có trình độ, được đào tạo chuyên môn, hoặc ít nhất phải có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông, thì cơ cấu trình độ học vấn này cũng phần nào phản ánh được những khó khăn về mặt tìm kiếm, duy trì việc làm, thu nhập của nhóm bệnh nhân. Bên cạnh đó, với tình trạng sức khỏe và phải điều trị thuốc thường xuyên, không phải công việc nào nhóm bệnh nhân này cũng đáp ứng được yêu cầu (đặc biệt là những công việc cần sức khỏe). Ngoài ra, với kết quả này, chúng tôi thấy rằng chủ yếu nhóm bệnh nhân này có học vấn không cao, phù hợp với lý giải về đặc điểm nhân khẩu của nhóm bệnh nhân nhiễm HIV nói chung. Tuy nhiên, vẫn có số lượng nhất định có trình độ học vấn cao (cao đẳng, đại học), thì không hẳn lý do là họ thiếu kiến thức, thiếu trình độ nên không có hành vi phòng ngừa lây nhiễm. Đặt ra giả thuyết với

nhóm nghiên cứu: người truyền bệnh cho họ là những người họ thực sự tin tưởng, không nghĩ đến việc có hành vi nguy cơ hoặc có thể lây truyền HIV cho họ. Đây có thể là những phát hiện nhằm củng cố thêm các hoạt động khuyến khích mở rộng xét nghiệm HIV ra cộng đồng, không chỉ với những người có hành vi nguy cơ cao mà cho tất cả cộng đồng.

2.1.1.4 Đặc điểm việc làm

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu nghề nghiệp của nhóm bệnh nhân ở cả hai thời điểm, khi bắt đầu điều trị và thời điểm hiện tại. Mục đích của chúng tôi nhằm so sánh có sự khác biệt giữa hai thời điểm này, để bước đầu đánh giá tác động của việc điều trị ARV (nếu có) lên tình trạng nghề nghiệp của họ.

Biểu 2.1: Sự thay đổi việc làm của nhóm bệnh nhân đang điều trị ARV

(Nguồn: Kết quả điều tra bảng hỏi và số liệu bệnh án)

Khi người bệnh điều trị ổn định, có tình trạng sức khỏe tốt và có thể lao 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 Đang đi làm Tìm việc/thất nghiệp Nghỉ

hưu/mất sức Làm việc ở nhà (có thu nhập) Làm việc ở nhà (không thu nhập) Không biết/không rõ 46.20 8.80 1.00 22.00 15.40 6.60 59.30 8.80 3.30 13.20 15.40 0.00 Bắt đầu điều trị Hiện tại

chăm sóc sức khỏe cũng như những nhu cầu thiết yếu một cách dễ dàng. Tỷ lệ nhóm bệnh nhân hiện đang đi làm chiếm số lượng lớn trong cả hai thời điểm, và có tăng trong thời điểm hiện tại. Để biết được nghề nghiệp của họ vào thời điểm bắt đầu điều trị, chúng tôi tiến hành thu thập thông tin qua bệnh án, có 6 trường hợp (chiếm tỷ lệ 6,6%) không rõ công việc. Có khoảng 46,2% hiện đang đi làm, tiếp sau đó là 22% làm việc ở nhà có sinh thu nhập, như vậy tổng số người có thu nhập hàng tháng thông qua các nguồn khác nhau là khá cao, chiếm 68,2% trên tổng số 91 người được hỏi. Đến thời điểm hiện tại, sau một thời gian điều trị, số người trả lời đang đi làm tăng lên 59,3%, và 13,2% làm việc ở nhà có sinh thu nhập. Đặc trưng là nữ giới, những công việc làm ở nhà chủ yếu là bán hàng nước, hoặc làm ruộng, trồng rau, khá nhẹ nhàng, vừa sức, nhưng thu nhập cũng bấp bênh và không đều đặn

“Lúc biết bị nhiễm HIV, sức khỏe của chị yếu đi nhiều. Ban đầu ở nhà chẳng làm được gì, khổ lắm. Bây giờ khỏe hơn thì mở hàng nước trà đá ngay sân Mỹ Đình, bữa được bữa không, còn chạy công an. Nói chung là rất vất vả”

(PVS, bệnh nhân 36 tuổi) Trong nhóm những người được hỏi có trả lời hiện đang đi làm, thì công việc cũng chủ yếu là kinh doanh, chạy chợ, hoặc làm tự do, những công việc được đánh giá là phù hợp với bản thân cũng như sức khỏe. Một số người trước khi điều trị cũng có công việc ổn định, nhưng vì nhiều lý do nên không thể tiếp tục được công việc đó

“Trước kia chị làm giáo viên mầm non, nhưng từ ngày biết bị HIV, chị không đi làm nữa. Một phần sức khỏe không như trước, nhưng kể cả khi khỏe hơn cũng chẳng dám đi làm lại. Khó khăn lắm, ai người ta nhận nếu biết bệnh tật mình thế này. Rồi còn con trẻ, chị cứ ở nhà chạy hàng xáo kiếm đồng ra đồng vào. Nhiều lúc nhớ nghề, nhưng cái số mình nó thế, biết sao được”

Mặc dù vậy, việc họ có một công việc có nguồn thu nhập đã là một tín hiệu tốt cho thấy người nhiễm HIV được điều trị ARV vẫn có thể sống, sinh hoạt và làm việc bình thường, dù cơ hội hoặc công việc đúng với năng lực sẽ còn gặp nhiều khó khăn. Khi có công việc và thu nhập, ngoài việc đảm bảo cho cuộc sống hiện tại, họ còn có cơ hội cũng như động lực để tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho bản thân họ.

Về thu nhập

Thu nhập của nhóm bệnh nhân cũng là vấn đề chúng tôi đặc biệt quan tâm. Hiện nay, người nhiễm HIV nói chung và người đang điều trị ARV nói riêng vẫn còn chịu nhiều kỳ thị từ cộng đồng, xã hội, cơ hội việc làm không được mở rộng. Bên cạnh đó, sức khỏe yếu, điều trị ARV cũng cần phối kết hợp với một số loại thuốc hỗ trợ và chế độ dinh dưỡng đặc thù, nên với họ, vấn đề kinh tế là một vấn đề lớn. Với câu hỏi, thu nhập trung bình 1 tháng hiện nay của chị khoảng bao nhiêu tiền, chúng tôi có được số liệu sau:

Bảng 2.4: Cơ cấu thu nhập theo tháng của nhóm bệnh nhân điều trị ARV

Thu nhập/tháng Số lượng Tỷ lệ %

Ít hơn hoặc bằng 2 triệu 8 8,8

Trên 2 triệu đến 5 triệu 42 46,2

Trên 5 triệu đến 10 triệu 32 35,2

Trên 10 triệu 9 9,9

Tổng 91 100

(Nguồn: Kết quả điều tra bảng hỏi)

Chúng tôi thấy rằng nhóm bệnh nhân có thu nhập từ trên 2 triệu đến 5 triệu chiếm đa số (46,2%), tiếp sau đó là nhóm có thu nhập từ 5 đến 10 triệu (8,8%), nhóm thu nhập thấp chiếm tỷ lệ khá nhỏ (8,8%), và có 9,9% có thu nhập ở mức khá là từ trên 10 triệu. Có thể nói, chúng tôi gặp một số khó khăn

có nhiều người có thu nhập ổn định hàng tháng, mà chỉ ước đoán. Có người gia đình làm ruộng (trồng hoa màu), nên thu nhập chỉ tính được khi vào cuối vụ, trừ các chi phí bỏ ra và chia đều cho những nhân công tham gia lao động. Một số người không có công việc cụ thể, nhưng hàng tháng được chu cấp từ các nguồn khác nhau (gia đình, con cái, cho thuê nhà đất…) nên vẫn có một nguồn thu nhập cụ thể. Khi xem xét mối quan hệ giữa trình độ học vấn và thu nhập, chúng tôi thấy có mối tương quan khá chặt chẽ, cụ thể

Bảng 2.5: Tương quan giữa trình độ học vấn và thu nhập của nhóm bệnh nhân điều trị ARV

Khoảng thu nhập Trình độ học vấn Tổng Chưa có bằng THPT Có bằng THPT trở lên

Dưới 2 triệu Số lượng 6 2 8

Tỷ lệ (%) 8,2 11,1 8,8

Trên 2 - 5 triệu Số lượng 38 4 42

Tỷ lệ ( %) 52,1 22,2 46,2

Trên 5 - 10 triệu Số lượng 25 7 32

Tỷ lệ (%) 34,2 38,9 35,2

Trên 10 triệu Số lượng 4 5 9

Tỷ lệ (% ) 5,5 27,8 9,9

Tổng Số lượng 73 18 91

Tỷ lệ (% ) 100.0 100,0 100,0

(Nguồn: Kết quả điều tra bảng hỏi)

Bảng trên đây trình bày kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa trình độ học vấn và thu nhập của người được hỏi. Do cơ cấu mẫu khá nhỏ, có nhiều kết quả có số người trả lời <5 nên chúng tôi sử dụng hệ số tương quan (Pearson Correlation) để đo lường mối tương quan giữa hai biến này.

Kết quả cho thấy mức ý nghĩa thực nghiệm hai phía (Sig < 0,01), điều này chứng tỏ tương quan có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1, đồng nghĩa với độ tin cậy 99% . Giá trị của hệ số tương quan Spearson Correlation = 0,483 chứng tỏ giữa hai biến này có mối liên hệ. Điều đó càng khẳng định cho việc có được trình độ học vấn tốt sẽ có được công việc với thu nhập tốt. Trình độ học vấn hiển nhiên là một yếu tố quan trọng trong việc quyết định sự nghiệp, mức thu nhập, dù đây là một nhóm đối tượng khá đặc thù.

Với những người có trình độ học vấn thấp, lại đồng thời nhiễm một căn bệnh còn chịu nhiều kỳ thị từ xã hội, thì việc tiếp cận với những công việc có được thu nhập cao càng trở nên khó khăn, nhiều thử thách hơn. Học vấn thấp, thu nhập thấp có thể là một trong những yếu tố tác động đến tiếp cận chăm sóc sức khỏe.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV tại hà nội nghiên cứu trường hợp nhóm bệnh nhân điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) (Trang 43 - 55)