Đánh giá về tăng nặng giai đoạn lâm sàng và gián đoạn trong quá trình điều trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV tại hà nội nghiên cứu trường hợp nhóm bệnh nhân điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) (Trang 76 - 81)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3 Tác động của việc điều trị ARV đến sức khỏe của nhóm phụ nữ nhiễm HIV

2.3.3 Đánh giá về tăng nặng giai đoạn lâm sàng và gián đoạn trong quá trình điều trị

trình điều trị

Một trong những tiêu chí đánh giá tình trạng sức khỏe bệnh nhân và thành công đáp ứng với điều trị ARV là thông qua các dấu hiệu tăng nặng và gián đoạn trong quá trình điều trị. Mục đích của điều trị ARV là nâng cao thể trạng sức khỏe của bệnh nhân, duy trì cho người bệnh có chất lượng cuộc sống tốt dần lên. Mặc dù vậy, có rất nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình điều trị: Bệnh nhân mắc bệnh nhiễm trùng cơ hội, gặp tác dụng phụ của thuốc, dị ứng thuốc… dẫn đến bị tăng nặng điều trị. Khi bệnh nhân bị tăng nặng, họ cần được thăm khám và theo dõi sức khỏe chặt chẽ. Bác sỹ điều trị sẽ quyết định điều chỉnh phác đồ, hoặc tạm ngưng điều trị để điều trị các nhiễm trùng cơ hội, hoặc các hội chẩn chuyên khoa khác, với mục đích nhằm cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân. Tăng nặng là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến gián đoạn điều trị. Khi tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi có được kết quả như sau:

Bảng 2.13: Số bệnh nhân nữ điều trị ARV bị tăng nặng và gián đoạn trong quá trình điều trị

Nội dung Tăng nặng Gián đoạn

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Có 25 27,5 10 11,0

Không 66 72,5 81 89,0

Tổng 91 100 91 100

(Nguồn: Số liệu bệnh án )

Khi bệnh nhân bị gián đoạn điều trị, có thể xuất hiện các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe: CD4 giảm, tải lượng virus HIV tăng, có thể có nguy cơ xuất hiện kháng thuốc ARV. Nhìn vào bảng trên đây, vẫn có 25 người, chiếm 27,5% được ghi nhận có tăng nặng trong quá trình điều trị. Điều này được thu

nhận số lần tăng nặng giai đoạn lâm sàng (so với lần tái khám trước, có bị tăng nặng lâm sàng không. Ví dụ: từ giai đoạn lâm sàng 2 diễn tiến sang giai đoạn lâm sàng 3). Chúng tôi đồng thời ghi nhận sự xuất hiện nhiễm trùng cơ hội/ hoặc nhiễm trùng cơ hội diễn tiến nặng trong suốt quá trình điều trị.

Mặc dù vậy, phần lớn người được hỏi (66 người - chiếm 72,5%) không bị tăng nặng. Số bệnh nhân được ghi nhận “gián đoạn điều trị” cũng không lớn. Tiêu chí để bác sỹ đánh giá gián đoạn điều trị/hay bỏ trị là không đến tái khám, lĩnh thuốc trong 3 tháng liên tiếp. Khi đó, để được điều trị lại, bệnh nhân cần được giáo dục tuân thủ điều trị lại để hiểu rõ hơn việc điều trị liên tục, không ngắt quãng. Chỉ có 10 bệnh nhân (chiếm 11%) được ghi nhận đã từng gián đoạn điều trị trong quá trình từ khi bắt đầu uống ARV đến hiện tại.

Mắc nhiễm trùng cơ hội cũng là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Trong quá trình điều trị, khi bệnh nhân nhiễm một nhiễm trùng cơ hội sẽ được ghi nhận tăng nặng lâm sàng.

Bảng 2.14: Số bệnh nhân nữ điều trị ARV bị nhiễm trùng cơ hội trong 12 tháng qua

Nhiễm trùng cơ hội trong 12 tháng qua Số lượng Tỷ lệ (% )

Có, trong đó Có điều trị Không điều trị 17 14 3 18,7 15,4 3,3 Không 74 81,3 Tổng 91 100

(Nguồn: Kết quả điều tra bảng hỏ)

Trong tổng số những người được hỏi, chỉ có 17 (tương ứng 18,7%) bệnh nhân có bị mắc nhiễm trùng cơ hội trong 12 tháng qua. Trong số này, có 14 người đã điều trị, và có 3 người (chiếm 3,3%) không điều trị. Khi phỏng

vấn những trường hợp không điều trị, họ đưa ra một số lý do khác nhau như: Không cần điều trị cũng tự khỏi, không mang tiền theo để mua thuốc điều trị…sau đó cũng để tự khỏi. Tuy nhiên, tỷ lệ người gặp nhiễm trùng cơ hội nhưng không điều trị ở PKNT ghi nhận khá thấp, bệnh nhân chủ yếu mắc các bệnh như: nấm lưỡi, tiêu chảy… So sánh với một số nghiên cứu tại địa bàn khác, chúng tôi thấy rằng tỷ lệ mắc nhiễm trùng cơ hội của nhóm bệnh nhân này hiện nay khá thấp.

Theo Nguyễn Thị Thanh Sương và Nguyễn Văn Quý [14] cho thấy tỷ lệ bệnh nhân mắc nhiễm trùng cơ hội khá cao, trong đó nấm Candida hầu họng cao nhất (42,6%), các nhiễm trùng ngoài da (27,6%), lao phổi (22,3%) hội chứng suy mòn (17%). Các tác giả cũng chỉ ra rằng hầu hết bệnh nhân đều tử vong do suy mòn và lao phổi khi phát hiện điều trị muộn, và diễn tiến tử vong rất nhanh. Hiện nay, người nhiễm HIV được tiếp cận điều trị ARV sớm hơn, nên thể trạng sức khỏe tốt hơn. Vì vậy, họ ít mắc nhiễm trùng cơ hội so với thời điểm trước kia. Nhìn chung sức khỏe thể chất của nhóm bệnh nhân nữ điều trị ARV khá tốt và ổn định, diễn tiến sức khỏe đáp ứng với mục đích điều trị ARV. Đây có thể coi là những thành công rõ ràng nhất của công tác phát hiện, chăm sóc, tiếp cận và điều trị ARV cho bệnh nhân nhiễm HIV.

Tuy nhiên, với bệnh nhân nhiễm HIV, các dấu hiệu tăng nặng hoặc có nhiễm trùng cơ hội có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong quá trình uống thuốc.Vì vậy, bệnh nhân không vì điều trị lâu mà chủ quan, dẫn đến tình trạng không tuân thủ lịch tái khám, lĩnh thuốc, không tuân thủ điều trị, hoặc khi xuất hiện các dấu hiệu liên quan đến tình trạng sức khỏe thì ít quan tâm, dẫn tới những hệ lụy nghiêm trọng ảnh hưởng đến cuộc sống và cả chất lượng sống của họ.

riêng là khá rõ ràng. Không những tình trạng sức khỏe được cải thiện, những yếu tố lây truyền căn bệnh ra xã hội được kiểm soát, tỉ lệ lây truyền mẹ con giảm đi đáng kể. Từ những kết quả đó, chương trình chăm sóc sức khỏe cho người nhiễm HIV càng được nhân rộng, thu hút bệnh nhân chủ động đến xét nghiệm, thăm khám và theo dõi sức khỏe. Đây chính là những lợi ích to lớn mà chương trình đem đến cho cộng đồng, không chỉ giúp ích cho bản thân sức khỏe của bệnh nhân, những hệ lụy xã hội từ việc lây nhiễm HIV cũng được kiểm soát và giảm đi đáng kể. Bệnh nhân điều trị ARV khi có sức khỏe tốt sẽ dễ dàng tiếp cận với công việc, ổn định cuộc sống, bớt đi nhiều gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Như vậy, thông qua việc phân tích các số liệu thu thập được từ các nguồn khác nhau, chúng tôi có thể rút ra được một số nhận định về đặc điểm bệnh nhân nữ điều trị ARV tại phòng khám ngoại trú.

Thứ nhất, quần thể nghiên cứu có những đặc điểm khá đặc thù: khu trú ở nhóm tuổi khá trẻ (trên 30 và dưới 35), có tình trạng sức khỏe khá tốt. Chủ yếu đường lây nhiễm HIV của họ là qua đường tình dục (lây từ chồng/ bạn tình). Thu nhập hàng tháng vẫn ở mức thấp (chủ yếu trong nhóm từ 2-5 triệu/tháng). Phần lớn người được hỏi hiện đang kết hôn hoặc sống chung cùng bạn tình, trong số đó có những người đồng điều trị ARV.

Nhóm bệnh nhân này có diễn tiến sức khỏe tốt so với thời gian mới bắt đầu điều trị, tỷ lệ nhiễm bệnh nhiễm trùng cơ hội thấp. Số người diễn tiến tăng nặng và gián đoạn điều trị không cao. Tuân thủ điều trị tốt. Chủ yếu bệnh nhân trong nhóm điều trị trên 4 năm (thời gian bắt đầu điều trị trước tháng 11/2011). Nhóm bệnh nhân nữ cũng được đánh giá có ý thức và tuân thủ điều trị, theo dõi sức khỏe tốt hơn nhóm nam. Thông qua quan sát và các số liệu phân tích, chúng tôi cho rằng dù còn có những trở ngại về tâm lý, nhưng nhờ có các chương trình mở rộng xét nghiệm HIV, công tác tư vấn cho bạn tình

người nhiễm thực hiện tốt, nên cơ hội điều trị ARV cho nhóm bệnh nhân nữ càng ngày càng được mở rộng. Họ có cơ hội tiếp cận điều trị dễ dàng và điều trị sớm, tránh được những hệ quả xấu về sức khỏe. Khả năng được tiếp cận với chăm sóc y tế cũng khá thuận lợi về mặt địa lý cũng như tính sẵn có của dịch vụ.

CHƯƠNG 3: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA PHỤ NỮ NHIỄM HIV ĐANG ĐIỀU TRỊ ARV

TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ NAM TỪ LIÊM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV tại hà nội nghiên cứu trường hợp nhóm bệnh nhân điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) (Trang 76 - 81)