Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thể chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV tại hà nội nghiên cứu trường hợp nhóm bệnh nhân điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) (Trang 90 - 93)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.3 Sự hỗ trợ của gia đình trong quá trình điều trị bệnh của phụ nữ nhiễm HIV

3.3.1 Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thể chất

Người nhiễm HIV nói chung và phụ nữ đang điều trị ARV nói riêng thường gặp nhiều vấn đề liên quan đến hệ miễn dịch. Khi HIV thâm nhập vào cơ thể, sẽ tấn công và tiêu diệt tế bào miễn dịch CD4, làm cơ thể nhanh chóng bị suy yếu và dễ bị ốm trong suốt quá trình điều trị. Điều trị ARV nhằm nâng cao chỉ số CD4, nhưng so với những người không mắc bệnh, không phải bệnh nhân nào cũng đạt được chỉ số CD4 cao. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân còn gặp tác dụng phụ của thuốc ARV, hoặc đồng nhiễm một bệnh lý khác. Do đó, rất cần có sự hỗ trợ của người thân khi họ bị ốm.

Bảng 3.2 : Mức độ bệnh nhân nữ điều trị ARV có người hỗ trợ khi bị ốm Mức độ Giúp việc hàng ngày khi

bị ốm

Giúp mua thuốc chữa bệnh Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Chẳng bao giờ 1 1,1 7 7,7 Ít khi 2 2,2 9 9,9 Thỉnh thoảng 17 18,7 29 31,9 Thường xuyên 57 62,6 37 40,7 Luôn luôn 14 15,4 9 9,9 Tổng 91 100 91 100

(Nguồn: Kết quả điều tra bảng hỏi )

Khi tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi thu được những số liệu rất tích cực. Có 57 người (chiếm 62,6%) thường xuyên được giúp những việc hàng ngày khi họ bị ốm, và chỉ có 1 người (chiếm 1,1%) cho rằng mình chẳng bao giờ được nhận sự hỗ trợ này. Tương ứng, có 37 người (chiếm 40,7%) cho biết thường xuyên có người giúp mua thuốc để chữa bệnh, và chỉ có 7 người (chiếm 7,7%) là chẳng bao giờ. Có thể nói, bệnh nhân nhận được sự hỗ trợ của người thân trong gia đình hoặc những người có mối quan hệ khác hỗ trợ họ chăm sóc sức khỏe khi gặp các vấn đề bất thường. Trong nghiên cứu của nhóm tác giả Vũ Văn Xuân, Nguyễn Quý Thái và Trần Văn Tiến nghiên cứu tại Bắc Giang từ năm 2008-2009, đã chỉ ra thái độ và sự chăm sóc của gia đình người nhiễm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều trị ARV. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã phát hiện tỷ lệ người nhiễm HIV bị gia đình ruồng bỏ, xa lánh đã giảm hơn so với một số nghiên cứu trước đó, trong đó hỗ trợ điều trị chiếm tỷ lệ 31,4% và có 94,4% được hỗ trợ điều trị tại nhà. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh chăm sóc hỗ trợ người nhiễm HIV tại nhà ngay cả khi họ có các biểu hiện của nhiễm trùng cơ hội là một

hoạt động rất quan trọng, điều đó sẽ động viên họ về mặt tinh thần, giúp họ tăng cường dinh dưỡng và hỗ trợ họ khi ốm đau, giúp cải thiện cuộc sống và sống lành mạnh hơn. Đặc biệt khi được gia đình yêu thương và chăm sóc sẽ tạo động lực giúp họ thay đổi hành vi nguy cơ, góp phần ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

Ngoài hỗ trợ tinh thần, chăm sóc về thể chất, sự hỗ trợ về kinh tế khi cần thiết cũng đóng vai trò rất quan trọng. Như ở trên chúng tôi có phân tích, thu nhập của nhóm đối tượng không cao, trong khi các chi phí cho cuộc sống hiện nay chiếm chi phí lớn. Nhiều người trong gia đình cũng có thành viên khác đồng điều trị. Vì vậy, khi gặp các vấn đề bất thường về sức khỏe, yếu tố kinh tế có thể gây trở ngại cho họ trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc. Họ cần có người hỗ trợ và trợ giúp kịp thời ngay khi cần.

Bảng 3.3: Mức độ bệnh nhân nữ điều trị ARV có người cho tiền khi cần điều trị y tế Mức độ Số lượng Tỷ lệ (%) Chẳng bao giờ 27 29,7 Ít khi 7 7,7 Thỉnh thoảng 27 29,7 Thường xuyên 30 33,0 Luôn luôn 0 0 Tổng 91 100

(Nguồn: Kết quả điều tra bảng hỏi )

Khi đặt ra câu hỏi: mức độ thường xuyên có ai đó cho tiền khi cần điều trị y tế, không có trường hợp nào trả lời “luôn luôn”. Tuy nhiên, có 30 người, chiếm phần lớn (33,0%) cho biết họ thường xuyên có được sự hỗ trợ. 27 người (29,7% cho biết thỉnh thoảng), nhưng cũng có tới 29,7% cho biết chẳng

mình có sự trợ giúp kinh tế, nhưng tỷ lệ không quá cao. Chủ yếu, họ phải tự lực, tích cóp và bản thân chi trả khi cần.

Chúng tôi cho rằng, hiện nay việc điều trị ARV đang tiến dần đến chủ trương xã hội hóa. Các chương trình dự án ngày càng ít đi, hoặc thu hẹp lại. Trong tương lai gần, có thể bệnh nhân sẽ cần phải trả tiền thuốc, tiền xét nghiệm (với một chi phí chấp nhận được). Tuy nhiên, cũng cần có sự tư vấn, trao đổi để bệnh nhân có phương án tài chính sẵn sàng, ngay khi các chương trình cung cấp miễn phí kết thúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV tại hà nội nghiên cứu trường hợp nhóm bệnh nhân điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) (Trang 90 - 93)