Tiếp cận chăm sóc sức khỏe trong các buổi tái khám định kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV tại hà nội nghiên cứu trường hợp nhóm bệnh nhân điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) (Trang 60 - 63)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2 Thực trạng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của nhóm bệnh nhân nữ nhiễm

2.2.2 Tiếp cận chăm sóc sức khỏe trong các buổi tái khám định kỳ

Theo quy định hiện nay, để đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe toàn diện và đạt được yêu cầu, mục đích trong điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ chặt chẽ theo các lịch tái khám định kỳ. Trong suốt quá trình điều trị, nhân viên y tế ở

bệnh nhân. Liên hệ với bệnh nhân để nhắc nhở họ đến khám và lấy thuốc đúng hẹn qua điện thoại hoặc thông qua mạng lưới đồng đẳng viên và người hỗ trợ điều trị. Bên cạnh đó, nhân viên y tế cũng đánh giá sự tuân thủ điều trị tại mỗi lần đến khám để có sự hỗ trợ kịp thời: hỏi về việc quên không uống thuốc, số lần quên uống, thời gian uống, theo dõi diễn biến lâm sàng, kết quả xét nghiệm CD4 và tải lượng HIV để đánh giá sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.

Mục đích điều trị ARV là để bệnh nhân kéo dài được sự sống và có được chất lượng sống tốt nhất. Mặc dù vậy, với nhân lực có hạn, số lượng bệnh nhân càng ngày càng tăng, thì việc bệnh nhân phối hợp với các bác sỹ trong quá trình điều trị đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Để tìm hiểu và đánh giá thái độ và hành vi thăm khám định kỳ của nhóm bệnh nhân này, chúng tôi tiến hành quan sát họ trong các buổi tái khám, lĩnh thuốc và so sánh với nội dung quan sát bệnh nhân nam, kết quả cho thấy, dường như bệnh nhân nữ quan tâm đến sức khỏe và chủ động hơn khi đi thăm khám.

Bảng 2.9: Kết quả quan sát bệnh nhân điều trị ARV khi đến tái khám lĩnh thuốc định kỳ

Nội dung quan sát Nhóm bệnh nhân Tỷ lệ (%)

Hỏi về kết quả xét nghiệm Nữ 100

Nam 73,3

Đeo khẩu trang Nữ 100

Nam 46,7

Xin tư vấn sức khỏe Nữ 70

Nam 36,7

Mua thuốc được kê (tự túc)- nếu có Nữ 65

Theo quy định của phòng khám ngoại trú, bệnh nhân được đề nghị làm lại các xét nghiệm định kỳ, trong đó có CD4 (hiện được miễn phí- 6 tháng 1 lần kể từ thời điểm mới được điều trị), xét nghiệm sinh hóa (chức năng gan, thận) và tế bào máu ngoại vi. Vào một số thời điểm, khi có được nguồn hỗ trợ từ các dự án, bệnh nhân sẽ được làm thêm các xét nghiệm khác như đo tải lượng virus HIV, nước tiểu… Dường như nhóm bệnh nhân nữ có ý thức, thái độ chăm sóc sức khỏe của mình tốt hơn khi chủ động hỏi hoặc thảo luận với các bác sỹ về kết quả xét nghiệm. Chúng tôi cũng thấy rằng, dù đã được nhắc nhở và dán thông báo yêu cầu đeo khẩu trang khi tái khám, nhưng chỉ có 46,7% bệnh nhân nam trong quan sát thực hiện, và thường phải để bác sỹ nhắc nhở mới đi mua khẩu trang, trong khi đó 100% bệnh nhân nữ thực hiện nghiêm chỉnh việc này.

“ Bệnh nhân nữ thường tuân thủ tốt hơn khi điều trị cũng như tái khám. Tôi lấy ví dụ việc rất nhỏ mà chị cũng thấy được. Nhiều bệnh nhân nam nói mỏi miệng mới đeo khẩu trang. Việc này là bảo vệ sức khỏe cho bệnh nhân, để tránh lây chéo các bệnh đường hô hấp, nhất là trong nhóm miễn dịch kém. Nhưng bệnh nhân nữ thì họ không cần nhắc đã đeo rồi. Họ cũng quan tâm, hỏi han việc điều trị của mình hơn. Có điều nhiều chị em còn mặc cảm, nên e dè khi tiếp xúc với cán bộ y tế”

(PVS, bác sỹ phòng khám ngoại trú)

Tuy nhiên, trong khuôn khổ chúng tôi quan sát, chỉ có 65% bệnh nhân nữ được kê đơn thuốc tự túc là mua thuốc (tại phòng khám ngoại trú). Một số ít trường hợp cả hai vợ chồng được bác sỹ kê đơn, nhưng chỉ mua đơn thuốc của chồng.

Kết quả quan sát trên đây cho thấy thái độ của nhóm bệnh nhân nữ đến tái khám lĩnh thuốc được đánh giá là tích cực hơn so với bệnh nhân nam. Họ có quan tâm đến sức khỏe và quá trình điều trị của mình, đồng thời tuân thủ

theo những yêu cầu của PKNT để bảo vệ sức khỏe. Mặc dù còn có một số hạn chế nhưng nhìn chung họ đã có những điểm thuận lợi và tích cực trong việc tiếp cận với chăm sóc sức khỏe định kỳ tại PKNT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV tại hà nội nghiên cứu trường hợp nhóm bệnh nhân điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) (Trang 60 - 63)