Đánh giá của nhóm phụ nữ nhiễm HIV về khả năng tiếp cận chăm sóc y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV tại hà nội nghiên cứu trường hợp nhóm bệnh nhân điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) (Trang 65 - 70)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2 Thực trạng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của nhóm bệnh nhân nữ nhiễm

2.2.4 Đánh giá của nhóm phụ nữ nhiễm HIV về khả năng tiếp cận chăm sóc y tế

chăm sóc y tế

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng muốn tìm hiểu về sự đánh giá của chính bản thân bệnh nhân về khả năng tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, trong đó có khả năng gặp các bác sỹ chuyên khoa – khi cần. Khi hỏi, chúng tôi cũng nhấn mạnh định nghĩa “bác sỹ chuyên khoa” bao gồm cả những bác sỹ ở các cơ sở Y tế khác, ngoài phòng khám ngoại trú. Mặc dù vậy, chính đối tượng nghiên cứu cũng phản hồi lại cơ sở y tế mà họ hay đến nhất là phòng khám ngoại trú. Chỉ khi bị ốm nặng, gặp vấn đề nghiêm trọng phải chuyển tuyến họ mới đi đến các cơ sở y tế khác.

Biểu 2.4: Đánh giá khả năng bệnh nhân nữ điều trị ARV gặp được bác sỹ chuyên khoa khi cần

(Đơn vị tính: %)

(Nguồn: Kết quả điều tra bảng hỏi )

Dựa trên số liệu thu thập được, có thể nói bệnh nhân đã có phản hồi rất tích cực về khả năng họ được tiếp cận với các bác sỹ chuyên khoa. Với nhận

31.9 50.5 14.3 3.3 0 Rất đồng ý Hơi đồng ý Bình thường, không chắc Hơi phản đối Rất phản đối

định “Chị có thể dễ dàng gặp các bác sỹ chuyên khoa khi cần”, có thới 31,9% rất đồng ý, 50,5% hơi đồng ý. Tỷ lệ rất nhỏ (3,3%) hơi phản đối và không có ai “rất phản đối”. Điều này cho thấy bệnh nhân tự cảm thấy mình không gặp khó khăn gì, thậm chí thuận lợi khi cần gặp bác sỹ chuyên khoa để xin thăm khám, điều trị các vấn đề sức khỏe bất thường.

Sự thuận lợi về địa điểm của các cơ sở y tế tại nơi bệnh nhân sinh sống cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Ở PKNT Nam Từ Liêm, bệnh nhân không chỉ sinh sống tại địa bàn quận, mà còn ở nhiều quận huyện, hoặc tỉnh/thành khác. Khi đặt ra câu hỏi này, chúng tôi có giải thích với người trả lời tiêu chí thuận tiện: gần nhà, dễ đi lại, nhưng cũng đủ kín đáo để họ yên tâm khi đến. Đó có thể là bất kỳ một cơ sở Y tế nào mà họ thấy ở khu dân cư mình đang sinh sống.

Bảng 2.10: Đánh giá của bệnh nhân nữ điều trị ARV về địa điểm của các cơ sở y tế

Các cơ sở y tế được đặt ở những nơi thuận tiện Số lượng Tỷ lệ (%)

Rất đồng ý 60 65,9 Hơi đồng ý 26 28,6 Bình thường, không chắc 4 4,4 Hơi phản đối 1 1,1 Rất phản đối 0 0 Tổng 91 100

(Nguồn: Kết quả điều tra bảng hỏi )

Kết quả cho thấy phần lớn người được hỏi “rất đồng ý” với nhận định “các cơ sở y tế được đặt ở những nơi rất thuận tiện cho chị” (65,9%). Có 28.6% hơi đồng ý với nhận định này. Chỉ có 1 người (chiếm 1,1%) cho rằng hơi phản đối. Trường hợp này khá đặc thù, bệnh nhân cư trú tại khu vực Minh

đi đò. Kết quả thu thập ngoài việc phản ánh được tính sẵn có của các cơ sở y tế, cũng đồng thời cho thấy chính bản thân bệnh nhân đánh giá được khả năng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe là khá thuận lợi về mặt địa lý.

Do đặc trưng của địa bàn nghiên cứu là ở Hà Nội, nên có thể các yếu tố địa lý (địa điểm đặt phòng khám) hoặc tính sẵn có của dịch vụ khá thuận lợi. So sánh với nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu Dân số và Sức khỏe nông thôn, UNICEF, Cục Phòng chống HIV/AIDS [17] thì điều kiện địa lý vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu ảnh hưởng tới khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở các khu vực miền núi. Không xem xét trên khía cạnh điều kiện kinh tế, nói chung người dân miền núi thường tiếp cận các dịch vụ sức khỏe ít hơn so với người dân sống ở vùng đồng bằng. Do diện tích địa lý rộng, các dịch vụ HIV/AIDS lại không bao phủ được toàn bộ các nhóm dân cư. Nhiều phụ nữ dân tộc nói rằng họ phải đi bộ những quãng đường rất dài mới tới được trạm xe buýt để đến phòng khám ngoại trú bởi vì làng/bản của họ ở xa và khó tìm thấy phương tiện giao thông đi lại phù hợp.

Ngoài việc chăm sóc sức khỏe thể chất, điều trị ARV luông song hành với theo dõi và chăm sóc sức khỏe tinh thần.Các rối loạn tâm thần xảy ra thường xuyên ở bệnh nhân HIV nhưng tỷ lệ mắc thì rất khác nhau tùy từng báo cáo, phụ thuộc vào giai đoạn bệnh và quần thể nghiên cứu. Thực tế là có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới bệnh lý tâm thần, trong đó có các nguyên nhân độc lập. Ngoài ra, còn tác động bệnh lý thần kinh của bản thân virus HIV và có bằng chứng khoa học rằng việc các tế bào thần kinh đệm nhiễm virus dẫn tới các tổn thương thần kinh do độc tố thần kinh. Các nhiễm trùng cơ hội và một số thuốc trong điều trị ARV cũng có thể gây các triệu chứng tâm thần (rối loạn giấc ngủ, rối loạn lo âu trầm cảm, trầm cảm tái diễn…), đặc biệt kết hợp với các áp lực tâm lý khác mà bệnh nhân ARV gặp phải.

Ngoài việc ảnh hưởng tới cuộc sống của bệnh nhân, các rối loạn tâm thần còn dẫn tới các vấn đề trong điều trị ARV: tuân thủ điều trị sẽ kém hơn, thậm chí một số trường hợp chán nản, bỏ ăn, ảnh hưởng đến dinh dưỡng, cảm thấy yếu ớt, mệt mỏi và bỏ thuốc. Một số trường hợp diễn tiến nặng có thể có ý tưởng tự sát hoặc tự sát. Vì thế, chẩn đoán sớm và điều trị các rối loạn tâm thần có tầm quan trọng đặc biệt ở người nhiễm HIV nói chung và bệnh nhân điều trị ARV nói riêng.

Tuy nhiên, không dễ dàng để phát hiện các trường hợp trầm cảm trong quá trình điều trị. Bản thân các nhân viên y tế cũng không được đào tạo chuyên khoa tâm thần để có thể sàng lọc sớm những trường hợp “có vấn đề”, đội ngũ cán bộ mỏng trong khi số lượng bệnh nhân theo dõi đông cũng là một trong những vấn đề gây cản trở. Khi đó, bản thân bệnh nhân và người nhà sẽ cần chủ động nhận diện các vấn đề đang gặp phải và tìm kiếm sự trợ giúp. Qua trao đổi, chúng tôi thấy rằng phòng khám ngoại trú là cơ sở đầu tiên mà bệnh nhân tìm đến khi cần sự trợ giúp hỗ trợ về tâm lý

“Em không dám nói với ai vì không dễ gì chia sẻ chuyện của mình. Lúc ấy chỉ biết tìm các chị tư vấn viên trên này. Em cũng không nghĩ mình có bệnh tâm lý, phải điều trị, đến khi được giới thiệu sang bên bệnh viện Bạch Mai. Có thời gian, em chỉ muốn chạy ra cầu Long Biên, nhảy xuống thế là xong”

(PVS, bệnh nhân 26 tuổi) Số lượng bệnh nhân tìm kiếm trợ giúp về tâm lý, tình cảm trong 12 tháng (tính đến thời điểm nghiên cứu) được ghi nhận cũng chiếm tỷ lệ lớn.

Bảng 2.11: Số lượng bệnh nhân nữ điều trị ARV được tư vấn, trợ giúp về tâm lý, tình cảm

Tư vấn tâm lý, tình cảm trong 12 tháng qua Số lượng Tỷ lệ (%)

Có, trong đó - 1 lần - 2 lần - 3 lần trở lên 59 33 21 5 64,8 36,3 23,1 5,5 Không 32 35,2 Tổng 91 100

(Nguồn: Kết quả điều tra bảng hỏi )

Có đến 59 trường hợp (chiếm tỷ lệ 64,8%) cho biết có đến các cơ sở y tế để xin được tư vấn tâm lý, tình cảm trong 12 tháng gần đây. Trong số này, 36,3% đến 1 lần. Có thể với những trường hợp này, sau một buổi trao đổi đã giải quyết được các vấn đề đang gặp phải. Nhưng bên cạnh đó, có tới 21 trường hợp (chiếm 23,1%) đến 2 lần và 5,5% đến từ 3 lần trở lên. Những trường hợp nặng, theo như trao đổi với các tư vấn viên của PKNT, họ phải giới thiệu chuyển tuyến cao hơn để bệnh nhân được điều trị chuyên sâu. Tuy nhiên, họ cũng lo ngại nhiều bệnh nhân có vấn đề nhưng không chia sẻ với các cán bộ y tế. Nhiều trường hợp được tư vấn đi khám và điều trị nhưng ngại ngần, lo lắng việc tiết lộ tình trạng HIV, thậm chí gia đình cũng lo ngại và không muốn người nhà đến “bệnh viện tâm thần”. Mặc dù vậy, chúng tôi nhận định rằng, ít nhất PKNT hiện nay đang là một điểm tựa cho bệnh nhân trong việc chia sẻ, tư vấn hỗ trợ không chỉ việc liên quan đến điều trị ARV mà còn ở các bệnh lý hoặc vấn đề khác.

Chăm sóc sức khỏe tinh thần dường như chưa được chú trọng cho nhóm bệnh nhân điều trị ARV nói chung và nhóm bệnh nhân nữ nói riêng. Trong

khi nhóm này rất đặc thù và dễ gặp các vấn đề sức khỏe tâm lý: Sự phức tạp trong cuộc sống hiện tại, tác dụng phụ của thuốc ARV, các bệnh lý khác tiến triển ở não… Do đó, cần phải có những chương trình hỗ trợ thiết thực, cụ thể cho nhóm bệnh nhân này.

Thông qua phân tích các số liệu thu thập được từ nhiều nguồn khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV tại hà nội nghiên cứu trường hợp nhóm bệnh nhân điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) (Trang 65 - 70)