Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của nhóm phụ nữ nhiễm HIV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV tại hà nội nghiên cứu trường hợp nhóm bệnh nhân điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) (Trang 63 - 65)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.2 Thực trạng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe của nhóm bệnh nhân nữ nhiễm

2.2.3 Đánh giá mức độ tuân thủ điều trị của nhóm phụ nữ nhiễm HIV

Điều trị ARV hiện nay chủ yếu được thực hiện tại các phòng khám ngoại trú. Bệnh nhân tái khám định kỳ, lĩnh thuốc cho một đợt theo quy định (1 - 2 tháng tùy từng phòng khám), uống tại nhà với sự hỗ trợ từ người thân. Vì vậy, bệnh nhân cần hết sức chủ động theo dõi sức khỏe của bản thân cũng như tuân thủ điều trị để đạt hiệu quả. Do 1 tháng bệnh nhân chỉ lên lĩnh thuốc 1 lần, nên khi phát hiện các vấn đề sức khỏe bất thường, bệnh nhân cần thông báo với bác sỹ để được thăm khám kịp thời. Theo các bác sỹ của phòng khám ngoại trú, nhóm bệnh nhân nữ có ý thức theo dõi sức khỏe bản thân hơn nhóm bệnh nhân nam. Mặc dù với đặc thù điều trị với một căn bệnh mãn tính, nhiều bệnh nhân cũng gặp trở ngại về địa lý trong việc lĩnh thuốc, nên việc lỡ các cuộc hẹn định kỳ có thể xảy ra trong quá trình điều trị. Khi tìm hiểu số lần lỡ hẹn tái khám, lĩnh thuốc, chúng tôi thu được số liệu như sau

Biểu 2.3: Tỷ lệ bệnh nhân nữ điều trị ARV lỡ hẹn tái khám định kỳ trong 12 tháng gần đây Đơn vị tính: % (Nguồn: Số liệu bệnh án) 19.8 80.2 Có Không

Nhìn vào biểu đồ này, chúng tôi thấy khả năng tuân thủ điều trị của nhóm bệnh nhân nữ khá tốt. Trong số 91 người được hỏi, có 73 người, chiếm tỷ lệ 80,2% khẳng định 12 tháng qua không bị lỡ hẹn lĩnh thuốc lần nào, có 18 người, chiếm 19,8% có bị lỡ hẹn. Trong số những người bị lỡ, thì nhiều nhất là 2 lần/ 12 tháng, chủ yếu là lỡ 1 lần.

Khi bị lỡ hẹn tái khám, bệnh nhân thường đến vào ngày khác để lấy thuốc, hoặc nhờ người thân trong gia đình lấy thuốc hộ. Dù ở tình huống nào, thì họ cũng bị lỡ mất một lần được bác sỹ thăm khám cặn kẽ. Nhiều trường hợp không nhờ lĩnh thuốc hộ, bị hết thuốc, ảnh hưởng đến việc tuân thủ điều trị. Nếu việc này diễn ra nhiều lần, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và gây thất bại điều trị.

Khi so sánh kết quả nghiên cứu trên đây, chúng tôi thấy rằng có sự tương đồng với các nghiên cứu khác. Theo tác giả Trần Thị Kiệm [7] tỷ lệ bệnh nhân đến đúng hẹn khám (67,6%), trong đó nhóm bệnh nhân điều trị trên 6 tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (90,0%); nhóm điều trị từ 6 - 11 tháng (89,0%); nhóm điều trị từ 12 - 23 tháng (79,0%); nhóm điều trị ≥24 tháng (54,0%). Tỷ lệ bệnh nhân lỡ hẹn khám 1 lần (10,5%), tỷ lệ bệnh nhân lỡ hẹn khám 2 lần (16,2%) và bệnh nhân lỡ hẹn khám ≥ 3 lần (5,7%). Nhóm bệnh nhân nữ tuân thủ điều trị tốt hơn (70,8%) so với nhóm bệnh nhân nam (67,8%).

Có nhiều lý do cho việc lỡ hẹn này. Một số lý do khách quan như: Bận việc ở ngoại tỉnh không về kịp, vướng một công việc bất khả kháng vào ngày tái khám, lĩnh thuốc… nhưng phần lớn nguyên nhân xuất phát từ chính nhận thức của người bệnh về tầm quan trọng của việc tái khám, lĩnh thuốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV tại hà nội nghiên cứu trường hợp nhóm bệnh nhân điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)