Đánh giá về sự thay đổi lâm sàng trong quá trình điều trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV tại hà nội nghiên cứu trường hợp nhóm bệnh nhân điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) (Trang 71 - 74)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3 Tác động của việc điều trị ARV đến sức khỏe của nhóm phụ nữ nhiễm HIV

2.3.1 Đánh giá về sự thay đổi lâm sàng trong quá trình điều trị

Trước hết, về giai đoạn lâm sàng, nhóm bệnh nhân nữ đã có những thay đổi tích cực trong quá trình điều trị. Hiện nay Bộ Y tế quy định 4 giai đoạn lâm sàng của người nhiễm HIV, tương ứng với các dấu hiệu sức khỏe khác nhau

-Giai đoạn lâm sàng 1: Người nhiễm HIV vẫn làm việc và sinh hoạt như

bình thường. Không triệu chứng

-Giai đoạn lâm sàng 2: Có các dấu hiệu như: sụt cân, nhiễm trùng đường

hô hấp, bệnh Zo-na, viêm loét, nấm móng….Tuy nhiên, nhìn chung bệnh nhân ở giai đoạn này vẫn có thể lao động nhẹ nhàng, sinh hoạt không gặp nhiều khó khăn

-Giai đoạn lâm sàng 3: Đến giai đoạn này, người nhiễm xuất hiện rầm rộ

nhiều triệu chứng bệnh như: sụt cân nặng, tiêu chảy mãn tính, sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, Lao phổi, nhiễm khuẩn hoặc viêm nặng… ở giai đoạn này, bất kể tế bào miễn dịch CD4 là bao nhiêu, người nhiễm HIV đã được chỉ định điều trị ARV

-Giai đoạn lâm sàng 4: Hàng loạt bệnh lý nguy hiểm đến tính mạng xuất

nhiễm ký sinh trùng, thậm chí viêm màng não. Đây là giai đoạn bệnh nhân đã tiến triển rất nặng, việc điều trị khó khăn hơn.

Ở giai đoạn lâm sàng 3, 4 và có xuất hiện các nhiễm trùng cơ hội hoặc bệnh lý nặng, bác sỹ phải cân nhắc việc điều trị nhiễm trùng cơ hội hoặc bệnh lý trước rồi đến khi ổn định mới điều trị ARV. Nhiều trường hợp nặng, bác sỹ sẽ chuyển tuyến bệnh nhân lên các cơ sở điều trị nội trú chuyên ngành. Vì vậy, thay đổi giai đoạn lâm sàng là một trong những thang đo về hiệu quả điều trị. Qua khảo sát thông tin, chúng tôi thu thập được thông tin như sau:

Biểu 2.5: Thay đổi về giai đoạn lâm sàng của bệnh nhân điều trị ARV

Đơn vị: %

(Nguồn: Kết quả điều tra bảng hỏi và số liệu bệnh án)

Nhìn vào biểu đồ này, đã có sự thay đổi tích cực trong biến chuyển giai đoạn lâm sàng. Nếu như ở trong giai đoạn điều trị ban đầu, tỷ lệ nhóm bệnh nhân ở giai đoạn 1 và giai đoạn 3 là tương đương nhau (33% và 31,9%). Có 22% bệnh nhân ở giai đoạn lâm sàng 2 và 13,2% ở giai đoạn lâm sàng 4. Tuy nhiên, vào thời điểm khảo sát, phần lớn bệnh nhân đã về giai đoạn lâm sàng 1

33 22 31.90 13.2 91 5.5 3.3 0 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 Giai đoạn 4

Khi bắt đầu điều trị Hiện nay

nhân nào nằm trong nhóm giai đoạn 4. Có thể nói, hiệu quả điều trị ARV và chăm sóc sức khỏe tại phòng khám ngoại trú đối với nhóm bệnh nhân này là rất rõ ràng. Bệnh nhân không còn đối diện với nhiều vấn đề về sức khỏe như giai đoạn ban đầu, các bệnh lý liên quan đến HIV giảm hẳn.

Tuy nhiên, khi sức khỏe tốt hơn, bệnh nhân có thể có tâm lý chủ quan và rất dễ dẫn tới thất bại điều trị. Thời gian từ năm 2014 trở về trước, các chương trình dự án hỗ trợ cho bệnh nhân ARV khá nhiều. Ngoài việc được điều trị thuốc miễn phí, bệnh nhân còn được cấp phát thêm các loại thuốc bổ khác (viên bổ gan, viên sắt, thuốc dự phòng nhiễm trùng cơ hội…). Nhưng hiện nay, ngoài thuốc ARV và xét nghiệm CD4, bệnh nhân phải chi trả một phần các chi phí xét nghiệm và thuốc hỗ trợ. Chính các cán bộ ở phòng khám ngoại trú cũng lo lắng rằng sẽ xuất hiện nhiều trường hợp bỏ trị, hoặc thất bại điều trị khi việc hỗ trợ điều trị ARV bị cắt giảm.

“Có tư vấn cho bệnh nhân mua thuốc uống, nhưng không biết họ có mua để uống không, trong khi thiếu máu rõ ràng. Cân nhắc các phác đồ thì phác đồ hiện tại đã phù hợp với bệnh nhân nhất rồi. Chúng tôi cũng lo ngại rằng, trong thời gian sắp tới, nếu tài trợ cho điều trị ARV bị giảm và cắt hẳn, thì khả năng tuân thủ điều trị của bệnh nhân cũng kém đi và dẫn tới thất bại điều trị”

(PVS, Điều dưỡng phụ trách phòng khám, 32 tuổi) Như vậy, khi được điều trị ARV, bệnh nhân HIV nói chung và bệnh nhân nữ nói riêng đã có những chuyển biến tích cực về mặt lâm sàng. Điều này cho thấy tác động tích cực của việc điều trị ARV. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị như vậy, bệnh nhân cần tuân thủ điều trị và có sự chăm sóc sức khỏe thường kỳ tốt, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường về sức khỏe và điều trị kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV tại hà nội nghiên cứu trường hợp nhóm bệnh nhân điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) (Trang 71 - 74)