Đánh giá về sự thay đổi chức năng vận động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV tại hà nội nghiên cứu trường hợp nhóm bệnh nhân điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) (Trang 74 - 76)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

2.3 Tác động của việc điều trị ARV đến sức khỏe của nhóm phụ nữ nhiễm HIV

2.3.2 Đánh giá về sự thay đổi chức năng vận động

Thông qua các số liệu thu thập, chúng tôi thấy rằng bệnh nhân có sự thay đổi đáng kể về chức năng vận động. Đây là một chỉ số rất quan trọng trong điều trị ARV. Ngoài việc điều trị để bệnh nhân không bị diễn tiến bệnh đến giai đoạn AIDS và tử vong, thì nâng cao sức khỏe và duy trì tình trạng sức khỏe tốt và một trong những yêu cầu của điều trị.

Bảng 2.12: Thay đổi về tình trạng vận động của bệnh nhân nữ điều trị ARV

Chức năng vận động Khi bắt đầu điều trị Thời điểm hiện tại Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%)

Làm việc bình thường 73 80,2 86 94,5

Đi lại được 15 16,5 5 5,5

Nằm tại giường 3 3,3 0 0

Tổng 91 100 91 100

(Nguồn: Số liệu bệnh án ) Khi bắt đầu điều trị, nhóm bệnh nhân thuộc nhóm chức năng vận động I- làm việc bình thường chiếm đa số (73 người, tương được 80,2%), có 15 người, chiếm 16,5% thuộc nhóm 2, đi lại được. Nghĩa là dù có thể hạn chế về mặt sức khỏe và khó khăn khi lao động, nhưng nhóm này vẫn có thể tự chăm sóc được bản thân. Chỉ có 3 người khi mới điều trị thuộc nhóm “nằm tại giường”, chiếm 3,3% . Đây là nhóm đặc biệt cần lưu ý, bởi lẽ nếu không theo dõi chặt chẽ về sức khỏe, được hỗ trợ điều trị cả về y tế dinh dưỡng…thì bệnh nhân có thể diễn tiến tử vong nhanh. Tuy nhiên, sau một thời gian điều trị, số bệnh nhân thuộc nhóm chức năng vận động I đã tăng lên đáng kể, lên 94,5% tương đương với 86 người. Chỉ có 5 người thuộc nhóm II- Đi lại được, chiếm 5,5%. Không có ai trong số nhóm bệnh nhân mà chúng tôi tìm hiểu thuộc

nhóm “nằm tại giường”. Con số này cho thấy việc điều trị ARV đã làm thay đổi đáng kể tình trạng sức khỏe của bệnh nhân nữ.

“Thời gian đầu, khi mới điều trị, chị nghĩ là mình không sống nổi. Khi đó gầy, yếu, nấm miệng, mấy chị em ở nhóm đồng đẳng động viên mình mãi. Thế mà bây giờ khá hơn nhiều, ăn tốt ngủ tốt. Mỗi tội vẫn phải bổ sung viện sắt vì vẫn thiếu máu. Nhưng mình khỏe hơn, đi lại được, tự chăm sóc mình, đâm ra bây giờ lại hơi chủ quan đấy. Nhưng đúng là điều trị thì mới sống, không giờ này cũng đi theo chồng chị rồi”

(PVS, bệnh nhân 35 tuổi)

“Khi em nằm tại giường, em nghĩ bi quan lắm. Không hy vọng mình sẽ sống được đâu. Hồi ấy may mà các chị Hồng, chị Nguyên động viên em, bảo mình chết con ai nuôi, nên mới cố gắng gượng dậy. Thế mà bây giờ đã khá hơn nhiều. Còn yếu nhưng thấy còn sức để mà sống”

(PVS, bệnh nhân 25 tuổi) Theo nhận định của nhân viên y tế, nhóm bệnh nhân nữ dường như tuân thủ điều trị thuốc ARV tốt hơn nhóm nam. Chính vì vậy, các chỉ số sức khỏe diễn tiến tốt hơn.

“Nhiều chị em lúc mới điều trị cơ thể rất yếu, nhiễm nấm miệng, nấm âm đạo. Nhưng sau khi được tư vấn, điều trị, sức khỏe của họ khá hơn nhiều. Cái này rất cần kiên trì. Nhóm nam thì khó hơn. Một phần vì nhóm nam một số còn dùng ma túy, một số rượu bia nhiều. Nhưng nữ thì đúng là kiên trì hơn”

(PVS, Bác sỹ Nam, 27 tuổi) Tình trạng sức khỏe tốt sẽ khuyến khích được bệnh nhân điều trị ARV tích cực, có cuộc sống ổn định và thực hiện các công việc bình thường thuận lợi hơn. Ngoài ra, khi tình trạng sức khỏe ổn định, họ sẽ bớt là gánh nặng cho gia đình, xã hội, thậm chí tiếp tục đóng góp vai trò của mình trong gia đình và xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV tại hà nội nghiên cứu trường hợp nhóm bệnh nhân điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) (Trang 74 - 76)