Khái quát về chính sách và chương trình chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ điều trị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV tại hà nội nghiên cứu trường hợp nhóm bệnh nhân điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) (Trang 81 - 85)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.1 Khái quát về chính sách và chương trình chăm sóc sức khỏe cho phụ nữ điều trị

phụ nữ điều trị ARV tại địa bàn nghiên cứu

Hiện nay, các chính sách dành cho người nhiễm HIV nói chung và cho phụ nữ nhiễm HIV nói riêng đã và đang được xây dựng, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế. Việt Nam là một số ít các nước trên thế giới có riêng một Luật phòng, chống vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (Chúng ta hay gọi tắt là Luật phòng, chống HIV/AIDS) trong đó, quy định rất rõ những quyền của người nhiễm được hưởng và khẳng định rằng, người nhiễm HIV có hầu hết các quyền như người không nhiễm HIV. Ngoài ra, còn có rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định việc hỗ trợ và tạo điều kiện cho người nhiễm HIV/AIDS tham gia hòa nhập cộng đồng như là: Được miễn thuế trong trường hợp thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp có sử dụng lao động là người nhiễm HIV. Ưu đãi về tín dụng đối với hộ gia đình và người nhiễm HIV... Còn về mặt chăm sóc y tế và sức khỏe: người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS ở Việt Nam đang đang được hưởng miễn phí các dịch vụ từ dự phòng, chẩn đoán đến chăm sóc và điều trị. Một số văn bản, chính sách hỗ trợ cho người nhiễm HIV/AIDS như: Luật phòng chống HIV/AIDS; các quyết định như: Quyết định của Thủ tướng chính phủ về một số chế độ đối với người nhiễm HIV/AIDS và những người trực tiếp quản lý, điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS trong các cơ sở bảo trợ nhà nước (2005).

Tuy nhiên, phần lớn các chương trình vẫn tập trung vào các đối tượng có hành vi nguy cơ cao như phụ nữ bán dâm hoặc nam giới nghiện chích ma

túy, gần đây có thêm các chương trình dành cho nhóm đối tượng nam quan hệ tình dục đồng giới. Các chương trình dành riêng cho phụ nữ nhiễm HIV nói chung và phụ nữ đang điều trị ARV nói riêng hiện mới chỉ tập trung cho phụ nữ mang thai (chương trình dự phòng lây truyền mẹ con). Theo quy định tại Điều 35 của luật Phòng, chống HIV/AIDS về Phòng, chống lây nhiễm HIV từ mẹ sang con thì 1) Phụ nữ mang thai tự nguyện xét nghiệm HIV được miễn phí; 2) Phụ nữ nhiễm HIV được tạo điều kiện tiếp cận các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con; 3) Phụ nữ nhiễm HIV trong thời kỳ mang thai và cho con bú được tư vấn về phòng, chống HIV/AIDS; 4) Cơ sở y tế có trách nhiệm theo dõi, điều trị và thực hiện các biện pháp nhằm giảm sự lây truyền HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ nhiễm HIV đang mang thai 5) Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể việc chăm sóc và điều trị đối với các phụ nữ nhiễm HIV đang mang thai, các bà mẹ nhiễm HIV khi sinh con và các biện pháp nhằm giảm lây nhiễm HIV từ mẹ sang con.

Phòng khám ngoại trú Nam Từ Liêm là một bộ phận trực thuộc quản lý của khoa Kiểm soát dịch bệnh của Trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm. Ngay khi Việt Nam bắt đầu chương trình mở rộng điều trị thuốc kháng virus ARV cho bệnh nhân HIV, trung tâm Y tế Nam Từ Liêm (khi đó là trung tâm Y tế Huyện Từ Liêm) đã được lựa chọn là cơ sở xây dựng phòng khám ngoại trú để cấp phát thuốc và theo dõi sức khỏe cho các bệnh nhân HIV ở khu vực phía tây thành phố Hà Nội. Tại phòng khám ngoại trú Nam Từ Liêm ngoài việc thực thi các chính sách quy định dành cho cơ sở Y tế thực hiện chẩn đoán, chăm sóc và điều trị ARV theo quy định của bộ Y tế và các cơ quan ban ngành liên quan thì cũng đang thực hiện các chương trình dự án dành cho bệnh nhân ARV, cụ thể: Dự án Tăng cường chăm sóc, tư vấn, hỗ trợ người nhiễm HIV và các hoạt động Phòng chống HIV/AIDS dựa vào cộng đồng tại

dành cho nhóm phụ nữ nhiễm HIV. Theo đó, những phụ nữ nhiễm HIV có thai sẽ được ưu tiên điều trị ARV sớm, đồng thời được điều trị dự phòng lây truyền mẹ con nhằm giảm thiểu tối đa số lượng trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ. Sau khi sinh, trẻ sẽ được nhận sữa do dự án cấp. Dự án VISTA: Tiếp cận sớm và hỗ trợ điều trị cho nhóm nam giới nghiện chích ma túy.

Tính đến tháng 10/2015, tại địa bàn nghiên cứu không có chương trình chăm sóc dành riêng cho nhóm phụ nữ điều trị ARV nói chung. Trong khi đó, nhóm đối tượng này lại có những đặc thù khác biệt so với nam giới. Phụ nữ nhiễm HIV/AIDS bị kỳ thị nặng nề hơn nam giới. Cộng đồng có xu hướng chê trách người phụ nữ bị nhiễm HIV/AIDS, còn nam giới khi bị nhiễm HIV/AIDS lại thường nhận được sự tha thứ nhiều hơn. Chính vì vậy, người phụ nữ nhiễm HIV/AIDS thường bị coi là có hành vi đạo đức không lành mạnh, nhưng trong thực tế, nhiều phụ nữ là nạn nhân do nhiễm HIV từ chồng, từ người yêu của mình. Hơn nữa, người phụ nữ mặc dù nhiễm HIV vẫn phải lo toan, lao động kiếm sống nuôi bản thân, gia đình và chăm sóc chồng con. Thế nên, sự xa lánh kỳ thị của cộng đồng sẽ đẩy họ và gia đình họ suy sụp nhanh hơn, bởi họ chịu sức ép kép và cao gấp nhiều lần so với nam giới.

Phụ nữ dễ tổn thương lây nhiễm HIV, xét về mặt sinh học, xã hội, và kinh tế vì một số lý do đặc thù. Về mặt sinh học: Phụ nữ có khả năng nhiễm HIV cao gấp hai lần so với nam giới khi quan hệ tình dục không bảo vệ. Ngoài ra, họ còn phải đối mặt với vấn đề bất bình đẳng giới: Bất bình đẳng về giới là một trong những nguyên nhân dẫn đến hậu quả phụ nữ có ít khả năng hơn nam giới trong việc tự bảo vệ chính bản thân mình trước nguy cơ của đại dịch HIV/AIDS. Những mối quan hệ bất bình đẳng về quyền lợi, áp bức tình dục và bạo lực là những hiện tượng tương đối phổ biến xảy ra với phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Bất bình đẳng giới đang đe dọa quyền được đảm bảo sức khoẻ của phụ nữ - một yếu tố cơ bản của quyền an sinh - và đang làm gia tăng nguy

cơ lây nhiễm HIV. Bất bình đẳng giới trong tiếp cận với công tác điều trị bệnh tật và các dịch vụ sức khoẻ cũng hạn chế cơ hội được điều trị và chăm sóc của những phụ nữ bị nhiễm HIV. Phụ nữ bị phụ thuộc về kinh tế. Họ ít cơ hội kinh tế và giáo dục hơn so với nam giới. Phụ nữ sống với HIV có thể phải đối mặt với sự kỳ thị và phân biệt đối xử gấp đôi vì bản thân là phụ nữ và đồng thời vì là người nhiễm HIV. Phụ thuộc vào kinh tế và bất bình đẳng khiến họ khó có thể tiếp cận và không thể đủ khả năng để mua thuốc điều trị các bệnh nhiễm trùng cơ hội và thuốc điều trị HIV. Gánh nặng chăm sóc các thành viên trong gia đình bị nhiễm HIV cũng đè nặng lên vai người phụ nữ hơn.

“Phụ nữ điều trị ARV tại đây chủ yếu là lây HIV từ chồng hay bạn tình, nên họ khá thụ động trong việc tiếp cận điều trị ARV. Nhiều chị em đến xét nghiệm và đăng ký điều trị khi sức khỏe khá yếu. Ngoài ra, nhiều người chồng của họ vẫn dùng ma túy, gánh nặng và sức ép kinh tế khiến họ e dè hơn khi điều trị. Chúng tôi cũng mong muốn có thêm các chương trình dự án hỗ trợ cho nhóm bệnh nhân này nhưng hiện nay không có.”

(PVS, bác sỹ phòng khám ngoại trú, nam) “Thuốc ARV hiện nay vẫn được miễn phí, xét nghiệm CD4 cũng được nhà tài

trợ chi trả. Trước kia, các xét nghiệm và thuốc bổ được hỗ trợ nhiều, hiện nay phải trả tiền nên nhiều bệnh nhân dù được bác sỹ kê đơn nhưng cũng chẳng chịu mua thuốc uống, hoặc trốn lịch xét nghiệm định kỳ. Nhiều nhà hai vợ chồng cùng điều trị, vợ toàn nhường chồng còn bản thân thì đủ lý do để trốn”

(PVS, cán bộ dược, nữ)

“Dự án hiện nay đang ngày càng ít đi. Lúc trước, nguồn lực còn nhiều, bệnh nhân cũng có nhiều ưu đãi hơn. Hiện nay, chỉ còn dự án VISTA là làm xét nghiệm miễn phí định kỳ 3 tháng/ 1 lần, có mời bác sỹ tâm thần, bác sỹ truyền nhiễm về thăm khám, tư vấn điều trị, hỗ trợ tuân thủ điều trị. Nhưng đối

tượng nghiên cứu của họ lại là bệnh nhân nam, nên cũng không có gì ưu tiên trong quá trình điều trị với nhóm bệnh nhân nữ cả.”

(PVS, cán bộ phụ trách phòng khám, nữ) Như vậy, có thể thấy, trong những năm qua, mặc dù các chương trình, dự án dành cho những bệnh nhân nhiễm HIV được triển khai rộng rãi với số tiền lớn, nhưng chủ yếu tập trung vào nhóm có hành vi nguy cơ cao (nhóm nghiện chích ma túy, phụ nữ bán dâm…). Chưa có nhiều chương trình dành riêng tập trung cho nhóm phụ nữ nhiễm HIV nói chung và điều trị ARV nói riêng. Trong thời gian tới, khi nguồn tài trợ HIV/AIDS bị cắt giảm nhiều, càng đặt ra nhiều thách thức, khó khăn trong việc điều trị, chăm sóc cho nhóm bệnh nhân này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV tại hà nội nghiên cứu trường hợp nhóm bệnh nhân điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) (Trang 81 - 85)