Khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc điều trị cho bệnh nhân HIV điều trị ARV của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV tại hà nội nghiên cứu trường hợp nhóm bệnh nhân điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) (Trang 85 - 90)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

3.2 Khả năng đáp ứng nhu cầu chăm sóc điều trị cho bệnh nhân HIV điều trị ARV của

HIV điều trị ARV của phòng khám ngoại trú

3.2.1 Đặc điểm cơ sở vật chất và hoạt động chăm sóc định kỳ

Phòng khám ngoại trú Nam Từ Liêm trực thuộc trung tâm Y tế quận Nam Từ Liêm. Đây là một trong những đơn vị đi đầu trong các chương trình xét nghiệm, chăm sóc, điều trị cho những bệnh nhân nhiễm HIV. Phòng khám được đánh giá đủ tiêu chuẩn của Bộ y tế trong xét nghiệm, chăm sóc, điều trị ARV cho bệnh nhân nhiễm HIV và các nhiễm trùng cơ hội liên quan.

Tính đến tháng 9/2015, tại phòng khám có 1 bác sỹ phụ trách phòng khám (quản lý), 2 bác sỹ thường trực phụ trách điều trị, 1 cử nhân điều dưỡng, 3 tư vấn viên, 2 cán bộ xét nghiệm và 2 điều dưỡng.

Thông qua quan sát, chúng tôi thấy cơ sở vật chất của phòng khám khá đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu theo dõi sức khỏe cũng như lĩnh thuốc, tái khám định kỳ của bệnh nhân. Ngoài 3 phòng tư vấn, 01 phòng khám, khu vực xét nghiệm có khu lấy mẫu bệnh phẩm, xử lý bệnh phẩm và làm xét nghiệm riêng biệt. Ngoài hành lang, có 6 dãy ghế để bệnh nhân có thể ngồi chờ khi

xếp sổ lĩnh thuốc. Phòng lưu trữ hồ sơ bệnh án được bố trí khá gọn, sắp xếp hồ sơ theo từng cặp, từng ngày lấy thuốc, tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ khi tìm bệnh án. Bên cạnh đó, khu vực lưu trữ sinh phẩm, đồng thời là kho dược luôn được đảm bảo có điều hòa nhiệt độ 24/24 (đường điện ưu tiên), duy

trì nhiệt độ bảo quản dưới 250

C.

Mặc dù vậy, chúng tôi thấy rằng phòng khám chưa có khu vực khám riêng biệt cho bệnh nhân nam - nữ. Ở phòng khám, có 1 giường bệnh nhân được lắp rèm, khi bệnh nhân cần khám, bác sỹ sẽ yêu cầu di chuyển vào khu vực này để bệnh nhân khác vào khám. Như vậy, một số bệnh nhân nữ khá ái ngại khi chia sẻ các vấn đề gặp phải khi điều trị, đặc biệt liên quan đến các bệnh phụ khoa….

Việc chăm sóc điều trị cho người nhiễm HIV được phòng khám ngoại trú triển khai từ năm 2006: quản lý bệnh nhân tại phòng khám ngoại trú, điều trị nhiễm trùng cơ hội, điều trị dự phòng lao, chuyển tiếp các dịch vụ, đánh giá sức khỏe bệnh nhân qua tái khám định kỳ 1 lần/tháng và tái khám đột xuất, qua xét nghiệm; dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con và một số dịch vụ khác như điều trị đồng nhiễm lao/HIV, hỗ trợ tinh thần (chăm sóc tại nhà, tham gia sinh hoạt câu lạc bộ)...

Tại đây, ngay khi có thông tin hoặc bệnh nhân nhiễm HIV dương tính, các cán bộ sẽ lập hồ sơ bệnh án và hướng dẫn bệnh nhân làm các thủ tục để được điều trị. Đối với nhóm bệnh nhân nữ, các bác sỹ sẽ quan tâm hơn đến các vấn đề như: Hiện đang mang thai không? Có bạn tình đồng nhiễm HIV không. Bệnh án được gán mã số để khi thực hiện các hoạt động có kết hợp với các đơn vị ngoài (làm xét nghiệm, thăm khám chuyên khoa, chuyển gửi..) sẽ đảm bảo bí mật cho bệnh nhân. Mỗi bệnh nhân được yêu cầu có một quyển sổ theo dõi sức khỏe. Trong quyển sổ này, các thông tin như: Số điện thoại

lượng thuốc đã phát, hẹn tái khám (hoặc xét nghiệm) được ghi đầy đủ. Các chỉ số sức khỏe cơ bản (cân nặng, huyết áp, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể..) trong mỗi lần tái khám cũng được ghi chép cụ thể. Nhờ đó, bệnh nhân có thể theo dõi được sức khỏe của mình, biết được phác đồ đang điều trị, số lượng thuốc để theo dõi số thuốc được phát nhằm tránh tình trạng uống nhầm, mất thuốc làm thiếu thuốc và lịch hẹn quay lại tái khám định kỳ.

Do số lượng bệnh nhân khá đông, nên ở phòng khám ngoại trú, việc cấp phát thuốc được thực hiện 4 lần/tháng, và có 2 buổi sáng làm xét nghiệm CD4 định kỳ cho nhóm bệnh nhân (3 tháng hoặc 6 tháng tùy đừng đối tượng). Những buổi xét nghiệm được ghép gần hoặc trùng ngày lấy thuốc để bệnh nhân chỉ cần đến một lần. Khi bệnh nhân có nguyện vọng chuyển điều trị sang phòng khám ngoại trú khác, sẽ được nhân viên y tế viết phiếu chuyển, đảm bảo việc lĩnh thuốc được xuyên suốt, không bị ngắt quãng. Thời gian khởi liều, bệnh nhân được yêu cầu tuân thủ quy trình như sau:

- Ngày khởi liều: Lấy thuốc cho 7 ngày tiếp theo. Hẹn bệnh nhân

lên tái khám và lĩnh thuốc. Ghi rõ các thông tin cần thiết (phác đồ ARV, hàm lượng, thuốc bổ sung (nếu có), giờ uống thuốc, các lưu ý khi uống thuốc…)

- Lần thứ 2, khi quay lại, bác sỹ sẽ thăm khám và xác định bệnh

nhân có gặp phải dị ứng hoặc tác dụng phụ không. Tiếp đó sẽ kê đơn thuốc cho 7 ngày tiếp theo

- Lần thứ 3, bệnh nhân được lấy thuốc cho 14 ngày

- Từ lần thứ 4, định kỳ 1 tháng bệnh nhân lên lấy thuốc 1 lần.

Trong những lần đó, bác sỹ sẽ thông báo các kết quả xét nghiệm từ lần trước và sau đó tiến hành khám, phát thuốc cho kỳ tiếp theo. Nếu bệnh nhân bận, ốm, người nhà có thể lĩnh thuốc thay, nhưng nhân viên y tế luôn khuyến khích động viên bệnh nhân lên lấy trực tiếp để được bác sỹ thăm khám.

Nhóm bệnh nhân nữ nuôi con nhỏ, hoặc đang mang thai, sẽ có chế độ chăm sóc theo hướng dẫn của Bộ y tế. Trường hợp gặp các vấn đề liên quan đến sức khỏe, bệnh nhân cần chủ động báo cho bác sỹ điều trị biết để kịp thời được tư vấn và hướng dẫn.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận điều trị ARV, ở phòng khám ngoại trú các quy trình được xây dựng khép kín. Khi bệnh nhân được xác định nhiễm HIV, sẽ được các phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện (VCT) chuyển gửi đến phòng khám ngoại trú. Phòng khám ngoại trú cũng đồng thời có một phòng VCT, nên việc chuyển gửi bệnh nhân thuận lợi hơn nhiều. Bệnh nhân cũng cảm thấy được hỗ trợ điều trị kịp thời, thủ tục nhanh gọn và dễ dàng hơn.

3.2.2 Thái độ của bác sỹ trong việc khám chữa bệnh cho bệnh nhân Thông qua quan sát các buổi tái khám, lĩnh thuốc, chúng tôi nhận thấy lưu lượng bệnh nhân trong 1 buổi khám khá đông, dồn vào một số thời điểm (14h00 và 14h30). Một số bệnh nhân ở xa, ngoại tỉnh, hoặc phải đi làm đến xếp sổ rất sớm, được lĩnh thuốc sớm. Nhiều trường hợp đến vào giờ cao điểm, phải chờ lâu, dẫn tới tâm lý ức chế, sốt suột và gây sức ép cho nhân viên tại đây.

Bảng 3.1: Kết quả quan sát cán bộ y tế trong các buổi tái khám lĩnh thuốc định kỳ tại phòng khám ngoại trú

Nội dung quan sát Nhóm bệnh nhân Tỷ lệ (%)

Hỏi bệnh nhân trước Nữ 70

Nam 53,3

Thông báo kết quả xét nghiệm Nữ 46,7

Nam 56,7

Nhìn vào BN khi hỏi Nữ 100

Nam 100

Có tư vấn cho BN (khi được hỏi) Nữ 100

Nam 90,9

Hẹn ngày, giờ tái khám Nữ 100

Nam 100

(Nguồn: Kết quả quan sát)

Chúng tôi nhận thấy không có nhiều khác biệt về thái độ cũng như thực hành chuyên môn của cán bộ y tế tại đây với nhóm bệnh nhân nam - nữ. Tuy nhiên, có chút khác biệt về mặt cảm xúc của nhân viên y tế với nhóm nữ. Dường như họ được chăm chút, để tâm, và tạo không khí hơn khi bắt đầu cuộc khám. Với nhóm này, các bác sỹ thường bắt đầu trước (70%), với những câu hỏi như “dạo này thấy sức khỏe thế nào, ăn ngủ tốt không” hoặc “da dẻ có vẻ ổn hơn lần trước nhỉ”. Một số trường hợp đặc biệt, bác sỹ tỏ ra quan tâm hơn như “Con ở nhà có ngoan không, được mấy cân rồi…”, hay “hôm nay lên khám hơi muộn, chờ lâu có sốt ruột không?, lần sau chịu khó đi sớm hơn nhé”. Nhân viên y tế cũng chú ý nhìn vào bệnh nhân khi hỏi, giao tiếp bằng mắt trong thời gian khám. Trung bình nhóm bệnh nhân nam và nữ có thời gian khám không khác biệt (7,5 phút với nhóm nữ và 6,5 phút với nhóm nam). Những trường hợp có dấu hiệu nhiễm trùng cơ hội như: nấm miệng,

nấm da, ho sốt, tiêu chảy, có dấu hiệu nghi lao hoặc đang điều trị lao… sẽ được khám kỹ hơn (tối đa 10 phút/1 trường hợp). Tuy nhiên, cán bộ y tế có vẻ “tin” bệnh nhân nữ hơn, khi tất cả các trường hợp nữ chúng tôi quan sát họ đều không giám sát việc cân và đo chiều cao (chỉ hỏi: bao nhiêu cân? Cao bao nhiêu). Trong khi với nhóm nam, một số trường hợp (14/30) cán bộ y tế giám sát việc cân để ghi chính xác vào bệnh án.

Kết quả xét nghiệm và tư vấn cho bệnh nhân cũng được cán bộ y tế chú trọng và thực hiện, đặc biệt với những trường hợp có kết quả xét nghiệm bất thường, hoặc cần có điều chỉnh trong điều trị.

Có thể nói, phòng khám ngoại trú đã tạo môi trường thân thiện dễ dàng tiếp cận nhất cho những bệnh nhân đến tái khám định kỳ tại phòng khám ngoại trú. Tuy nhiên, do áp lực về số lượng bệnh nhân tái khám/buổi, cơ sở vật chất chưa thực sự toàn diện nên họ vẫn còn gặp phải một số trở ngại trong quá trình thăm khám. Số thời gian dành cho mỗi bệnh nhân tái khám không nhiều, dễ dẫn đến bỏ sót các bệnh hoặc các dấu tiệu bệnh tiềm ẩn của bệnh nhân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tiếp cận chăm sóc sức khỏe của phụ nữ nhiễm HIV tại hà nội nghiên cứu trường hợp nhóm bệnh nhân điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) (Trang 85 - 90)