Mối quan hệ giữa ngƣời kinh doanh thực phẩm và cán bộ quản lý vệ sinh an toàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống ở hà nội hiện nay dưới góc nhìn xã hội học (Trang 82 - 87)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.5. Mối quan hệ giữa ngƣời kinh doanh thực phẩm và cán bộ quản lý vệ sinh an toàn

sinh an toàn thực phẩm

Mối quan hệ giữa người kinh doanh thực phẩm và cán bộ quản lý là vô cùng quan trọng trong đánh giá về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống dưới góc nhìn xã hội học. Mối quan hệ giữa người kinh doanh thực phẩm và người quản lý VSATTP càng thân thiết, thì việc kiểm tra, xử phạt vi phạm về an toàn thực phẩm càng lỏng lẻo.

Trong quá trình điều tra thu thập số liệu tại chợ Phùng Khoang, cán bộ quản lý an tồn thực phẩm tại chợ có cho biết: “Ở chợ khơng phải cứ làm mặt nghiêm nghị, nhất nhất theo luật mà được đâu, phải giữ mối quan hệ thân thiện với các hộ, tùy vào hoàn cảnh mà xử lý” (PV cán bộ quản lý ATTP). Cán bộ quản lý ATTP tại chợ cũng cho biết: “thứ nhất là quan điểm của Đảng và Nhà nước của mình là giáo dục

là chính, đúng khơng. Như bộ luật Hình sự bây giờ sửa đổi là cũng khơng nên phạt tù nhiều, phạt hành chính thơi. Thế nên là những cái trường hợp mà phạt các hộ kinh doanh khi mà cán bộ thú y đến kiểm tra mà có những cái lời lẽ chống đối thì sẽ xử phạt nặng. Còn nếu mà người ta hối lỗi, bảo là thôi xin phép các bác là cái này em cũng khơng biết, em qn khơng có giấy tờ, thì thơi. Căn cứ vào tình huống để mình xử lý, chứ không phải cứ áp vào, phải tùy theo từng trường hợp để xử lý cho nó đúng mực. Khơng phải là khơng phạt mà tức là đáng ra phải đình chỉ 7 ngày thì chỉ 3 ngày thơi. Ví dụ thế. Người ta biết lỗi người ta xin thì nhắc nhở là chính. Đấy quan điểm của Đảng và Nhà nước là giáo dục là chính, người ta biết lỗi rồi thì mình cảnh cáo nhắc nhở. Chứ còn chống đối là nhất định phải xử lý nghiêm. Ra đường cơng an nó tt cịi mà mình chống đối là chết, phải xử lý nghiêm. Còn nếu người ta biết lỗi rồi, bảo báo cáo bác em biết lỗi rồi, bác phạt em nhẹ thơi thì có khi người ta cũng chỉ bắt đóng tiền rồi cho đi. Ví dụ thế” (PVS số 7, nam, cán bộ quản

lý ATTP chợ Phùng Khoang). Cũng theo như cán bộ này, mức độ xử phạt tại chợ

“nhắc nhở là chủ yếu. Nếu phạt thì tầm hai ba chục, năm chục, tùy, xé vé tài chính. Đây vé này là vé nhà nước hẳn hoi chứ không phải vé vớ vẩn. Đây, có cả thu phạt này, rồi vãng lai này. Còn nếu mà thu theo tháng thì có hóa đơn, đóng dấu, nộp

thuế nhà nước theo quy định” (PVS số 7, nam, cán bộ quản lý ATTP chợ Phùng

Khoang).

Kết quả phỏng vấn người kinh doanh thực phẩm tại chợ Phùng Khoang cũng cho thấy đa phần hình thức xử phạt là nhắc nhở, chỉ xử phạt hành chính nếu tiếp diễn nhiều lần. Hình thức xử phạt chưa mạnh tay cũng là lý do dẫn đến người kinh doanh vì lợi ích mà thực hiện các hành vi gây mất an toàn thực phẩm tại chợ. Một người kinh doanh cho biết: “Thì đương nhiên là những cái trường hợp nhẹ, tức là

mới vi phạm lần đầu hoặc khơng ảnh hưởng cho lắm thì người ta cũng xin được. Nếu mà tiếp diễn nhiều thì người ta mới tịch thu, phạt tiền. Quan trọng là nhắc nhở để người ta không tái phạm nữa” (PVS số 8, nữ, kinh doanh thực phẩm tại chợ

Phùng Khoang). Cũng có ý kiến tương tự, một chủ hàng thịt tai chợ chia sẻ: “đương

nhiên là khi mới nhắc nhở thì bao giờ người ta cũng bảo là thôi lần này bác tha, lần sau em rút kinh nghiệm thế nọ thế kia. Các bác ấy cũng bỏ qua cho thôi, các bác chỉ nhắc nhở thơi. Bao giờ thì các bác ấy cũng tha cho lần thứ nhất, lần thứ hai. Nếu mà nhắc không được nữa thì lập biên bản” (PVS số 9, nữ, kinh doanh thực phẩm

tại chợ Phùng Khoang).

Nói tóm lại, nhắc nhở vẫn là hình thức xử phạt chủ yếu tại chợ Phùng Khoang. Điều này cũng là thực tế khơng chỉ tại chợ truyền thống mà cịn ở khắp nơi trên cả nước. Theo Viện nghiên cứu lập pháp, “cơng tác thanh tra, kiểm tra nhà nước cịn kém. Hầu hết các vụ việc vi phạm hiện nay đều do báo chí hoặc người dân thơng báo, cơ quan quản lý rất thụ động. Bên cạnh đó, chế tài khơng có hoặc q nhẹ, việc xử lý vi phạm chưa nghiêm minh, chưa chú ý xem xét xử lý trách nhiệm của cán bộ, công chức cũng là nguyên nhân khiến người ta không tuân thủ” [33].

Tại chợ Đình, tình hình quản lý vệ sinh an tồn thực phẩm, theo phân tích trong các nội dung trước của luận văn, là rất lỏng lẻo, chưa đạt được hiệu quả như Đảng và Nhà nước mong đợi. Một trong những nguyên nhân chính là do tính chất làng xã, do mối quan hệ thân tình giữa những người sống trong cùng một cộng đồng, ở đây là cán bộ quản lý an toàn thực phẩm và người kinh doanh thực phẩm tại chợ Đình.

Chính cán bộ quản lý an toàn thực phẩm cũng cho biết, do trong làng mọi người đều biết nhau hết, vì vậy cũng khó để xử phạt mạnh tay. “Cái vấn đề xử phạt thì

cháu phải thơng cảm, vì ở đây tồn là hàng xóm láng giềng ở địa bàn đây. Thế nên là có vấn đề gì về thực phẩm kém chất lượng thì mình chỉ nhắc nhở nọ kia thơi”

(PVS số 2, nam, cán bộ quản lý ATTP xã Tam Hiệp) – Một cán bộ quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại xã Tam Hiệp chia sẻ. Biện pháp được sử dụng chỉ là nhắc nhở, cán bộ quản lý cũng cho biết trước giờ chưa có việc xử phạt hành chính đối với người kinh doanh trong chợ: “Thơi thì mình nhắc họ đã bảo lần sau có thì cứ để họ

bán buổi hơm đó thơi. Người ta mới đến người ta cũng chưa biết. Họ cũng bảo là lần này họ sơ suất, hứa là lần sau có thì mình cũng tha cho thơi. Nhưng lần sau người ta có đầy đủ” (PVS số 1, nữ, cán bộ quản lý ATTP xã Tam Hiệp).

Qua việc phỏng vấn những người kinh doanh thực phẩm và tiêu dùng thực phẩm tại chợ Đình cũng cho thấy vì quen biết nhau nên không ai xử phạt. Một người tiêu dùng thực phẩm chia sẻ: “em nghĩ ở đây bán hàng các thứ thì tồn hàng

xóm với nhau, người ta khơng làm mạnh đến mức tịch thu tiêu hủy đâu. Lớn chuyện lên rồi cũng khó nhìn mặt nhau. Người ta chắc chỉ nhắc nhở thôi. Với từ trước đến giờ em cũng chưa nghe nói có vụ xử phạt nào lớn cả” (PVS số 6, nữ, tiêu dùng thực

phẩm tại chợ Đình). Người kinh doanh thực phẩm cũng cho biết: “có đi kiểm tra thì

anh em họ hàng làng xóm với nhau cũng ai phạt làm gì” (PVS số 4, nữ, kinh doanh

thực phẩm tại chợ Đình).

Bên cạnh đó, nếu có phát hiện tình trạng vi phạm vệ sinh an tồn thực phẩm thì người tiêu dùng cũng sẽ khơng báo cho cơ quan có thẩm quyền: “ở đây bán hàng mua hàng quen biết nhau cả, người lạ ít lắm, tồn hàng xóm láng giềng thân thiết. Người ta làm sai, có vấn đề gì thì họ tự chịu. Mình tự nhiên đùng đùng đi báo người ta lại chỉ trích. Mình mua thức ăn về, nếu ăn bị đau bụng, có vấn đề gì thì thơi, lần sau không mua hàng đấy nữa, chứ cũng không báo lại với ai” (PVS số 5, nam, tiêu

dùng thực phẩm tại chợ Đình). Tâm lý ngại làm lớn chuyện, sợ mất tình làng nghĩa xóm cũng khiến cho cán bộ quản lý an tồn thực phẩm khơng được thơng báo nếu xảy ra vi phạm, như một người tiêu dùng cho biết: “Em thấy là ở đây ai cũng thế

thơi, có gì thì nói ln với chủ hàng, giải quyết luôn là xong. Chứ làm lớn chuyện rồi phải lên xã cũng mệt lắm chị ơi. Làm to chuyện rồi lại mất cả tình làng nghĩa xóm ấy chứ” (PVS số 6, nữ, tiêu dùng thực phẩm tại chợ Đình).

Theo lý thuyết quản lý theo văn hóa của William Ouchi, “vấn đề quản lý tập trung vào vấn đề giá trị tập thể...” [20; tr.89]. Trong nghiên cứu mơ hình vận hành của các cơng ty Nhật Bản, Ouchi chú ý đến các “mối quan hệ tình cảm cá nhân” và “sự đồng cảm tập thể trên cơ sở các chuẩn mực của văn hóa xí nghiệp, chứ khơng phải dựa vào sự kiểm soát, vào địa vị xã hội của người lãnh đạo và người bị lãnh đạo” [20; tr.90].

Mặc dù địa bàn nghiên cứu trong đề tài này không tương đương với nghiên cứu của tác giả Ouchi, nhưng cũng không thể phủ nhận được yếu tố văn hóa, tình cảm ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa người quản lý và người bị quản lý. Do tính chất làng xã cũng như mối quan hệ thân tình trong cộng đồng làng xã đã khiến cho tình hình quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ Đình rất lỏng lẻo, chưa đạt được hiệu quả như kỳ vọng của Đảng và Nhà nước và nhân dân mong đợi.

Tiểu kết chương 3: Các văn bản về quản lý an toàn thực phẩm tại cấp Trung ương vẫn thể hiện sự chồng chéo trong phân công nhiệm vụ quản lý an toàn thực phẩm giữa các bộ. Tại cấp xã phường, cần giải quyết việc phân công cán bộ chuyên trách về an toàn thực phẩm, các ban ngành, đoàn thể cũng cần hợp tác và tham gia tích cực hơn vào công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Ngoài ra, khi so sánh hai chợ Phùng Khoang và chợ Đình, kết quả thu được là chợ Phùng Khoang có các văn bản quy định rõ ràng về quản lý vệ sinh an tồn thực phẩm, cịn chợ Đình chưa làm được điều này, khiến cán bộ quản lý chưa nắm rõ được nhiệm vụ.

Ngoài ra, mặc dù là yếu tố quan trọng, nhưng phương tiện, công cụ nhằm quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được đầu tư, dẫn đến tình trạng chưa đáp ứng được nhu cầu kiểm tra an toàn thực phẩm hàng ngày tại chợ truyền thống.

Bên cạnh đó, mặc dù ý thức được tầm quan trọng của an tồn thực phẩm, nhưng vẫn có sự khác biệt giữa nhận thức và hành vi quản lý vệ sinh an toàn

thực phẩm của nhóm cán bộ quản lý. Ngun nhân dẫn đến tình trạng này cũng là do cán bộ được phân cơng quản lý an tồn thực phẩm phải kiêm nhiệm các công việc khác, chuyên môn khơng phải về an tồn thực phẩm, dẫn đến thiếu kiến thức chuyên ngành. Hơn thế nữa, thời gian làm việc của cán bộ là vào giờ hành chính, trong khi việc bn bán thực phẩm chủ yếu diễn ra vào sáng sớm và chiều muộn. Các yếu tố này dẫn đến việc kiểm soát kinh doanh thực phẩm cịn gặp nhiều khó khăn.

Đối với các nhóm xã hội khác như nhóm kinh doanh thực phẩm, trình độ học vấn có liên quan đến cách lựa chọn thực phẩm để kinh doanh. Số năm kinh doanh tại chợ cũng có mối quan hệ với việc có hay khơng giấy chứng nhận về đảm bảo điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm tại sạp hàng.

Đối với nhóm tiêu dùng thực phẩm, giới tính và số năm sinh sống tại đại bàn có mối quan hệ với việc người tiêu dùng có đóng góp ý kiến về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm với cán bộ quản lý hay không.

Một kết luận quan trọng khác đó là cán bộ quản lý vẫn thụ động, xử phạt nhẹ tay, chưa nghiêm minh. Bản thân người kinh doanh và người tiêu dùng cũng chưa chú ý tới việc xem xét trách nhiệm quản lý an tồn thực phẩm của cán bộ. Yếu tố văn hóa cũng có sự ảnh hưởng đến các mối quan hệ xã hội trong quá trình quản lý vệ sinh an tồn thực phẩm. Mối quan hệ thân tình đã khiến cho việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn cịn lỏng lẻo, đặc biệt là tại chợ Đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống ở hà nội hiện nay dưới góc nhìn xã hội học (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)