Thực tế hoạt động kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm tại chợ truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống ở hà nội hiện nay dưới góc nhìn xã hội học (Trang 46 - 52)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.3. Thực tế hoạt động kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm tại chợ truyền

thống

Hoạt động kiểm tra nguồn gốc thực phẩm của cán bộ quản lý tại chợ và hoạt động giám sát của nhóm kinh doanh thực phẩm đối với cán bộ quản lý đều là các hoạt động quan trọng trong quá trình quản lý vệ sinh an tồn thực phẩm tại chợ truyền thống. Ban quản lý tại chợ và tổ trưởng dân phố/ cụm trưởng là những người gần gũi và tiếp xúc nhiều nhất với nhóm đối tượng kinh doanh thực phẩm. Vì vậy, đánh giá của nhóm xã hội này đối với hoạt động kiểm tra nguồn gốc thực phẩm của các nhà quản lý là rất quan trọng trong phân tích hiệu quả hoạt động của nhóm quản lý.

Bảng 2.1. Đánh giá của nhóm kinh doanh về mức độ thƣờng xuyên tham gia kiểm tra nguồn gốc thực phẩm của tổ trƣởng dân phố/cụm trƣởng và ban quản lý chợ tại chợ Phùng Khoang và chợ Đình (%)

Đối tượng quản lý tại các chợ Mức độ kiểm tra Không tham gia Rất không thường xuyên Không thường xuyên Bình thường Thường xuyên Rất thường xuyên Chợ Phùng Khoang Tổ trưởng dân phố 40,0 5,7 8,6 12,9 32,9 0,0 Quản lý chợ 0,0 5,7 1,4 2,9 40,0 50,0 Chợ Đình Cụm trưởng 91,4 0,0 1,4 7,1 0,0 0,0 Quản lý chợ 94,3 0,0 0,0 0,0 5,7 0,0

Theo kết quả xử lý số liệu thu được về đánh giá của nhóm kinh doanh thực phẩm đối với mức độ tham gia và mức độ thường xuyên kiểm tra nguồn gốc thực phẩm của tổ trưởng tổ dân phố/ cụm trưởng, quản lý khu chợ, người bán hàng và người mua hàng, có sự khác biệt giữa vai trị của các nhóm xã hội trong hoạt động này.

Đáng chú ý là tại chợ Phùng Khoang, có đến 90% số người trả lời cho biết ban quản lý chợ thường xuyên (40%) hoặc rất thường xuyên (50%) đi kiểm tra nguồn gốc của thực phẩm bán tại chợ. Trong khi đó, có đến 94,3% số người bán hàng tại chợ Đình cho biết quản lý chợ không tham gia vào việc quản lý nguồn gốc thực phẩm tại chợ của họ. Sau khi phỏng vấn người bán hàng tại chợ Đình, kết quả thu được như sau: “cụm

trưởng chưa bao giờ thấy đi kiểm tra” và “bên này thì khơng thấy quản lý chợ đi kiểm tra an tồn thực phẩm. Chỉ có một ơng có nhiệm vụ là đi thu vé ở chợ và quét dọn ở chợ” (PVS số 4, nữ, kinh doanh thực phẩm tại chợ Đình). Như vậy, vai trò của ban

quản lý chợ Phùng Khoang là khá quan trọng trong việc thường xuyên kiểm tra, giám sát nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm, trong khi đó tại chợ Đình, do chưa có ban quản lý chợ chính thức nên hoạt động kiểm tra an tồn thực phẩm nói chung và kiểm tra nguồn gốc của thực phẩm nói riêng khơng do đối tượng này phụ trách. Điều đáng nói là, tuy rằng 08 cụm trưởng có trong danh sách ban quản lý an tồn thực phẩm trên địa bàn xã Tam Hiệp, nhưng có đến 91,4% số người kinh doanh thực phẩm được phỏng vấn cho biết họ chưa bao giờ nhìn thấy cụm trưởng đi kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ.

Nói chung, người kinh doanh thực phẩm đánh giá rằng ban quản lý chợ Phùng Khoang đã hồn thành vai trị thường xun đi kiểm tra tình hình vệ sinh an tồn thực phẩm, cũng như là nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm. Trong khi đó, tại chợ Đình, vấn đề kiểm tra an tồn thực phẩm bị bng lỏng, khơng có cán bộ quản lý thường xuyên làm hoạt động này.

Tương tự như với nhóm kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm cũng tham gia vào q trình quản lý vệ sinh an tồn thực phẩm. Vì vậy, họ cũng thực hiện hoạt động giám sát và đánh giá đối với cán bộ quản lý an toàn thực phẩm.

Bảng 2.2. Đánh giá của nhóm ngƣời tiêu dùng về mức độ thƣờng xuyên tham gia kiểm tra nguồn gốc thực phẩm của tổ trƣởng dân phố/cụm trƣởng và ban quản lý chợ tại chợ Phùng Khoang và chợ Đình (%)

Đối tượng quản lý tại các chợ Mức độ kiểm tra Không tham gia Rất khơng thường xun Khơng thường xun Bình thường Thường xuyên Rất thường xuyên Chợ Phùng Khoang Tổ trưởng dân phố 58,6 2,9 0,0 14,3 17,1 7,1 Quản lý chợ 0,0 0,0 0,0 18,6 31,4 50,0 Chợ Đình Cụm trưởng 95,7 0,0 2,9 1,4 0,0 0,0 Quản lý chợ 97,1 0,0 0,0 2,9 0,0 0,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Tương tự như đánh giá của nhóm kinh doanh thực phẩm, đa phần người tiêu dùng tại chợ Phùng Khoang cũng cho biết họ thấy quản lý chợ là người thường xuyên (31,4%) và rất thường xuyên (50,0%) đi kiểm tra về nguồn gốc thực phẩm tại chợ. Tổ trưởng dân phố là người được đa số người trả lời đánh giá là không tham gia vào hoạt động này (58,6%).

Trong khi đó, tại chợ Đình, có đến 95,7% số người tiêu dùng được phỏng vấn cho biết họ không thấy cụm trưởng đi kiểm tra nguồn gốc thực phẩm tại chợ, và có đến 97,1% người mua hàng tại chợ cho biết khơng có đối tượng quản lý chợ tham gia kiểm tra nguồn gốc và an toàn thực phẩm. Khi được hỏi về vấn đề đối tượng kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ, một người tiêu dùng ở chợ Đình cho biết: “Ở đây khơng có ban quản lý chợ đâu. Người ta chỉ phân công cho một ông đi

sinh an toàn thực phẩm đúng khơng? Mấy người đấy khơng làm cái đó. Em cũng chưa thấy người trên xã đi kiểm tra dưới chợ bao giờ. Có thể là do em đi chợ nhưng khơng gặp họ” (PVS số 6, nữ, tiêu dùng thực phẩm tại chợ Đình). Điều này cho

thấy mức độ tiếp xúc của một người đi chợ hàng ngày với cán bộ quản lý an toàn thực phẩm là khơng có. Một người mua hàng khác cũng cho biết về mức độ kiểm tra an tồn thực phẩm tại chợ Đình: “Cụm trưởng thì khơng. Quản lý chợ thì có một

người chun đi thu vé các gian hàng ở chợ chứ không phải là đi kiểm tra, vì cũng khơng có đủ chun mơn đi kiểm tra. Người ta chỉ thuê họ để gọi là đi thu tiền hộ thôi” (PVS số 5, nam, tiêu dùng thực phẩm tại chợ Đình).

Tuy rằng người tiêu dùng thường ra chợ mua hàng trong thời gian ngắn, tỉ lệ gặp các đối tượng quản lý đi kiểm tra về an toàn thực phẩm thấp, nhưng theo nhận định và hiểu biết của đa số người trả lời, tổ trưởng dân phố hay cụm trưởng khơng đóng vai trị trong việc kiểm tra nguồn gốc xuất xứ thực phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm. Người tiêu dùng được phỏng vấn cũng cho biết tại chợ Phùng Khoang, ban quản lý chợ là những người thường xuyên đi thanh tra, kiểm tra nguồn gốc thực phẩm và vệ sinh thực phẩm. Trong khi đó tại chợ Đình, đối tượng quản lý chợ là khơng có, người được phân cơng trơng coi chợ hồn tồn khơng đóng vai trị tương tự so với ở chợ Phùng Khoang.

Hoạt động kiểm tra, nguồn gốc xuất xứ thực phẩm không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan quản lý, mà còn là nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm. Ngoài ra, người tiêu dùng thực phẩm cũng hồn tồn có thể yêu cầu người kinh doanh “cung cấp thơng tin trung thực về an tồn thực phẩm” (Điều 9, Luật an toàn thực phẩm năm 2010), trong đó có thơng tin về nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm được bày bán.

Theo kết quả khảo sát của đề tài, nhóm kinh doanh thực phẩm hiện nay đầu là nữ giới. Cụ thể, 85,7% số người kinh doanh ở chợ Phùng Khoang là nữ, và tại chợ Đình là 100%. Theo Luật an toàn thực phẩm được ban hành năm 2010, có đến 7 loại thực phẩm, nhưng tại hai chợ truyền thống được khảo sát chỉ phổ biến 3 loại, đó là thực phẩm tươi sống, thực phẩm bao gói sẵn, và thức ăn đường phố. Bảng dưới đây thể hiện tỷ lệ các loại thực phẩm được kinh doanh tại hai chợ:

Bảng 2.3. Các loại thực phẩm đƣợc kinh doanh tại chợ (%) Loại thực phẩm Chợ Phùng Khoang Chợ Đình Thực phẩm tươi sống 82,9 70,0 Thực phẩm bao gói sẵn 10,0 4,3 Thức ăn đường phố 7,1 25,7 Khác 0 0

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Theo kết quả quan sát thu được, tại chợ đa phần là các hộ kinh doanh thực phẩm tươi sống như thịt, cá, rau... Kết quả khảo sát cũng cho thầy các loại thực phẩm được kinh doanh tại chợ chủ yếu là thực phẩm tươi sống (82,9% số hộ được khảo sát tại chợ Phùng Khoang và 70,0% số hộ được khảo sát tại chợ Đình). Việc tìm hiểu nhận thức và chỉ ra đánh giá của người kinh doanh an toàn thực phẩm về mức độ quan trọng của các hoạt động liên quan đến thực phẩm, trong đó có hoạt động kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm là điều cần thiết trước khi làm rõ thực tế hành vi của họ. Kết quả đánh giá về tầm quan trọng của một số hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm, bao gồm kiểm tra xuất xứ thực phẩm được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.4. Đánh giá của ngƣời kinh doanh thực phẩm về mức độ quan trọng của các hoạt động liên quan đến an toàn thực phẩm (%)

Hoạt động 1. Khơng quan trọng 2. Ít quan trọng 3. Bình thường 4. Khá quan trọng 5. Rất quan trọng 1. Tuân thủ các điều kiện

bảo đảm an toàn đối với thực phẩm

0,7 0,0 0,7 19,3 79,3 2. Kiểm tra nguồn gốc, xuất

xứ thực phẩm, nhãn thực phẩm

0,0 0,0 2,9 22,9 74,3 3. Tuân thủ quy định về việc

thanh tra kiểm tra của cơ quan nhà nước

0,0 0,0 2,9 27,9 69,3

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Dựa theo kết quả thu được từ khảo sát người bán hàng ở chợ, số người kinh doanh cho rằng những hoạt động liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm là quan

trọng và rất quan trọng đều chiếm tỉ lệ cao. Tuy nhiên, ngoài nhận thức được mức độ quan trọng của việc kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm, còn phải chỉ ra được thực tế hành động của họ. Thơng qua việc tìm hiểu những tiêu chí lựa chọn thực phẩm như dựa theo cảm quan (dựa vào hình thức bên ngồi, mùi vị của thực phẩm), dựa vào quy mô của nhà cung cấp thực phẩm (lớn hay nhỏ), dựa vào giấy chứng nhận xuất xứ thực phẩm của bên cung cấp hàng, nhu cầu lựa chọn thực phẩm của người mua hàng... có thể phần nào thấy được hành vi nhập thực phẩm của người kinh doanh.

Biểu đồ 2.1. Những tiêu chí lựa chọn thực phẩm để kinh doanh tại chợ (%)

11.4 35.0 47.9 46.4 8.6 30.0 82.1 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Cảm quan Các thành phần trong thực phẩm

Quy mô nhà cung cấp hàng

Giấy chứng nhận xuất xứ thực phẩm

Nhu cầu của người mua hàng

Quen biết từ trước với chủ nguồn hàng Giá rẻ

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Dựa vào kết quả khảo sát 140 hộ kinh doanh thực phẩm tại chợ Phùng Khoang và chợ Đình, có thể thấy người kinh doanh chủ yếu dựa vào cảm quan của mình để lựa chọn thực phẩm về bán (tỉ lệ chiếm đến 82,1%). Trong khi đó, chưa đến một nửa số người trả lời (47,9%) cho rằng họ dựa vào giấy chứng nhận xuất xứ thực phẩm của bên cung cấp hàng để lấy thực phẩm về bán. Việc dựa vào giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm của bên cung cấp hàng để lựa chọn thực phẩm về bán tại chợ sẽ cho thấy được việc quản lý nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm của người kinh doanh tại chợ. Người kinh doanh tại chợ Phùng Khoang và chợ Đình cũng có sự khác nhau trong việc kiểm tra giấy chứng nhận, xuất xứ thực phẩm của

chủ nguồn hàng. Theo kết quả khảo sát của đề tài, tại chợ Đình, số chủ cơ sở kinh doanh quan tâm đến giấy chứng nhận xuất xứ thực phẩm khi lấy hàng về bán tại chơ chỉ chiếm tỉ lệ 31,4%, trong khi đó ở chợ Phùng Khoang, con số này là 64,3%. Khi được hỏi về giấy chứng nhận xuất xứ thực phẩm của bên cung cấp hàng, một người kinh doanh tại chợ Phùng Khoang cho biết: “Có chứ, nói chung bây giờ là có hết đấy. Mấy năm trước thì cịn lỏng lẻo chứ mấy năm nay thì tốt rồi” (PVS số 9, nữ,

kinh doanh tại chợ Phùng Khoang).

Mặc dù người kinh doanh thực phẩm cho rằng việc kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm mình bán là quan trọng (22,9% số người trả lời cho rằng hoạt động này quan trọng và 74,3% số người trả lời cho rằng hoạt động này là rất quan trọng), tuy nhiên, việc lựa chọn thực phẩm dựa vào tiêu chí “giấy chứng nhận xuất xứ thực phẩm bên cung cấp hàng” của người kinh doanh tại hai chợ chỉ chiếm 47,9%. Thậm chí tại chợ Đình, tỉ lệ người kinh doanh dựa vào tiêu chí này chỉ là 31,4%. Như vậy, có thể thấy rằng, mặc dù có nhận thức tốt về việc đảm bảo xuất xứ của thực phẩm tại chợ, nhưng hành vi thu mua thực phẩm của người bán hàng vẫn chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân và lòng tin với bên cung cấp hàng để nhập hàng về bán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống ở hà nội hiện nay dưới góc nhìn xã hội học (Trang 46 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)