Lý thuyết vận dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống ở hà nội hiện nay dưới góc nhìn xã hội học (Trang 34 - 38)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.2. Lý thuyết vận dụng

Nghiên cứu sử dụng các quan điểm lý thuyết trong xã hội học quản lý. Thuật ngữ quản lý được sử dụng trong xã hội học nhấn mạnh đến sự tương tác xã hội mà trong đó các chủ thể hành động có mối quan hệ phụ thuộc, chi phối lẫn nhau [20; tr. 17]. Điều này có nghĩa là cần phải xem xét đến sự hiện diện của các nhóm xã hội và mối quan hệ giữa các nhóm xã hội đó trước một vấn đề xã hội. Vậy nghiên cứu về “quản lý vệ sinh an tồn thực phẩm” dưới góc nhìn xã hội học là nghiên cứu về mối quan hệ, sự tương tác giữa các nhóm xã hội trước vấn đề này. Trong cuốn sách “Xã hội học quản lý”, tác giả Vũ Hào Quang đã đưa ra định nghĩa cũng như đối tượng của xã hội học quản lý, đó là “xã hội học quản lý nghiên cứu mối quan hệ xã hội giữa người quản lý và người được quản lý với tư cách là một quá trình xã hội trong một cấu trúc xã hội xác định” [20; tr. 31]. Xã hội học quản lý tập trung nghiên cứu “cách thức phối hợp hoạt động hay tương tác xã hội, quan hệ chi phối lẫn nhau giữa các vị trí xã hội mà các thành viên chiếm giữ trong một tổ chức hay một cấu trúc xã hội cụ thể” [20; tr.33].

Từ những quan điểm trên, có thể chỉ ra đối tượng nghiên cứu mà xã hội học quản lý hướng đến là hoạt động của nhà quản lý trong tương tác với các nhà quản lý khác, hoạt động của các thành viên trong quá trình quản lý, mối quan hệ giữa người quản lý và người bị quản lý trong một nhóm xã hội, sự biến đổi cấu trúc, chức năng xã hội dưới sự tác động của hoạt động quản lý...

Áp dụng vào đề tài “quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống dưới góc nhìn xã hội học”, mối quan hệ tương tác, chi phối lẫn nhau giữa ba nhóm

xã hội là nhà quản lý an toàn thực phẩm, người kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm tại chợ truyền thống cần phải được làm rõ.

Bên cạnh đó, sự biến đổi cấu trúc, chức năng xã hội cũng có thể được đề cập đến. Theo tác giả Vũ Hào Quang, khả năng rối loạn chức năng luôn tiềm tàng trong mỗi cấu trúc, bộ phận của xã hội. Mực dù các cơ quan trong cơ thể có xu hướng điều chỉnh trong quá trình thực hiện chức năng phù hợp nhưng việc điều chỉnh chức năng này không phải lúc nào cũng được thực hiện [21; tr.162]. Việc chỉ thực hiện các chức năng phù hợp, khơng điều chỉnh hay bóp méo chức năng gây ra sự rối loạn chức năng. Cũng theo tác giả Vũ Hào Quang, mặc dù xã hội đưa cho cá nhân những phương tiện dựa trên chuẩn mực xã hội, nhưng khơng phải cá nhân nào cũng có thể tận dụng những phương tiện đó, vì vậy họ dùng cách khác để đáp ứng những chuẩn mực mà xã hội đề ra, đây được gọi là hành vi lệch chuẩn – “loại hành vi hay hành động vi phạm các chuẩn mực xã hội” [21; tr. 163]. Hành vi lệch chuẩn của nhóm người thực hiện quản lý và nhóm kinh doanh thực phẩm. Thứ nhất, những người được giao trách nhiệm quản lý vệ sinh an tồn thực phẩm tại chợ, ở vị trí đó, họ có trách nhiệm và phải làm theo quy định được nêu ra trong các văn bản pháp luật liên quan. Tuy nhiên, năng lực của họ, kiến thức, nhận thức của họ khơng đủ để hồn thành trách nhiệm đó, nhưng họ vẫn phải làm để đáp ứng được kỳ vọng của xã hội. Vì vậy, họ phải tìm cách để cho người khác thấy được kết quả đáng mong đợi, có thể bằng cách thỏa thuận ngầm với người kinh doanh. Thứ hai, đối với người kinh doanh, mục đích của họ là mua rẻ, bán đắt. Vì vậy họ có thể thực hiện những hành

vi lệch chuẩn, không tuân theo các quy tắc trên giấy tờ về vệ sinh an tồn thực phẩm để đạt được mục đích đó.

Theo tác giả Vũ Hào Quang, V. H. Vroom cho rằng “có một động cơ nào đó thúc đẩy con người để chiếm lĩnh mục tiêu... Sự phối hợp có tính chỉnh thể giữa niềm khao khát, mong mỏi hy vọng với mức độ hấp dẫn của đối tượng sẽ tạo ra động cơ chi phối hành vi của con người” [20; tr.88].

Từ quan điểm trên, có thể lý giải về hành vi sai lệch so với chuẩn mực của người kinh doanh thực phẩm. Người kinh doanh ln muốn làm sao để chi phí họ bỏ ra là thấp nhất, nhưng chi phí họ nhận được là cao nhất, đó là giá trị, mục tiêu mà họ hướng đến. Yếu tố hấp dẫn của lợi nhuận, và niềm mong mỏi, hy vọng đạt được mục tiêu trên tạo ra động cơ chi phối hành vi của họ. Bởi vậy nên họ bỏ qua tác động nguy hại của thực phẩm bẩn gây ra cho người tiêu dùng, và tìm cách để bn bán những thực phẩm khơng đảm bảo an tồn nhằm nhanh chóng đạt được mục tiêu lợi nhuận.

Quan điểm trên cũng có thể giải thích cho hành vi quản lý của nhà quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm và hành vi lựa chọn, tiêu thụ thực phẩm của người tiêu dùng. Để phân tích hành vi, cần phải xem xét đến mức độ quan trọng của các giá trị, mục tiêu mà họ hướng đến, đánh giá động cơ thúc đẩy họ thực hiện hành vi.

Những quan điểm lý thuyết của nhà xã hội học Peter Blau về xã hội học quản lý cũng hồn tồn có thể áp dụng vào đề tài. Peter Blau đã đưa ra các luận điểm chính về nguyên tắc. Những nguyên tắc chính thức thường là những nguyên tắc bề mặt, do người ngồi áp dụng vào, cho nên ít khi người ta thực hiện được đầy đủ và ít khi được tn thủ hồn tồn. Trong thực tế, tồn tại những nguyên tắc phi chính thức do những người thực hiện tự xây dựng ra, thì họ sẽ tuân thủ tuyệt đối. Những nguyên tắc chế tài thường được sử dụng khi có xung đột xảy ra, dùng để xử lý những người khác, thành công cụ để họ đấu tranh lẫn nhau.

Những quan điểm của tác giả Peter Blau được áp dụng vào để tài để giải thích về những nguyên tắc chính thức là những quy định được ban hành trên các văn bản pháp luật, ở đây là các quy định về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên,

do thiếu năng lực chuyên môn, các phương tiện hỗ trợ quản lý chưa đầy đủ, phải kiêm nhiệm thêm nhiều cơng việc khác... dẫn đến tình trạng nhà quản lý không thể đáp ứng được hiệu quả quản lý an toàn thực phẩm như mong đợi. Hơn nữa, mối quan hệ thân tình giữa các nhóm xã hội đã tạo nên các nguyên tắc phi chính thức, là thỏa thuận ngầm giữa nhà quản lý và người kinh doanh thực phẩm. Chính những điều này dẫn đến các hoạt động quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ truyền thộng hiện nay chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.

CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM TẠI CHỢ TRUYỀN THỐNG HIỆN NAY

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và những quy định chung về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đang hiện hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống ở hà nội hiện nay dưới góc nhìn xã hội học (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)