Người tiêu dùng thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống ở hà nội hiện nay dưới góc nhìn xã hội học (Trang 79 - 82)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.4. Ngƣời kinh doanh và ngƣời tiêu dùng thực phẩm

3.4.2. Người tiêu dùng thực phẩm

Trước khi thực hiện kiểm định Chi bình phương giữa các biến số liên quan đến người tiêu dùng thực phẩm và các hoạt động quản lý vệ sinh an tồn tại chợ, việc đưa ra cái nhìn chung về nhóm xã hội này thơng qua các yếu tố nhân khẩu xã hội là điều cần thiết.

Bảng 3.5. Giới tính và nghề nghiệp của ngƣời tiêu dùng thực phẩm (%)

Đặc điểm Chợ Phùng Khoang Chợ Đình Giới tính Nam 31,4 38,6

Nữ 68,6 61,4

Trình độ học vấn

Không biết đọc/ không

biết viết 0 0

Biết đọc/ biết viết 0 2,9

Tiểu học 0 0

Trung học cơ sở 18,6 11,4 Trung học phổ thông 18,6 34,3 Trung cấp/ Cao đẳng 8,6 15,7 Đại học/ Sau đại học 54,3 35,7

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Từ bảng trên, có thể thấy phụ nữ vẫn là đối tượng đi chợ và tiêu dùng thực phẩm nhiều hơn nam giới. Ngồi ra, trình độ học vấn của người tiêu dùng tại chợ Phùng Khoang cao hơn chợ Đình. Chợ Phùng Khoang là chợ nằm ở đơ thị, lại nằm ở vị trí gần các trường đại học vì vậy lượng sinh viên đi mua thực phẩm tại chợ cũng cao hơn so với chợ Đình – một chợ ở khu vực nơng thơn. Để biết các yếu tố nhân khẩu xã hội có liên quan đến các hoạt động quản lý vệ sinh an tồn thực phẩm tại chợ hay khơng, cần thực hiện kiểm định mối quan hệ giữa các biến số này. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.6. Kiểm định mối quan hệ giữa giới tính của ngƣời trả lời và việc đóng góp ý kiến với cán bộ quản lý về vệ sinh an tồn thực phẩm tại chợ

Đóng góp ý kiến về quản lý

VSATTP Tổng số Có Khơng

Giới tính

Nam Số lượng (người) 3 46 49 Tỉ lệ (%) 2,1 32,9 35,0 Nữ Số lượng (người) 33 58 91

Tỉ lệ (%) 23,6 41,4 65,0 Tổng số Số lượng (người) 36 104 140 Tỉ lệ (%) 25,7 74,3 100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Khi thực hiện kiểm định Chi bình phương giữa biến giới tính của đối tượng được phỏng vấn là người tiêu dùng và biến đóng góp ý kiến về vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm tại chợ với cán bộ quản lý, ta thu được mức ý nghĩa thống kê (Sig) nhỏ hơn 0,05. Như vậy giữa hai biến này có mối liên hệ, có nghĩa là giới tính của người trả lời có mối quan hệ với việc người đó có đóng góp ý kiến về vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm với cán bộ quản lý hay khơng.

Kiểm định mối quan hệ giữa tuổi của ngƣời trả lời và việc đóng góp ý kiến với cán bộ quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ

Khi thực hiện kiểm định Chi bình phương giữa biến tuổi của đối tượng được phỏng vấn là người tiêu dùng và biến đóng góp ý kiến về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ với cán bộ quản lý, ta thu được mức ý nghĩa thống kê (Sig) = 0,177, lớn hơn 0,05. Như vậy giữa hai biến này khơng có mối liên hệ, có nghĩa là tuổi của người trả lời khơng có mối quan hệ với việc người đó có đóng góp ý kiến về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm với cán bộ quản lý hay không.

Bảng 3.7. Kiểm định mối quan hệ giữa số năm sinh sống tại địa bàn của ngƣời trả lời và việc đóng góp ý kiến với cán bộ quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ Đóng góp ý kiến về quản lý VSATTP Tổng số Có Khơng Số năm sinh sống tại địa bàn của người trả lời theo khoảng 2-7 Số lượng (người) 6 30 36 Tỉ lệ (%) 4,3 21,4 25,7 8-21 Số lượng (người) 8 27 35 Tỉ lệ (%) 5,7 19,3 25,0 22-31 Số lượng (người) 15 19 34 Tỉ lệ (%) 10,7 13,6 24,3 32-88 Số lượng (người) 7 28 35 Tỉ lệ (%) 5,0 20,0 25,0 Tổng số Số lượng (người) 36 104 140 Tỉ lệ (%) 25,7 74,3 100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Khi thực hiện kiểm định Chi bình phương giữa biến giới tính của đối tượng được phỏng vấn là người tiêu dùng và biến đóng góp ý kiến về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ với cán bộ quản lý, ta thu được mức ý nghĩa thống kê (Sig) = 0,04, nhỏ hơn 0,05. Như vậy giữa hai biến này có mối liên hệ, có nghĩa là số năm sinh sống tại địa bàn của người trả lời có mối quan hệ với việc người đó có đóng góp ý kiến về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm với cán bộ quản lý.

Nhìn chung, giới tính và số năm sinh sống tại địa bàn có mối quan hệ với việc người tiêu dùng có đóng góp ý kiến về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm với cán bộ quản lý hay không.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống ở hà nội hiện nay dưới góc nhìn xã hội học (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)