Ngƣời thực hiện quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống ở hà nội hiện nay dưới góc nhìn xã hội học (Trang 71 - 73)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.3. Ngƣời thực hiện quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm

3.3.1. Nhận thức của người thực hiện quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm

Như đã trình bày ở phần trước của luận văn, cán bộ quản lý tại chợ Phùng Khoang và chợ Đình đều nhận thức được tầm quan trọng của an toàn thực phẩm và trách nhiệm quản lý an tồn thực phẩm của mình, thể hiện qua việc tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về an toàn thực phẩm và quản lý an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, có sự khác biệt giữa nhận thức và hành vi về vấn đề xử phạt vi phạm về an tồn thực phẩm tại chợ truyền thống, cụ thể đó là cán bộ quản lý chưa làm đúng quy định về xử phạt an toàn thực phẩm, hay xử phạt vẫn cịn nhẹ tay, mang tính chất răn đe nên đem lại hiệu quả thấp.

Mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của an toàn thực phẩm, nhưng thực tế là kiến thức và năng lực của cán bộ quản lý an toàn thực phẩm tại chợ chưa đủ đạt được kỳ vọng của xã hội đặt ra cho họ, trong khi họ vẫn phải đảm nhiệm vị trí do được phân cơng. Vì vậy, xảy ra tình trạng làm lấy lệ, quản lý lỏng lẻo về an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống hiện nay. Đặc biệt, những quy tắc phi chính thức được tạo ra bởi các mối quan hệ quen biết, quan hệ tình cảm tại chợ Đình là yếu tố thể hiện hành vi lệch chuẩn của các nhóm xã hội có liên quan đến vấn đề an tồn thực phẩm. Nội dung này sẽ được phân tích cụ thể hơn ở các phần sau của nghiên cứu.

3.3.2. Năng lực chuyên môn

Thiếu năng lực chuyên môn của cán bộ cấp xã phường là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự kém hiệu quả trong công tác quản lý về an toàn vệ sinh thực phẩm. Viện nghiên cứu lập pháp (2016) đã nhận định rằng: “cán bộ làm công tác này đều kiêm nhiệm trong khi hoạt động mua, bán thực phẩm phần lớn diễn ra cuối buổi chiều, buổi tối và ban đêm nên rất khó để tổ chức đồn đi kiểm tra. Bên cạnh đó, hầu hết cán bộ xã phường khơng có trình độ chun mơn” [33; tr.11].

Như đã trình bày trước đó, cán bộ trong ban quản lý an tồn thực phẩm tại chợ Phùng Khoang không chỉ tập trung vào các hoạt động trong mảng này, mà còn quản lý thêm về các vấn đề khác như khai thác kinh doanh, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an ninh trật tự... Về vấn đề nâng cao năng lực chuyên môn cho đội

ngũ quản lý, “hàng năm thì quận tổ chức đi tập huấn. Rồi là liên minh hợp tác xã tổ

chức đi tập huấn quản lý” (PVS số 7, nam, cán bộ quản lý tại chợ Phùng Khoang).

Tuy nhiên, khi được hỏi về tên các khóa học hay buổi tập huấn, cán bộ được phỏng vấn cũng khơng thể nhớ rõ. Ngồi ra, cán bộ thú y của phường ngồi việc đảm bảo cơng tác phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm trên địa bàn phường, cịn đảm bảo an tồn vệ sinh của các loại thịt gia súc gia cầm tại chợ, tuy nhiên “thú ý cũng khơng

có mặt ở đây cả ngày” (PVS số 7, nam, cán bộ quản lý tại chợ Phùng Khoang).

Nhìn chung, chuyên môn về kiểm tra các mẫu an toàn thực phẩm do “Y tế của phường, Thú y của phường và có thêm cả Y tế của quận tăng cường” (PVS số 7,

nam, cán bộ quản lý ATTP chợ Phùng Khoang), các cán bộ trong ban an toàn thực phẩm tại chợ Phùng Khoang khơng có chun mơn vững vàng trong lĩnh vực này.

Thực trạng thiếu năng lực chuyên môn của cán bộ quản lý an tồn thực phẩm khơng chỉ xảy ra ở phường Trung Văn mà còn xảy ra tại xã Tam Hiệp. Khi được hỏi về sự kiêm nhiệm cùng lúc công việc bên mảng thú y của phường và công việc bên mảng an toàn thực phẩm, một cán bộ cho biết: “bên chị thì chun mơn

ngày trước là phòng chống dịch bệnh động vật trên cạn và gia súc gia cầm đó. Đấy là chun mơn của bọn chị. Cịn từ ngày cái vệ sinh an toàn thực phẩm ra đời thì nó bắt bọn chị phải gắn liền. Đấy. Thực ra giờ có đội ngũ nào mà có khả năng mà tách được thì tách riêng ra. Như thế thì bọn chị làm cũng nhàn hơn. Bao giờ làm ít việc cũng đỡ vất vả hơn” (PVS số 1, nữ, cán bộ quản lý ATTP xã

Tam Hiệp). Mặc dù huyện Phúc Thọ cũng đã tổ chức các đợt tập huấn kiến thức về quản lý an toàn thực phẩm, nhưng theo như lời cán bộ được phỏng vấn, buổi tập huấn diễn ra “trong một buổi sáng” và khi được hỏi về tên khóa học cũng như các nội dung, cán bộ này cho biết “không nhớ rõ”. Do đảm nhiệm nhiều công việc nên cán bộ cũng khơng có thời gian để tự tìm hiểu thêm các kiến thức về quản lý an tồn thực phẩm: “cơng việc của bọn chị ở đây thì cũng bận lắm. Bên

thú y thì việc này việc nọ rồi về nhà thì cịn chồng cịn con nên cũng khơng có thời gian làm mấy việc đấy” (PVS số 1, nữ, cán bộ quản lý ATTP xã Tam Hiệp).

và được trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên môn để thực hiện các công việc liên quan đến mảng này.

Bên cạnh đó, mặc dù khổi lượng công việc nhiều hơn do phải kiêm nhiệm thêm về quản lý an toàn thực phẩm, nhưng cán bộ được phỏng vấn cũng cho biết không nhận được cơng tác phí khi đảm nhiệm vị trí ủy viên trong ban quản lý an toàn thực phẩm, mức lương của chị vẫn được tính theo cơng việc bên mảng thú y của xã. Hơn thế nữa, do làm vào giờ hành chính, nên việc kiểm tra an tồn thực phẩm khơng được diễn ra vào các thời điểm như sáng sớm và chiều muộn. Thậm chí, ban quản lý an toàn thực phẩm tại xã Tam Hiệp phối hợp với “tổ kiểm tra liên ngành của huyện” chỉ đi kiểm tra an toàn thực phẩm tại chợ khoảng 4 lần một năm: “trước trong và sau Tết là hai đợt, tháng an toàn thực phẩm là một đợt, với Tết trung thu”

(PVS số 2, nam, cán bộ quản lý ATTP xã Tam Hiệp).

Nhìn chung, đội ngũ cán bộ kiểm tra an toàn thực phẩm tại hai chợ truyền thống đều thiếu đi kiến thức chuyên mơn chun ngành, nên việc kiểm sốt kinh doanh thực phẩm tại chợ cịn gặp nhiều khó khăn. Thực trạng này không chỉ diễn ra tại hai chợ được nghiên cứu, mà còn là thực trạng chung của hầu hết các chợ đầu mối theo như nhận định của Chính phủ trong [2; tr.19].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống ở hà nội hiện nay dưới góc nhìn xã hội học (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)