Người kinh doanh thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống ở hà nội hiện nay dưới góc nhìn xã hội học (Trang 73 - 79)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.4. Ngƣời kinh doanh và ngƣời tiêu dùng thực phẩm

3.4.1. Người kinh doanh thực phẩm

Như đã trình bày ở phần trước, đa số chủ hàng kinh doanh thực phẩm tại chợ Phùng Khoang và chợ Đình đều là nữ giới. Để biết được những yếu tố nào liên quan đến người kinh doanh có ảnh hưởng đến quá trình quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ, cần phải thực hiện Kiểm định Chi bình phương giữa các biến số độc lập và các biến số phụ thuộc. Trước hết cần xem xét một số thông tin về nhân khẩu xã hội của nhóm kinh doanh tại hai chợ.

Bảng 3.1. Trình độ học vấn của ngƣời kinh doanh thực phẩm (%)

Trình độ học vấn Chợ Phùng Khoang Chợ Đình Khơng biết đọc/ không biết viết 0 0 Biết đọc/ biết viết 0 0

Tiểu học 0 12,9

Trung học cơ sở 35,7 51,4 Trung học phổ thông 61,4 35,7 Trung cấp / Cao đẳng 0 0 Đại học/ Trên đại học 2,9 0

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Nhìn vào kết quả khảo sát tại bảng 3.1, có thể thấy trình độ học vấn của người kinh doanh tại chợ Phùng Khoang cao hơn so với người bán hàng ở chợ Đình. Để tìm hiểu trình độ học vấn có ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi của họ trong vấn đề an toàn thực phẩm và quản lý vệ sinh an tồn thực phẩm hay khơng, cần thực hiện kiểm định mối quan hệ giữa các yếu tố này với từng tiêu chí trong việc lựa chọn thực phẩm để bán tại chợ. Trước hết, những tiêu chí lựa chọn thực phẩm của người kinh doanh tại hai chợ được trình bày trong các biểu đồ sau:

Biểu đồ 3.1. Những tiêu chí lựa chọn thực phẩm của ngƣời kinh doanh tại chợ Phùng Khoang (%) 17.1 30.0 64.3 42.9 12.9 11.4 77.1 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 Cảm quan Các thành phần trong thực phẩm

Quy mô nhà cung cấp hàng

Giấy chứng nhận xuất xứ thực phẩm

Nhu cầu của người mua hàng

Quen biết từ trước với chủ nguồn hàng Giá rẻ

Từ bảng trên, có thể thấy những người kinh doanh được phỏng vấn tại chợ Phùng Khoang chủ yếu dựa vào cảm quan (77,1% số người trả lời chọn đáp án này) và giấy chứng nhận xuất xứ thực phẩm của bên cung cấp hàng (64,3% số người trả lời lựa chọn tiêu chí này) để lấy thực phẩm về bán. Tỉ lệ số người trả lời cho rằng họ dựa vào cảm quan để lựa chọn thực phẩm về bán chiếm tỉ lệ cao nhất (77,1%). Cũng theo kết quả thu được từ phỏng vấn sâu người bán hàng tại chợ Phùng Khoang, khi lấy hàng, họ cũng dựa vào giấy chứng nhận xuất xứ thực phẩm của nơi cung cấp và cũng dựa theo kinh nghiệm bản thân để lựa chọn thực phẩm về bán. Một người kinh doanh rau củ tại chợ cho biết: “Nói chung cơ mua hàng như thế này

là phải tươi, phải ngon này. Mua ở những cái mối quen, đảm bảo chứ không phải là nay mua chỗ này mai mua chỗ khác. Mua quen ví dụ như là cơ tin tưởng cháu, thì phải đảm bảo tươi, sạch” (PVS số 8, nữ, kinh doanh tại chợ Phùng Khoang. Cũng

cùng tiêu chí lựa chọn thực phẩm như trên, một người kinh doanh thịt lợn tại chợ Phùng Khoang chia sẻ: “Thứ nhất là mình mua phải có cái chứng nhận thực phẩm

sạch, tức là người ta bán ra đã sạch rồi. Cái tiếp theo là mình cũng phải dựa vào cảm quan nữa, nếu là hàng tươi, hàng ngon, hàng mới, hàng dẻo thì mình bán”

(PVS số 9, nữ, kinh doanh tại chợ Phùng Khoang).

Biểu đồ 3.2. Những tiêu chí lựa chọn thực phẩm của ngƣời kinh doanh tại chợ Đình (%) 5,7 40,0 31,4 50 4,3 48,6 87,1 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Cảm quan Các thành phần trong thực phẩm

Quy mô nhà cung cấp hàng

Giấy chứng nhận xuất xứ thực phẩm

Nhu cầu của người mua hàng

Quen biết từ trước với chủ nguồn hàng Giá rẻ

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Cũng giống như chợ Phùng Khoang, số người bán hàng dựa vào cảm quan, kinh nghiệm cá nhân để lựa chọn thực phẩm kinh doanh tại chợ Đình chiếm tỉ lệ cao nhất

(87,1%). Một người kinh doanh thịt tại chợ Đình cũng chia sẻ cách thức lựa chọn thực phẩm: “Chị đi lấy thì bao giờ mình bán thì cũng phải bán hàng ngon mà, bán

hàng xấu thì làm sao mà khách mua được. Thế nên là không chỉ phải nhìn mà cịn phải ngửi nữa. Có nghĩa là vừa nhìn vừa ngửi” (PVS số 4, nữ, kinh doanh tại chợ

Đình). Tiêu chí lựa chọn thực phẩm của người kinh doanh tại chợ Đình có sự khác biệt so với người kinh doanh tại chợ Phùng Khoang, cụ thể là người bán hàng tại chợ Đình dựa nhiều vào tiêu chí nhu cầu của người mua hàng và giá của thực phẩm rẻ để lấy hàng về bán. Trong khi đó, tiêu chí về bên cung cấp hàng có giấy chứng nhận về xuất xứ thực phẩm không được nhiều người lựa chọn (tỉ lệ chỉ chiếm 31,4%).

Mối quan hệ giữa biến số độc lập như trình độ học vấn của người trả lời với từng tiêu chí lựa chọn thực phẩm bày bán tại chợ được thực hiện thông qua kiểm định Chi bình phương. Một số kết quả nổi bật được trình bày trong các bảng sau:

Bảng 3.2. Kiểm định mối quan hệ giữa trình độ học vấn của người kinh doanh thực phẩm và tiêu chí đánh giá theo cảm quan khi nhập thực phẩm về bán

Đánh giá theo cảm quan Tổng số Có Khơng

Trình độ học vấn

Tiểu học Số lượng (người) Tỉ lệ (%) 9 0 9 6,4 0,0 6,4 Trung học cơ sở Số lượng (người) 51 10 61 Tỉ lệ (%) 36,4 7,1 43,6 Trung học phổ thông Số lượng (người) Tỉ lệ (%) 55 13 68

39,3 9,3 48,6 Đại học, trên đại học Số lượng (người) 0 2 2

Tỉ lệ (%) 0,0 1,4 1,4 Tổng số Số lượng (người) 115 25 140

Tỉ lệ (%) 82,1 17,9 100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Khi thực hiện kiểm định Chi bình phương giữa biến mối quan hệ giữa trình độ học vấn của người kinh doanh thực phẩm và tiêu chí đánh giá theo cảm quan khi nhập thực phẩm về bán, ta thu được mức ý nghĩa thống kê (Sig) = 0,01, nhỏ hơn 0,05. Như vậy giữa hai biến này có mối liên hệ, có nghĩa là trình độ học vấn của người trả lời có mối quan hệ với việc người đó có dựa vào cảm quan để lựa chọn thực phẩm hay không.

Bảng 3.3. Kiểm định mối quan hệ giữa trình độ học vấn của ngƣời kinh doanh thực phẩm và tiêu chí giá thành rẻ khi lựa chọn thực phẩm để kinh doanh tại chợ

Lựa chọn theo tiêu chí giá

thành rẻ Tổng số Có Khơng Trình độ học vấn

Tiểu học Số lượng (người) 1 8 9 Tỉ lệ (%) 0,7 5,7 6,4 Trung học cơ sở Số lượng (người) 27 34 61 Tỉ lệ (%) 19,3 24,3 43,6 Trung học phổ thông Số lượng (người) 14 54 68

Tỉ lệ (%) 10,0 38,6 48,6 Đại học, trên đại học Số lượng (người) 0 2 2

Tỉ lệ (%) 0,0 1,4 1,4 Tổng số Số lượng (người) 42 98 140

Tỉ lệ (%) 30,0 70,0 100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Khi thực hiện kiểm định Chi bình phương giữa Kiểm định mối quan hệ giữa trình độ học vấn của người kinh doanh thực phẩm và tiêu chí giá thành rẻ khi lựa chọn thực phẩm để kinh doanh tại chợ, ta thu được mức ý nghĩa thống kê (Sig) = 0,011, nhỏ hơn 0,05. Như vậy giữa hai biến này có mối liên hệ, có nghĩa là trình độ học vấn của người trả lời có mối quan hệ với việc người đó dựa vào giá thành rẻ để lựa chọn thực phẩm về bán tại chợ.

Bảng 3.4. Kiểm định mối quan hệ giữa thời gian bán hàng tại chợ và việc có giấy chứng nhận về hộ kinh doanh đạt điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ

Giấy chứng nhận

ATTP Tổng số Khơng Có

Thời gian kinh doanh tại chợ (năm) 1-8 Số lượng (người) 27 20 47 Tỉ lệ (%) 19,3 14,3 33,6 9-11 Số lượng (người) 28 18 46 Tỉ lệ (%) 20,0 12,9 32,9 12-28 Số lượng (người) 16 31 47 Tỉ lệ (%) 11,4 22,1 33,6 Tổng số Số lượng (người) 71 69 140 Tỉ lệ (%) 50,7 49,3 100.0

(Nguồn: Kết quả khảo sát của đề tài)

Khi thực hiện kiểm định Chi bình phương giữa biến thời gian kinh doanh tại chợ và biến có giấy chứng nhận cơ sở đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm, ta thu được mức ý nghĩa thống kê (Sig) = 0,19, nhỏ hơn 0,05. Như vậy giữa hai biến này có mối liên hệ, có nghĩa là thời gian kinh doanh tại chợ của người trả lời có mối quan hệ với việc cơ sở đó có giấy chứng nhận đảm bảo điều kiện về an tồn thực phẩm hay khơng.

Nói tóm lại, thơng quan kiểm định các biến số về nhân khẩu xã hội của người kinh doanh thực phẩm tại chợ với các biến số liên quan đến quản lý vệ sinh an tồn thực phẩm tại chợ, có thể thấy rằng trình độ học vấn của người trả lời có mối quan hệ với cách thức họ lựa chọn thực phẩm về kinh doanh tại chợ. Ngoài ra, số năm kinh doanh tại chợ cũng có mối quan hệ với việc cửa hàng có một trong các loại giấy chứng nhận về đảm bảo điều kiện về vệ sinh an tồn thực phẩm hay khơng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống ở hà nội hiện nay dưới góc nhìn xã hội học (Trang 73 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)