Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống ở hà nội hiện nay dưới góc nhìn xã hội học (Trang 38 - 40)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Chợ Phùng Khoang nói chung (bao gồm chợ Phùng Khoang I và chợ Phùng Khoang II) nằm trên địa bàn hành chính tổ dân phố số 02 – Phường Trung Văn – Quận Nam Từ Liêm – Hà Nội. Chợ được xếp hạng là chợ truyền thống loại 3. Việc quản lý chợ được giao cho Hợp tác xã Thống Nhất – ban quản lý chợ Phùng Khoang từ tháng 06/2008. Hiện nay, chợ được bố trí thành các khu để kinh doanh theo từng ngành hàng cụ thể. Chợ Phùng Khoang I gồm 8 khu, trong đó có 5 khu bn bán thực phẩm. Ngồi ra, chợ Phùng Khoang II gồm 5 khu, trong đó có 4 khu bn bán thực phẩm. Theo cung cấp của phó trưởng ban an toàn vệ sinh thực phẩm tại chợ Phùng Khoang, cũng như theo quan sát của người nghiên cứu, các gian hàng kinh doanh thực phẩm được phân chia theo khu, như khu bán gia súc, gia cầm, khu bán thủy hải sản, khu bán rau củ quả... Việc phân chia thành các khu buôn bán thực phẩm như vậy có mục đích là dễ kiểm sốt và quản lý, đồng thời đem đến sự tiện lợi cho người tiêu dùng.

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ Phùng Khoang do Hợp tác xã Thống Nhất và ban quản lý chợ Phùng Khoang trực tiếp quản lý. Chợ Phùng Khoang nói chung gồm chợ Phùng Khoang I và chợ Phùng Khoang II. Thực phẩm được kinh doanh tại chợ Phùng Khoang I từ 5h sáng đến 20h tối cùng ngày. Trong khi đó, chợ Phùng Khoang II hình thành 3 buổi chợ, nhưng thực phẩm được buôn bán chủ yếu trong khoảng hai buổi chợ, từ 3h sáng đến 18h30 cùng ngày. Theo quan sát của người nghiên cứu cũng như thông tin được cung cấp từ người kinh doanh thực phẩm, chợ Phùng Khoang I số lượng thực phẩm được bày bán nhiều hơn, các sạp hàng cũng có đầu tư hơn so với chợ II về kiến trúc của sạp hàng. Kết quả quan sát của người nghiên cứu cũng cho thấy các gian hàng tại chợ I đều có kệ để bày bán đồ thực phẩm. Tại chợ II vẫn có nhưng gian hàng bn bán thủy hải sản và rau củ quả

bày bán trên nền bê tơng của chợ, chỉ có bao tải hoặc bạt để lót. Tuy nhiên, chính các tiểu thương tại chợ I cũng chia sẻ rằng, giá cả thực phẩm của họ có đắt hơn so với thực phẩm được bày bán tại chợ II.

Chợ Đình là một trong hai chợ truyền thống tại xã Tam Hiệp, Huyện Phúc Thọ, Hà Nội. Huyện Phúc Thọ mới được sát nhập vào thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15/2008/QH12 do Quốc hội ban hành về việc điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội [31]. Huyện Phúc Thọ nói riêng và xã Tam Hiệp nói chung là địa điểm đang trong q trình phát triển, có nhiều sự thay đổi về quy hoạch sinh thái và nông nghiệp. Theo chia sẻ của cán bộ xã và một số tiểu thương tại chợ, chợ Đình được đặt theo tên của Đình thơn gần đó. Vị trí của chợ là tại thơn Thượng Hiệp, một khu vực nổi tiếng với nghề tiểu thủ công nghiệp may mặc.

Vấn đề quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ Đình do ban an tồn thực phẩm của xã Tam Hiệp quản lý. Theo quan sát của người nghiên cứu, chợ Đình họp vào hai buổi trong ngày, sáng từ 5h đến 11h, chiều từ 16h đến 19h. Chợ Đình có quy mô nhỏ hơn nhiều so với chợ Phùng Khoang, chỉ khoảng 80 sạp hàng kinh doanh thực phẩm. Về mức độ đầu tư cho gian hàng của các tiểu thương tại chợ Đình cũng khơng được bằng chợ Phùng Khoang. Trong quá trình khảo sát, người nghiên cứu nhận thấy chợ Đình vẫn mang nhiều đặc tính của nơng thơn, khác với một chợ truyền thống trong nội đô như chợ Phùng Khoang. Theo chia sẻ của một số người kinh doanh thực phẩm, mặt hàng họ bày bán tại chợ đa phần là “của nhà”, ngồi ra cũng có nhập thêm từ một số nguồn khác.

Nói tóm lại, chợ Phùng Khoang và chợ Đình đều là các chợ truyền thống tại thành phố Hà Nội hiện nay. Tuy nhiên, với bối cảnh phát triển kinh tế xã hội có sự khác nhau giữa hai khu vực, do đó đặc điểm của hai chợ nói trên cũng có nhiều sự khác biệt. Đặc biệt là đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và quản lý an toàn thực phẩm tại hai chợ cũng có nhiều điểm khác nhau được trình bày tại các phần tiếp theo của luận văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống ở hà nội hiện nay dưới góc nhìn xã hội học (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)