Tổ chức và đầu tƣ phƣơng tiện quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống ở hà nội hiện nay dưới góc nhìn xã hội học (Trang 66 - 71)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

3.2. Tổ chức và đầu tƣ phƣơng tiện quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm

3.2.1. Phân công đối tượng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm

Việc phân cơng đối tượng quản lý vệ sinh an tồn thực phẩm có vai trị đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực đảm bảo an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống. Trong những năm vừa qua, đặc biệt từ khi Luật An toàn thực phẩm ra đời năm 2010 đến nay, Đảng và Nhà nước ln chú trọng đến việc đơn giản hóa cơng tác quản lý nhà

nước về vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm khắc phục tình trạng chồng chéo, bỏ sót quản lý.

Theo pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003, số bộ tham gia quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm là 8 Bộ, đến khi Luật An tồn thực phẩm có hiệu lực năm 2010, “việc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP được xác định theo hướng quản lý theo nhóm sản phẩm thay vì quản lý theo phân khúc sản xuất, kinh doanh thực phẩm với hi vọng khắc phục sự chồng chéo trong quản lý nhà nước về ATTP của các Bộ, ngành đồng thời xác định rõ hơn trách nhiệm mỗi Bộ, ngành trong lĩnh vực quản lý nhà nước về ATTP” [33; tr. 8]. Từ năm 2010, số bộ quản lý an tồn thực phẩm giảm xuống cịn 3 Bộ đó là Bộ Y tế, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nơng thơn và Bộ Cơng thương. Tại các bộ nói trên lại có các cục, vụ có liên quan chịu trách nhiệm quản lý an toàn, vệ sinh của các mặt hàng thực phẩm trên thị trường.

Tại các địa phương, “Hệ thống thanh tra chuyên ngành chất lượng an toàn thực phẩm đã đi vào hoạt động ở hầu hết các địa phương, tuy nhiên tên gọi và chức năng, nhiệm vụ của đơn vị chưa thống nhất giữa các tỉnh, thành phố” [33; tr. 11]. Các tỉnh thành của cả nước đều có Chi cục An tồn vệ sinh thực phẩm trực thuộc Sở Y tế.

Tại cấp huyện và cấp xã phường tại địa phương, các cán bộ làm cơng tác an tồn thực phẩm được bố trí. Tùy vào tính chất của địa phương mà thành lập ban an toàn thực phẩm khác nhau. Vấn đề đặt ra là, quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm chưa thực sự hiệu quả một phần do sự phân công đối tượng quản lý an toàn thực phẩm chưa hợp lý, đặc biệt là tại chợ truyền thống hiện nay. Theo kết quả nghiên cứu thu được, mặc dù có sự phân cơng rõ ràng về trách nhiệm quản lý của các thành viên trong ban an toàn thực phẩm, tổ chức kiểm tra an toàn thực phẩm hàng ngày, nhưng tám thành viên (01 trưởng ban, 01 kế toán và 05 bảo vệ) của ban an toàn thực phẩm tại chợ Phùng Khoang cũng kiêm nhiệm thêm rất nhiều công việc của các mảng khác như vệ sinh mơi trường, phịng cháy chữa cháy, an ninh trật tự... Tất cả các thành viên trong ban an toàn thực phẩm tại chợ Phùng Khoang do hợp tác xã Thống Nhất chỉ đạo đều khơng có chun mơn về an toàn thực phẩm. Mặc dù ban an toàn

thực phẩm chợ Phùng Khoang có sự kết hợp với các ban ngành có chun mơn về an tồn thực phẩm khác, như thú y, y tế, cảnh sát môi trường của phường của quận, của thành phố nhưng không thể diễn ra hàng ngày, mà theo định kỳ: “phải kết hợp

với thú y của phường, y tế phường đi kiểm tra hàng ngày, và có lịch kiểm tra định kỳ của quận. Y tế phường là xuống lấy mẫu kiểm tra hàng ngày, còn quận xuống kiểm tra theo định kỳ. Như thứ bảy vừa rồi là chi cục thú y thành phố Hà Nội xuống lấy mẫu. Ở đây cịn có cả cảnh sát mơi trường xuống kiểm tra” (PVS số 7, nam, cán

bộ quản lý ATTP chợ Phùng Khoang). Tương tự như chợ Phùng Khoang, đối tượng quản lý an toàn thực phẩm là ban an tồn thực phẩm tại xã Tam Hiệp nói chung và chợ Đình nói riêng cũng thiếu cán bộ chun trách về an toàn thực phẩm. Ngoài ra, ban an tồn thực phẩm gồm 14 thành viên cũng chưa có sự kết hợp thường xuyên để đạt được hiệu quả trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn chợ. Đặc biệt, trong ban an tồn thực phẩm có 08 cụm trưởng tham gia với tư cách ủy viên, nhưng theo số liệu thống kê thu được từ khảo sát 70 khách thể là người kinh doanh thực phẩm và 70 khách thể là người tiêu dùng thực phẩm tại chợ, thì đa phần số người trả lời cho rằng họ không nhận thấy sự tham gia của các cụm trưởng trong công tác kiểm tra và xử lý các vi phạm liên quan đến an tồn thực phẩm.

Nói chung, sự phân cơng đối tượng quản lý tại cấp trung ương từ năm 2010 đã đạt được hiệu quả, đó là đa phần khắc phục được sự chồng chéo trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại tuyến tỉnh, cần thống nhất về tên gọi, chức năng và nhiệm vụ của hệ thống thanh tra chuyên ngành chất lượng an toàn thực phẩm. Đối với tuyến xã phường, cần đặc biệt giải quyết việc phân cơng cán bộ chun trách về an tồn thực phẩm, tích cực phát huy sự hợp tác, tham gia của các ban ngành có liên quan vào cơng tác quản lý vệ sinh an tồn thực phẩm tại chợ truyền thống hiện nay.

3.2.2. Phương tiện quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm

Phương tiện quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm chưa đầy đủ là vấn đề đáng chú ý nhất trong cơng tác quản lý an tồn thực phẩm tại cấp địa phương. Theo Báo cáo tình hình thực thi chính sách, pháp luật về quản lý an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-2016 của Chính Phủ, số 211/BC-CP, Hà Nội, ngày 18/05/2017, trong giai

đoạn 2011-2016, “tại Trung ương, các đơn vị thuộc Bộ đã cơ bản được bố trí trụ sở làm việc, đầy đủ trang thiết bị, điều kiện làm việc để triển khai nhiệm vụ. Các phòng kiểm nghiệm chuyên ngành đã được đầu tư, nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ” [2]. Cũng theo báo cáo này, đầu tư điều kiện, cơ sử vật chất để quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương chưa đầy đủ, khiến cho việc triển khai nhiệm vụ của các đơn vị quản lý an tồn thực phẩm gặp nhiều khó khăn, đặc biệt ở tuyến cơ sở. Cụ thể là “27 Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, 25 Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản Thủy sản đã có trụ sở làm việc riêng biệt, số cịn lại đi thuê hoặc sử dụng chung trụ sở với đơn vị khác, diện tích nhỏ hẹp, gây khó khăn trong việc bố trí, sắp xếp chỗ làm việc cho cán bộ, công chức cũng như ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động chung của Chi cục. Thiết bị văn phịng (máy vi tính) được trang bị cịn hạn chế, trung bình 2 cán bộ chung 1 máy vi tính. Phương tiện đi lại (ô tô) chưa được trang bị đầy đủ, 18 Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và hầu hết các Chi cục Quản lý chất lượng Nơng Lâm sản Thủy sản chưa có ơ tơ” [2].

Cán bộ tại cấp xã phường “thiếu dụng cụ phân tích, kiểm nghiệm” dẫn đến việc quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp xã, phường gặp nhiều khó khăn [33; tr. 11].

Việc kiểm tra an toàn của các thực phẩm được bày bán tại chợ Phùng Khoang được thực hiện hàng ngày bởi ban an toàn thực phẩm. Tuy nhiên, cán bộ trực tiếp đi kiểm tra hàng ngày khơng hề có dụng cụ để phân tích, kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm tại chỗ. Mặc dù thành phố Hà Nội và quận Nam Từ Liêm đã có những biện pháp đầu tư giải quyết vấn đề an toàn thực phẩm tại chợ Phùng Khoang, tuy nhiên các công cụ này không được sử dụng hàng ngày. Cán bộ quản lý an toàn thực phẩm tại chợ Phùng Khoang cho biết: “Nếu mà là y tế, thì người ta có một trạm ở bên ủy

ban nhân dân phường. Ủy ban nhân dân phường Trung Văn có một cái trạm để người ta test nhanh. Giò chả, thực phẩm, rồi là rau lấy mẫu để kiểm tra... Không phải hàng ngày kiểm tra đâu. Hàng tuần hoặc 10 ngày chứ không phải ngày nào cũng đi... Rau củ quả thì cũng lấy mẫu. Người ta nghiền nó ra, cho vào test. Thịt thì bây giờ có cái máy cắm vào phát là nó nhảy lên ngay chỉ số MBH hay là cái gì đấy.

Đại loại là ra ngay đấy. Nhưng mà như rau thì phải làm thao tác đó là nghiền ra. Giị chả thì người ta chỉ cần cho cái que thử là được. Chuyên môn đấy là do Y tế của phường, Thú y của phường và có thêm cả Y tế của quận tăng cường” (PVS số

7, nam, cán bộ quản lý ATTP chợ Phùng Khoang). Thực tế là trong khoảng thời gian 2016-2017, trạm test nhanh đặt tại Phường Trung Văn đã đi vào hoạt động, tuy nhiên mức độ lấy mẫu kiểm tra thực phẩm khơng diễn ra hàng ngày. Trong khi đó, thực phẩm ngày nào cũng được bày bán tại chợ, vì thế việc sử dụng cơng cụ này để quản lý an toàn thực phẩm chưa triệt để.

Chợ Đình cũng là một trong các chợ truyền thống tại huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội, tuy nhiên mức độ đầu tư về phương tiện quản lý an toàn thực phẩm chưa được chú trọng. Theo như chia sẻ của một cán bộ quản lý an tồn thực phẩm tại chợ Đình, việc đi kiểm tra hầu như vẫn chỉ theo dạng trực quan, ví dụ như “xem

là thịt nó có tươi ngon hay khơng hay là thiu thối”, “sạp hàng này bẩn là bọn chị phải nhắc nhở” (PVS số 1, nữ, cán bộ quản lý ATTP xã Tam Hiệp). Công cụ là que

thử vệ sinh thực phẩm “chủ yếu là bên y tế có” – theo lời của một nữ cán bộ quản lý an toàn thịt gia súc, gia cầm tại chợ. Tuy nhiên, khi phỏng vấn cán bộ y tế trong ban an toàn thực phẩm, họ “chỉ quản lý từ khâu đưa thịt vào chế biến để làm ra thực phẩm đến miệng ăn của con người” (PVS số 2, nam, cán bộ quản lý ATTP xã Tam

Hiệp). Điều này có nghĩa là, thịt tươi sống được bày bán tại chợ khơng có cơng cụ nào để phục vụ việc kiểm tra.

Nói tóm lại, phương tiện, cơng cụ nhằm quản lý vệ sinh an tồn thực phẩm tại chợ truyền thống còn thiếu tại chợ Phùng Khoang, và chưa được đầu tư tại chợ Đình. Đầu tư cho phương tiện quản lý chưa đáp ứng được nhu cầu kiểm tra an toàn thực phẩm được bày bán hàng ngày. Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng gia tăng mất vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống ở hà nội hiện nay dưới góc nhìn xã hội học (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)