Những quy định chung về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đang hiện hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống ở hà nội hiện nay dưới góc nhìn xã hội học (Trang 40 - 46)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

2.1.2. Những quy định chung về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đang hiện hành

hiện hành

Để làm rõ thực tế hoạt động quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống, trước hết cần phải tìm hiểu sự phân cơng trách nhiệm quản lý của các bộ, ban, ngành có liên quan; những quy định liên quan đến kiểm tra nguồn gốc, xuất xứ thực phẩm; về kiểm tra chất lượng, thành phần có trong thực phẩm và việc xử phạt các trường hợp gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thứ nhất, việc “quản lý an toàn thực phẩm phải đảm bảo phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành” [18]. Theo điều 62, 63, 64, Luật an toàn thực phẩm được ban hành năm 2010 (sau đây gọi tắt là Luật an toàn thực phẩm năm 2010), quản lý về an toàn thực phẩm được giao cho ba bộ là Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn và Bộ Công Thương. Theo điều 65, Luật an Toàn Thực phẩm, tại địa phương, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm “quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn; quản lý điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý”. Như vậy, ủy ban nhân dân các cấp có vai trị, chức năng quan trọng trong phân cơng quản lý và quản lý an tồn thực phẩm tại chợ truyền thống.

Tại cấp xã, phường, như đã trình bày ở phần trước, có sự khác biệt trong việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại hai chợ được khảo sát là chợ Phùng Khoang và chợ Đình. Vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm tại chợ Phùng Khoang do Hợp tác xã Thống Nhất và ban quản lý chợ Phùng Khoang trực tiếp quản lý. Theo như sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm, phòng Kinh tế quận Nam Từ Liêm, ban An toàn thực phẩm gồm 8 thành viên được thành lập (PVS số 7, nam, cán bộ quản lý ATTP chợ Phùng Khoang). Đối với chợ Đình, theo quyết định Kiện toàn Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm trên địa bàn xã Tam Hiệp năm 2018 số 15/QĐ- UBND của Ủy ban nhân dân xã Tam Hiệp ngày 21 tháng 5 năm 2018, ban chỉ đạo an toàn thực phẩm trên địa bàn xã được thành lập, bao gồm 17 thành viên.

Thứ hai, việc “truy xuất nguồn gốc thực phẩm là việc truy tìm quá trình hình thành và lưu thông thực phẩm” (theo điều 2, Luật an toàn thực phẩm 2010) [18]. Việc kiểm tra, nguồn gốc xuất xứ thực phẩm không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan quản lý như đã trình bày ở trên, mà cịn là nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm. Điều này được quy định rõ trong điểm b, khoản 2, điều 8, Luật an toàn thực phẩm 2010. Khi phát hiện ra thực phẩm khơng đảm bảo an tồn, tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm cũng có trách nhiệm truy xuất nguồn gốc thực phẩm theo điều 54, Luật an toàn thực phẩm 2010.

Thứ ba, kiểm tra chất lượng thực phẩm cũng là một trong các hoạt động quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống. Khoản 1 điều 10, Luật An toàn thực phẩm năm 2010 đã đưa ra điều kiện chung về đảm bảo an toàn đối với thực phẩm. Theo đó, thực phẩm cần “đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người” [18]. Luật an toàn thực phẩm 2010 cũng phân chia thực phẩm làm bảy loại, mỗi loại có quy định riêng về điều kiện đảm bảo an tồn thực phẩm, trong đó có nội dung về chất lượng thực phẩm, cũng như là thành phần có trong thực phẩm.

Cuối cùng là các quy định liên quan đến xử phạt vi phạm về an tồn thực phẩm. Để tìm hiểu về hoạt động xử phạt hành vi gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm, trước hết phải xem xét các hành vi bị cấm trong quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Điều 5, luật An Toàn thực phẩm 2010 đã chỉ rõ những hành vi gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm, bị cấm thực hiện. Ngay sau đó, điều 6 đã quy định về việc xử lý vi phạm pháp luật về an tồn thực phẩm của các nhóm xã hội có liên quan như nhóm quản lý và nhóm sản xuất, kinh doanh thực phẩm. Tùy theo mức độ vi phạm, nhóm quản lý sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường nếu gây ra thiệt hại theo quy định của pháp luật [18]. Bên cạnh đó, đối với tổ chức, cá nhân, sản xuất kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và nếu gây

thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật [18]. Nghị định số 178/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an tồn thực phẩm cũng quy định rõ về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về an tồn thực phẩm.

Nhìn chung, những quy định chung về hoạt động quản lý vệ sinh an tồn thực phẩm được trình bày rõ tại Luật an tồn thực phẩm năm 2010. Ngồi ra, cịn có các Nghị định được ban hành nhằm quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công thương đã ban hành theo thẩm quyền các Thông tư để hướng dẫn Thi hành Luật. Bên cạnh đó, theo như cán bộ quản lý an tồn thực phẩm tại các chợ, có rất nhiều các văn bản khác của “ủy ban nhân dân quận, huyện, ủy ban nhân dân phường, chi cục thú y...” quy định về an toàn thực phẩm và quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm, các hộ kinh doanh và quản lý đều phải dựa theo các quy định để chấp hành (PVS số 7, nam, cán bộ quản lý ATTP chợ Phùng Khoang).

2.2. Thực tế thực hiện vai trò, chức năng đã đƣợc phân công của nhà quản lý trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống

Luật An toàn thực phẩm ra đời năm 2010 đã khắc phục được nhiều sự chồng chéo trong quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm. Luật này cũng xác định tại tuyến Trung ương, 3 bộ tham gia quản lý nhà nước về an tồn thực phẩm là Bộ Y tế, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển Nông Thôn, và bộ Công Thương [33].

Tại địa phương, vẫn cịn tồn tại một số bất cập về cơng tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. Tại địa phương, ngoài việc Chi cục quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản được thành lập, cịn có sự quản lý an tồn thực phẩm của Chi cục thú y, bảo vệ thực vật, thủy sản. Tuy nhiên, theo đánh giá chung của Trung tâm thông tin khoa học lập pháp thược Viện nghiên cứu lập pháp, “hệ thống thanh tra chuyên ngành chất lượng an toàn thực phẩm” đã hoạt động ở các địa phương nhưng vẫn còn sự thiếu thống nhất trong tên gọi, chức năng và nhiệm vụ [33; tr. 10, 11].

Đối với cấp huyện và cấp xã tại các địa phương, các cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm đã được bố trí. Vấn đề tồn tại trong quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống cấp phường, xã đó là “số lượng cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra... Việc quản lý về vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp xã, phường gặp nhiều khó khăn” [33; tr. 11].

Theo kết quả nghiên cứu thu được tại chợ Phùng Khoang và chợ Đình, việc tổ chức thực hiện quản lý an toàn thực phẩm theo các cấp được thực hiện theo đúng như quy định trong các văn bản pháp luật. Thứ hai, cán bộ làm cơng tác quản lý an tồn thực phẩm ở cấp xã phường thiếu trình độ chun mơn và các phương tiện hỗ trợ để thực hiện các hoạt động quản lý an toàn thực phẩm.

Tại chợ Phùng Khoang, theo “Báo cáo kết quả công tác quản lý kinh doanh khai thác chợ Phùng Khoang Trung Văn I và II năm 2017 và 3 tháng quý I năm 2018”, mơ hình quản lý dịch vụ tại chợ được biên chế 40 cán bộ công nhân viên. Đối với vấn đề an toàn thực phẩm, hợp tác xã Thống Nhất, được sự chỉ đạo của ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm, phòng Kinh tế quận Nam Từ Liêm, thành lập ban an toàn vệ sinh thực phẩm gồm 8 thành viên chính: 01 trưởng ban; 01 ủy viên kiểm soát; 01 kế toán; 05 bảo vệ ca trực (PVS số 7, nam, cán bộ quản lý ATTP chợ Phùng Khoang). Ngoài ra, trưởng ban an toàn thực phẩm tại chợ Phùng Khoang cũng cho biết, cán bộ Thú y của phường Trung Văn và cán bộ Y tế phường Trung Văn cũng kết hợp tham gia vào công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý các vi phạm về an toàn thực phẩm tại chợ Phùng Khoang. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu thu được, tám thành viên nói trên của ban an toàn thực phẩm tại chợ Phùng Khoang cũng kiêm nhiệm thêm rất nhiều công việc của các mảng khác như vệ sinh mơi trường, phịng cháy chữa cháy, an ninh trật tự...

Như đã trình bày tại các phần trước, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề đã và đang được toàn xã hội quan tâm đến trong vài năm trở lại đây. Trong một nghiên cứu về tâm trạng xã hội về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong báo in của tác giả Trịnh Văn Tùng, Nguyễn Khánh Linh (2016) cũng đề cập đến nhận thức và thái độ của nhóm quản lý đối với vấn đề vệ sinh an tồn thực phẩm nói chung.

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, đối tượng là nhà quản lý có thái độ lo lắng đối với vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và thể hiện sự kiên quyết nhằm xử lý tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay [30].

Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống, trưởng ban an toàn thực phẩm tại chợ Phùng Khoang cũng thể hiện thái độ kiên quyết, làm theo sự chỉ đạo của các ban ngành có liên quan: “là thực hiện cái sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân quận Nam Từ Liêm, Ủy ban nhân dân phường Trung Văn, hội đồng quản trị hợp tác xã, ban quản lý chợ Phùng Khoang căn cứ vào đó, thực hiện theo quy định, giao nhiệm vụ, không làm khơng được, phải làm. Khơng thể cứ ngồi ì ra đấy được. Phải chấp hành các cơng việc, nhiệm vụ đã được phân công, giao cụ thể hàng tháng. Hàng tháng họp kiểm điểm các công việc đã làm được và chưa làm được phải khắc phục ngay, báo cáo các tồn tại và khắc phục những cái chưa làm được trong các buổi họp hợp tác xã. Nhiệm vụ là phải theo quy định để thực hiện quản lý các hộ kinh doanh” (PVS số 7, nam, cán bộ

quản lý ATTP chợ Phùng Khoang). Mặc dù phải kiêm nhiệm thêm các công việc của các lĩnh vực khác như mơi trường, phịng chống cháy nổ... cán bộ quản lý được phỏng vấn cho rằng đó là trách nhiệm phải làm: “Nói chung là đã giao rồi thì phải

làm. Mệt cũng phải làm. Như chú đây không phải là ngày làm 8 tiếng mà làm đến 10 tiếng, 12 tiếng. Đêm hôm đột xuất xuống kiểm tra là chuyện bình thường. 1h sáng 2h sáng đến kiểm tra. Công việc giao rồi. Trách nhiệm giao rồi thì mình phải làm” (PVS số 7, nam, cán bộ quản lý ATTP chợ Phùng Khoang). Cán bộ quản lý an

toàn thực phẩm tại chợ Phùng Khoang cũng tham gia đầy đủ các buổi tập huấn được quận Nam Từ Liêm tổ chức dành cho ban quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm nâng cao kiến thức về an tồn thực phẩm nói chung và quản lý vệ sinh an tồn thự phẩm nói riêng. Tuy nhiên, khi được hỏi về tên các khóa tập huấn tham dự và nội dung thì cán bộ quản lý cũng khơng nhớ rõ. Do kiêm nhiệm nhiều mảng khác nên cán bộ này cũng khơng chủ động tìm hiểu thêm về các tài liệu khác ngồi tài liệu đã được quận Nam Từ Liêm và hợp tác xã Thống Nhất cung cấp (PVS số 7, nam, cán bộ quản lý ATTP chợ Phùng Khoang).

Chợ Đình khơng có ban quản lý chợ mà thuộc sự quản lý trực tiếp của xã Tam Hiệp, huyện Phúc Thọ. Theo như quyết định Kiện toàn Ban chỉ đạo an toàn thực

phẩm trên địa bàn xã Tam Hiệp năm 2018 số 15/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân xã Tam hiệp ngày 21 tháng 5 năm 2018, ban chỉ đạo an toàn thực phẩm trên địa bàn xã gồm 17 thành viên: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm trưởng ban; Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân xã làm Phó ban thường trực; Trưởng trạm y tế xã là Phó ban; Các ủy viên gồm Trưởng ban Thú y, Trưởng công an xã, Trưởng đài truyền thanh xã, Cán bộ môi trường xã, Cán bộ bảo vệ thực vật xã, Cán bộ trạm y tế xã, Cán bộ khuyến nông xã, Chủ tịch Hội đồng quản trị hợp tác xã nông nghiệp và 08 cụm trưởng tại xã. Như vậy, xã Tam Hiệp cũng đã bố trí cán bộ quản lý vệ sinh an tồn thực phẩm theo như quy định. Tuy nhiên, cũng như tại chợ Phùng Khoang, những cán bộ được phân công quản lý an tồn thực phẩm đều khơng có chun mơn chính về lĩnh vực này, mà kiêm nhiệm thêm cũng với các công việc khác. Một cán bộ thú y của xã đồng thời là ủy viên ban an toàn thực phẩm của xã cũng cho biết chuyên mơn chính của chị là phịng chống dịch bệnh động vật trên cạn và gia súc gia cầm, tuy nhiên từ khi ban chỉ đạo an toàn thực phẩm trên địa bàn xã được thành lập, chị phải kiêm nhiệm thêm cả các công việc liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm (PVS số 1, nữ, cán bộ quản lý ATTP xã Tam Hiệp).

Cũng giống như tại chợ Phùng Khoang, một trong những cán bộ quản lý an toàn thực phẩm tại chợ Đình cũng cho biết đều tham gia các buổi tập huấn về an toàn thực phẩm và quản lý an tồn thực phẩm: “mình biết được là phân cấp của mình là ở mức độ nào. Rồi là vấn đề nào mình có thể giải quyết thì mình giải quyết được. Cịn vấn đề gì là do trên quản lý. Ngồi ra thì mình cũng biết được thực phẩm nào là an toàn, thực phẩm nào là khơng an tồn” (PVS số 1, nữ, cán bộ quản

lý ATTP xã Tam Hiệp). Tuy nhiên, cũng theo kết quả thu được từ quá trình phỏng vấn sâu cán bộ quản lý an tồn thực phẩm tại chợ Đình, kiến thức về an tồn thực phẩm chưa được cán bộ quản lý chủ động tìm hiểu tiếp thu. Qua phỏng vấn sâu một nữ cán bộ quản lý, có thể thấy rằng nếu được tổ chức đi tập huấn về vấn đề an tồn thực phẩm thì chị sẽ đi tham dự, cịn do nhiều cơng việc khác nên cũng không chủ động nâng cao kiến thức về quản lý an toàn thực phẩm như đọc thêm các tài liệu khác. (PVS số 1, nữ, cán bộ quản lý ATTP xã Tam Hiệp).

Nói tóm lại, việc tổ chức thực hiện quản lý an toàn thực phẩm theo các cấp được thực hiện theo đúng như quy định trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên tại

cấp xã phường, cán bộ làm cơng tác quản lý an tồn thực phẩm đều dưới hình thức kiêm nhiệm thêm, thiếu trình độ chun mơn và các cơng cụ hỗ trợ nhằm đảm bảo an tồn thực phẩm. Bên cạnh đó, cán bộ quản lý tại chợ Phùng Khoang và chợ Đình đều nhận thức được tầm quan trọng của an toàn thực phẩm và trách nhiệm quản lý an toàn thực phẩm của mình, thể hiện qua việc tham gia đầy đủ các buổi tập huấn về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ truyền thống ở hà nội hiện nay dưới góc nhìn xã hội học (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)