Cách ứng phó stress của GVMNTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) stress của giáo viên trường mầm non tư thục (Trang 101 - 105)

STT Những hành động thƣờng làm ĐT

B SD

1 Cố gắng tiếp tục làm việc, bận rộn để không nghĩ đến 2.98 0.6 2 Im lặng làm việc, không nói chuyện với ai 2.78 0.7

3 Khóc một mình 2.19 0.8

4 Kiềm chế một thời gian rồi suy sụp 1.99 0.8

5 Bùng nổ, cáu gắt, giận dữ với trẻ và đồng nghiệp. 2.41 0.7

6 Tự chiều chuộng bản thân bằng cách đi mua sắm, đi chơi, tụ tập ăn uống...

3.29 0.6

7 Tĩnh tâm suy nghĩ 3.40 0.9

8 Nói chuyện với bạn bè, với ngƣời thân để đƣợc chia sẻ 3.61 0.8

9 Kể với mọi người về những áp lực công việc, than thở tìm kiếm sự đồng cảm

3.16 0.9

10 Suy nghĩ nhiều lần về những vấn đề xảy ra để hiểu rõ vấn đề

3.50 0.8 11 Hỏi ý kiến ngƣời khác để tìm kiếm giải pháp 3.38 0.8

12 Tạm thời ngừng làm việc và quay trở lại khi ổn hơn 2.31 0.7 13 Viết tâm sự lên mạng xã hội, viết nhật kí 1.96 0.7 14 Xin nghỉ việc, tìm kiếm công việc ở nơi khác 2.07 0.8

Phân tích những cách ứng phó cụ thể:

Nói chuyện với bạn bè, với người thân (ĐTB 3.61) là biện pháp các GV thường xuyên sử dụng nhất. Khi chia sẻ công việc, chia sẻ những áp lực của mình với người khác, họ được động viên, an ủi và tìm được sự đồng cảm đối với công việc vất vả họ đang làm. Và trong thực tế có những chuyện xảy ra họ cảm thấy thiệt thòi, hay bất công thì chỉ có bạn bè, người thân là người hiểu và nâng đỡ cảm xúc cho họ sau những ngày làm việc mệt mỏi, đồng thời họ tìm được những lời khuyên, những giải pháp để giải quyết vấn đề mình đang gặp phải.

Cô Đ.B.T Trường Bright Moon chia sẻ “Áp lực với công việc thì mấy chị em

toàn vào group chia sẻ, kể lể, than thở với nhau, ai cũng được nói những chuyện của mình, thông cảm cho nhau, than thở xong động viên nhau cố gắng vì nghề nghiệp của mình là như thế không thể tránh được chuyện này chuyện kia, rồi hỏi cách giải quyết vấn đề từ những cô có kinh nghiệm trong những trường hợp như thế rồi”.

Cô T.T.T Trường Sao Hà Nội chia sẻ “Nhiều khi thấy mệt mỏi muốn bỏ cuộc lắm,

nhưng biết làm gì đâu, mấy chị em đồng nghiệp lại than thở với nhau, chị với đứa bạn chị suốt ngày than thở chuyện chồng con, công việc, nói ra được thì cũng đỡ bực bội trong lòng, chồng chị cũng thông cảm nên cũng động viên khi mình mệt mỏi”.

Cô N.T.N trường Bright Moon chia sẻ: “Khi căng thẳng mệt mỏi stress thì sang

lớp khác buôn chuyện, kể bức xúc với đồng nghiệp, nói xấu xả stress xả tức xong thì về, hoặc đi ra ngoài lớp lượn một vòng rồi quay về vì tính chất công việc nên đây là cách xả stress tốt nhất để quay trở lại tiếp tục công việc với đồng nghiệp”.

Suy nghĩ nhiều lần về những vấn đề xảy ra để hiểu rõ vấn đề (ĐTB 3.50).

Đây cũng là giải pháp các GVMNTT thường lựa chọn để giải tỏa căng thẳng. Mọi vấn đề đều có nguyên nhân của nó, khi xác định được nguyên nhân dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi sẽ hiểu rõ vấn đề để tỉnh táo đưa ra những giải pháp phù hợp, tránh những hành động nóng vội, nhất thời.

Cô Đ.K.L trường Just Kids “Công việc của các chị có nhiều áp lực, nhiều lúc

phụ huynh trách mắng vô cớ, phản ánh với nhà trường, trong khi lỗi không phải của mình. Lúc đó không bình tĩnh để giải quyết thì có khi cãi nhau. Nhưng làm lâu

cũng quen, cần bình tĩnh, kiên nhẫn để giải quyết vấn đề, chứ nóng vội, bức xúc thì chỉ thiệt thân thôi”.

Khi stress rất nhiều GV lựa chọn cách ứng phó là Tự chiều chuộng bản thân bằng cách đi mua sắm, đi chơi, tụ tập ăn uống (ĐTB 3.29).Đây là cách ứng phó với stress thường gặp ở phụ nữ, rất dễ hiểu khi đây là giải pháp các GV trường MNTT lựa chọn để giảm bớt căng thẳng trong công việc của mình, vì với tính chất công việc đặc thù và phù hợp với nữ nên chúng tôi khảo sát 10 trường thì GV trường MNTT 100% là nữ. Khi được đi mua sắm, đi chơi, đi tụ tập ăn uống sẽ giúp họ tìm những niềm vui, những giây phút thư giãn, thoải mái, cân bằng lại những mệt mỏi áp lực. Có thêm nhiều năng lượng, tinh thần vui vẻ để tiếp tục với công việc, tích cực ứng phó với những áp lực hàng ngày.

Cô T.T.H trường Rain Bown “Công việc mệt mỏi căng thẳng, nhưng về nhà

gia đình vui vẻ, trò chuyện tụ tập bạn bè, cuối tuần đi chơi, đi mua sắm, là cách giúp mình cân bằng cuộc sống. Công việc nào cũng có áp lực, cả tuần làm việc vất vả, nên tranh thủ cuối tuần dành thời gian cho mình, gia đình và bạn bè. Chọn đây là công việc gắn bó với mình thì phải chấp nhận, cũng nên tạo cho mình nhiều niềm vui trong cuộc sống, để tránh quá stress”.

Cố gắng tiếp tục làm việc, bận rộn để không nghĩ đến (ĐTB 2.98) đây là giải pháp tạm thời để tạm quên đi stress. Nhưng họ không ý thức được làm việc quá sức lại là một trong những tác nhận ra stress nghề nhiệp. Khi gặp vấn đề làm chúng ta căng thẳng, việc lảng tránh, không nghĩ đến, cố gắng quên đi là một cách để tránh stress tác động mạnh đến chúng ta, tuy nhiên quên đi bằng việc làm việc liên tục thì sẽ tạo thêm mệt mỏi cho cơ thể và vấn đề stress sẽ quay trở lại với biểu hiện nặng hơn.Việc dùng một tác nhân gây ra stress để chống đỡ stress chắc chắn không phải là giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề.

Ngoài ra còn những giải pháp khác GV lựa chọn là im lặng làm việc, không nói chuyện với ai; Kể với mọi người về những áp lực công việc, than thở tìm kiếm sự đồng cảm,… thỉnh thoảng có những GV không kiềm chế được cảm xúc của mình khi gặp tình huống gây căng thẳng sẽ có hành động nhất thời khóc một mình, bùng

nổ, giận dữ cáu gắt với trẻ và với đồng nghiệp; tạm thời ngừng làm việc và quay trở lại khi ổn hơn; Xin nghỉ việc, tìm kiếm công việc ở nơi khác,.. đây là những giải pháp có thể tạm thời giảm stress ngay lúc đó, nhưng không tích cực để đối phó với stress lâu dài nếu không có những giải pháp hiệu quả hơn, mặt khác nó có thể gia tăng mức độ stress. Mặc dù rất ít GV lựa chọn những giải pháp này, tuy nhiên cần có cách thức hướng dẫn GV để có phương pháp giải tỏa stress phù hợp và hiệu quả. Tránh những ảnh hưởng xấu đến công việc và đặc biệt là không có những lời nói và hành vi tiêu cực tác động lên trẻ.

Khi trao đổi về vấn đề có những hành vi quát mắng, đánh trẻ thì hầu hết các cô đều chia sẻ, “Không thể nói là hoàn toàn không có những điều đó, nhiều khi ức chế

kiềm chế không được cũng có quát mắng trẻ, và bực tức lắm thì có đánh vào lòng bàn tay, hay đánh vào mông trẻ không có thương tích và cũng không gây hại cho trẻ. Biết là không được phép, nhưng có những tình huống khó tránh khỏi”.

Cô N.T.T trườngmầm non Bright Moon chia sẻ:

“Khi mệt mỏi căng thẳng chất lượng làm việc không cao nhất, làm cho xong việc, cho hoàn thành trách nhiệm. có thể cáu gắt, cáu sang đồng nghiệp, có xảy ra quát mắng đánh trẻ. Nhưng sau đó hối hận, ôm trẻ rồi vỗ về. nhiều khi quá ức chế không kiểm soát hành vi của mình. Nhưng cực ít như vậy vì làm nghề này nói thật là toàn những người yêu trẻ mới sống với nghề này được”.

3.6. Biện pháp ứng phó stress trong công việc của giáo viên trƣờng MNTT.

3.6.1. Ý kiến của giáo viên mầm non tư thục nhằm hạn chế stress trong công việc. việc.

Stress có thể làm tổn thương cả sức khỏe thể lực và sức khỏe tinh thần, ảnh hưởng đến toàn thân như stress. Nó dai dẳng, thường xuyên hành hạ thể xác và dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm có thể xuất hiện đồng thời. Nó làm thui chột mọi khả năng tư duy, trí nhớ, khả năng tự kiểm soát, phán đoán. Stress không trực tiếp gây tử vong, nhưng trong cơn buồn chán, tuyệt vọng, không ít trường hợp stress đã đưa người ta đến tự sát. Vì vậy, stress không biến mất, nhưng cần phải có những giải pháp để kiểm soát stress và cải thiện đời sống sức khỏe và tinh thần.

Để kiểm soát và giảm mức độ stress của GVMNTT, giảm áp lực công việc tới đời sống và sức khỏe của GV. Theo như chúng tôi khảo sát ý kiến của 140 GV trường MNTT và thu được kết quả như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) stress của giáo viên trường mầm non tư thục (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)