Đánh giá về hứng thú trong nghề nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) stress của giáo viên trường mầm non tư thục (Trang 70)

STT Đánh giá về hứng thú trong nghề nghiệp ĐTB SD

49 Công việc của tôi đa dạng khiến tôi không buồn chán. 2.91 0.8

50 Dường như tôi đã mất đi hứng thú trong nghề của mình. 2.63 0.9

51 Tôi cảm thấy dẫu sao tôi cũng có thể định hướng được số phận chính

mình trong công việc này. 3.13 0.8

52 Sau ngày lao động tôi cảm thấy không còn thiết làm gì khác nữa 2.66 0.7

53 Tôi vẫn muốn được tiếp tục làm việc mặc dầu thu nhập không được

bao nhiêu. 3.06 0.8

54 Tôi bị mắc kẹt trong cái trong cái nghề này và khó bỏ được nó. 2.60 0.6

55 Nếu được lựa chọn lại từ đầu tôi vẫn chọn nghề này. 3.03 0.9

Nhóm biểu hiện về hứng thú trong công việc:

Lí do đa số nhiều GV trường MNTT lựa chọn công việc hiện tại là vì yêu trẻ và yêu nghề. Là những người thầy đầu tiên trong cuộc đời của mỗi đứa trẻ, các cô mong muốn những đứa trẻ được phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tình cảm. Với công việc nhiều khó khăn và áp lực, nếu thực sự không có tình yêu lớn dành cho trẻ và công việc thì khó có GV nào có thể gắn bó với nghề lâu dài. Nhờ hứng thú trong nghề nghiệp các GV trường MNTT sẽ có động lực để vượt qua những khó khăn đặc thù của công việc mình lựa chọn. Nhiều GV trường MNTT cảm thấy tính phức tạp của công việc khiến họ phấn chấn, họ thấy hứng thú với công việc của mình, sự đa dạng trong công việc cũng khiến họ không buồn chán, họ vẫn muốn tiếp tục làm việc mặc dầu thu nhập không được bao nhiêu và nếu được lựa chọn lại từ đầu họ vẫn chọn nghề này. Nhưng thỉnh thoảng họ cũng cảm thấy dường như đã mất đi hứng thú trong nghề của mình, họ bị mắc kẹt trong cái trong nghệ nghiệp và khó bỏ được nó. Kết quả cho thấy sự hứng thú đối với nghề nghiệp của GV trường MNTT đang giảm sút.

Khảo sát về ý định gắn bó với công việc của 140 GV trường MNTT thu được kết quả sau: có 88 GV (62,9%) trả lời sẽ chuyển công việc nếu có cơ hội tốt hơn,

còn lại có 52 GV (37,1%) trả lời có điều kiện công việc tốt hơn cũng không chuyển công việc hiện tại. Stress trong công việc chính là nguyên nhân dẫn đến sự gắn bó không lâu dài của GVMNTT đối với công việc hiện tại.

Biểu đồ 3.2: Dự định chuyển công việc

Chúng tôi đặt ra câu hỏi có mối liên hệ nào giữa stress nghề nghiệp với mức lương, số năm kinh nghiệm, trình độ học vấn, nhóm lớp học sinh, và ý định gắn bó công việc không?

Xử lý số liệu, chúng tôi nhận được kết quả sau

Bảng 3.4: Mức độ tƣơng quan Mức lƣơng Kinh nghiệm Trình độ học vấn Độ tuổi trẻ Ý định gắn bó công việc r p r p r p r p r p Mức độ stress nghề nghiệp 0.39 0.03 0.02 0.06 0.17 0.03 0.59 0.03 - 0.39 0.00

Nhìn vào kết quả cho thấy, hệ số tương quan giữa Mức độ stress nghề nghiệp với mức lương có r = 0.39, p = 00.3. Nghĩa là mối quan hệ giữa sự chệnh lệch về mức lương của giáo viên với mức độ stress là có ý nghĩa về mặt thống kê (vì p<0.05), mối quan hệ này là tương quan thuận, nhưng không có nghĩa là mức lương càng cao thì mức độ stress càng cao. Vì mức lương cao đi kèm với yêu cầu về giáo dục và chăm sóc trẻ càng cao, ngoài công việc chính của một giáo viên mầm non. Giáo viên mầm non tư thục được nhận mức lương cao phải đảm bảo được những yêu cầu từ phía nhà trường về nội dung giảng dạy, tác phong lao động, kỷ luật lao động,… và những yêu cầu đòi hỏi từ phía phụ huyh, những đứa trẻ phải được chăm sóc đặc biệt, tránh những rủi ro tối đa, giáo viên dành thời gian để phản hồi, trao đổi, và tư vấn với phụ huyh về những vấn đề của trẻ trên lớp.

Điều này ngược lại với những nhận định của nhiều người cho rằng mức lương cao thì sẽ không stress. Cô B.T.N trường Sao Hà Nội chia sẻ “Em điều tra những

trường mức lương thấp như trường chị thì chắc nhiều cô stress vì chị nghĩ nếu lương cao thì chị cũng không áp lực thế này đâu, nhiều trường lương cao thì vất vả tí cũng chẳng sao, còn bọn chị lương thấp, lại vất vả nên chán lắm”.

Những trường MNTT trả cho GV mức lương thấp thì không có nhiều yêu cầu về bằng cấp, về chất lượng dạy học, thậm chí có rất nhiều trường MNTT không yêu cầu về bằng cấp, về trình độ, chỉ cần có kinh nghiệm chăm sóc trẻ, vì đối với những trường phụ huynh trả mức học phí thấp, nhà trường trả lương thấp cho giáo viên thì cũng không có quá nhiều áp lực từ việc giáo dục và chăm sóc trẻ.

Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, mối tương quan của mức độ stress nghề nghiệp với kinh nghiệm nghề nghiệp của GV có r = 0.02, p = 0.06 (>0.05), có nghĩa là mối quan hệ giữa mức độ stress với kinh nghiệm nghề nghiệp không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Những GV trường MNTT càng làm việc lâu năm trong nghề mức độ stress sẽ càng thấp. Điều này cũng dễ hiểu theo cách phân loại stress, giai đoạn chống đỡ: là giai đoạn huy động các đáp ứng thích hợp nhằm giúp cơ thể làm chủ được tình huống stress và thiết lập một cân bằng mới đối với chính bản thân người đó. Ngược

lại, những GV trường MNTT mới vào nghề, đặc biệt là những cử nhân vừa tốt nghiệp ngành sư phạm mầm non, với nhiều kiến thức được trang bị 4 năm đại học, với tình yêu trẻ và nhiều mong ước công hiến cho niềm đam mê của mình. Khi bước vào nghề, chưa có kinh nghiệm thực tế chăm sóc trẻ, sẽ cảm thấy công việc áp lực, và gặp nhiều khó khăn để thích nghi với công việc.

Chia sẻ của cô một số cô giáo trẻ mới bước vào nghề Cô T.K.Y trường mầm non Tuổi Thơ A chia sẻ: “Các chị ơi, em mới đi làm được 1 tuần mà cảm thấy công

việc vô cùng áp lực, mệt mỏi, khi chọn nghề chỉ vì yêu trẻ con thích chúng lắm, nhưng không nghỉ công việc của mình lại vất vả như thế này. Trẻ quấy khóc, chăm sóc như con mình mà phải chăm sóc nhiều trẻ. Phụ huynh suốt ngày gọi điện thắc mắc nhiều vấn đề. Em không biết mình có chọn nhầm nghề không, em đang suy nghĩ có nên bỏ việc không”

Một chia sẻ tương tự của cô N.T.V trường mầm non Bright Moon “Em là cô giáo

mầm non mới đi làm, em không được đứng lớp dạy trẻ, mà suốt ngày bế trẻ, trẻ đông quá cái gì cô cũng gọi cô, đi làm về em mệt không muốn làm gì nữa. Sao ngành của mình lại vất vả thế ạ, lương thấp nữa, em đang thử việc không biết có thể làm được bao lâu, không biết có vì yêu trẻ mà gắn bó lâu dài với nghề được hay không?”

Nhìn vào bảng kết quả xử lý thu được cho thấy, mối tương quan của mức độ stress với trình độ học vấn là r = 0.17, p = 0.03, có nghĩa là mối quan hệ giữa mức độ stress nghề nghiệp với trình độ học vấn là có ý nghĩa về mặt thống kê. Đây là mối tương quan thuận, có nghĩa là những giáo viên được khảo sát có học vấn càng cao thì mức độ stress nghề nghiệp càng cao. Lí giải cho kết quả nghiên cứu này, chúng tôi phỏng vấn GV và nhận được những chia sẻ.

Cô L.T.H trường Bright Moon “Chị thấy học đại học ra, bạn bè có được công

nhiều nhàn hạ, mức lương cao, còn mình công việc vất vả mà lương thấp hơn nhiều so với nhiều người. Nếu như có cơ hội việc làm tốt hơn chị sẽ chuyển để có cơ hội thăng tiến hơn trong công việc”.

Cô B.T.N Trường Sao Hà Nội “Chị đang muốn tìm công việc khác, học hành

cả ngày quanh quẩn quẩn bên trẻ bận rộn”

Ngược lại, những GVMN có trình độ thấp 12/12 hay Trung cấp thì cơ hội việc làm của họ ít hơn, tìm được một công việc ổn định với mức lương tạm ổn thì họ dễ dàng chấp nhận công việc hiện tại của mình, mặc dù có nhiều khó khăn áp lực.

Như vậy có thể thấy, trình độ học vấn càng cao thì mức độ stress càng cao vì giáo viên trình độ cao càng mong muốn có một công việc ít áp lực hơn, cơ hội phát triển và thăng tiến bản thân hơn, áp lực với bằng cấp cao nhưng đi dạy dỗ, chăm sóc trẻ nhỏ.

Mối quan hệ giữa độ tuổi học sinh với mức độ stress nghề nghiệp cho kết quả chỉ số r = 0.59, p = 0.03. Có nghĩa là mối quan hệ giữa mức độ stress nghề nghiệp với độ tuổi học sinh là có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0.05). Đây là mối tương quan thuận, có nghĩa là độ tuổi học sinh càng thấp thì mức độ stress nghề nghiệp càng cao. Lớp học sinh càng nhỏ thì , việc dạy của giáo viên sẽ càng ít, thay vào đó là việc chăm sóc trẻ, trẻ còn nhỏ mới đi học sẽ quấy khóc, chán ăn, đòi bế, hay mắc nhiều bệnh do thời tiết thay đổi, do ăn uống,… và trẻ chưa có khả năng tự phục vụ, chưa ý thức được với môi trường tập thể nên mọi hoạt động trong lớp học, mọi sinh hoạt phụ thuộc nhiều vào các cô, khối lượng công việc lao động tay chân của giáo viên khối lớp nhỏ nhiều hơn, môi trường làm việc nhiều tiếng khóc, tiếng ồn tạo nên những căng thẳng trong quá trình làm việc.

Cô N.T.U Trường First Step Academy chia sẻ: “Vì lí do gia đình, chị phải

chuyển việc, chị vào đây được một tháng đứng lớp nhà trẻ, ban đầu lớp có 3 trẻ, giờ tăng lên 10 trẻ, quấy khóc, thay nhau bế trẻ mệt lắm, hết tháng 3 chị nghỉ việc”.

Mối quan hệ giữa mức độ stress nghề nghiệp với ý định gắn bó công việc cho kết quả r = - 0.39, p = 0.00 có nghĩa là mối quan hệ này có ý nghĩa về mặt thống kê p <0.05 và đây là mối tương quan nghịch. Mức độ stress nghề nghiệp càng cao thì mức độ gắn bó với công việc càng thấp. Kết quả này cũng dễ hiểu, khi công việc có nhiều áp lực, dẫn đến tình trạng stress cao thì GV trường MNTT sẽ không muốn gắn bó lâu dài với công việc hiện tại. Cần tìm kiếm một công việc khác bớt áp lực hơn, để tránh những hệ quả của stress gây ra về mặt sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày.

3.2. Thực trạng mức độ và biểu hiện stress của giáo viên trƣờng mầm non tƣ thục. thục.

3.2.1. Mức độ stress của giáo viên trường mầm non tư thục

Stress nói chung và stress nghề nghiệp nói riêng có những đặc điểm chung về triệu chứng và dấu hiệu biểu hiện, tuy nhiên tác gây stress lại tương đối khác nhau.

Đề tài sử dụng trắc nghiệm “Thang tự đánh giá stress tự đánh giá mức độ stress” của nhà Tâm lý học Mỹ Tim Hindle để đánh giá mức độ stress nói chung của GV trường MNTT. Sau khi điều tra và xử lý kết quả bằng phần mềm SPSS, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Biểu đồ 3: Mức độ stress của GVMNTT

Biểu đồ 3.3: Mức độ stress của giáo viên trƣờng mầm non tƣ thục

Về thực trạng stress nói chung, kết quả cho thấy trong 140 GV trường MNTT được khảo sát có 68 GV (48.6 %) có dấu hiệu stress ở mức độ trung bình; có 58 GV (41.1 %) không có biểu hiện stress và có 14GV (10.0 %) mắc stress mức độ cao.

Với tỷ lệ mắc stress ở mức độ trung bình của GV trường MNTT lên đến 48.6 % và mức độ cao là 10% đã nói lên thực trạng đáng báo động về chất lượng cuộc sống và áp lực công việc GV trường MNTT đang phải chịu đựng.

Với stress ở mức độ trung bình thì chúng chưa có những ảnh hưởng mang tính nghiêm trọng đến sức khỏe và công việc của GV nhưng tiếp tục trong một khoảng thời gian dài thì nguy cơ ảnh hưởng của stress đến sức khỏe, cuộc sống và công việc của GV sẽ trở nên trầm trọng.

3.2.2. Biểu hiện stress của Giáo viên trường mầm non tư thục.

GV trường MNTT thể hiện ở ba khía cạnh cơ bản: Tính khí bề ngoài, hành vi và cảm xúc. Khảo sát trên 140 GVMNTT thu được kết quả sau:

Bảng 3.5: Biểu hiện stress của GVMNTT

STT Những biểu hiện Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL % SL % SL % 1 Lo lắng buồn rầu 24 17.1 94 67.1 22 15.7 2 Ngủ không yên 15 10.7 77 55.0 48 34.3 3 Cáu kỉnh – thù địch 9 6.4 50 35.7 81 57.9 4 Mất kiên nhẫn 14 10.0 76 54.3 50 35.7 5 Bất lực – Tuyệt vọng 12 8.6 47 33.6 81 57.9 6 Thất bại 5 3.6 59 42.1 76 54.3 7 Tâm thần bất ổn 12 8.6 38 27.1 90 64.3

8 Hút thuốc, uống rượu, tiêu xài bất

bình thường 5 3.6 14 10.0 121 86.4

9 Khó tập trung làm việc 13 9.3 72 51.4 55 39.3

10 Ít gặp gỡ bạn bè 34 24.3 69 49.3 37 26.4

11 Bỏ dở hoặc không thích làm việc 11 7.9 59 42.1 70 50.0

12 Nói to/nhỏ hơn bình thường 29 20.7 81 57.9 30 21.4

13 Phản ứng quá đáng trước sự việc nhỏ 12 8.6 48 34.3 80 57.1

14 Lo lắng vô cớ 26 18.6 71 50.7 43 30.7

15 Hay quên, khó tập trung 17 12.1 79 56.4 44 31.4

16 Quá tự ti 14 10.0 47 33.6 79 56.4

18 Bứt rứt khó ngủ 12 8.6 64 45.7 64 45.7

19 Rất khó khăn đưa ra các quyết định 13 9.3 66 47.1 61 43.6

20 Không tha thiết với niềm vui trước

đây

18 12.9 49 35.0 73 52.1

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy những biểu hiện về mặt tính khí bề ngoài

thường gặp nhất ở các GV trường MNTT là:

Lo lắng buồn rầu với 67.1% GV biểu hiện ở mức độ thỉnh thoảng, 17.1% thường xuyên. GV trường MNTT trong quá trình làm việc thỉnh thoảng có những biểu hiện lo lắng và một số GV ít có những cảm xúc tích cực trong quá trình giáo dục và chăm sóc trẻ.

Cô N.T.U Trường First Step Academy chia sẻ: “Thời gian làm việc lúc nào cũng phải chú ý để mắt đến trẻ vì trẻ nhỏ dễ có những tai nạn bất ngờ xảy ra, không để ý là trẻ có thể bị tai nạn bất cứ lúc nào như bị gã, bị bạn cấu, bạn đánh, nuốt vật lạ,…, nếu để xảy ra cô sẽ là người trực tiếp chịu trách nhiệm. Lúc đấy thì lương thấp còn bị trừ, mà phụ huynh họ không hiểu cho lại làm khó các cô. Cả ngày các cô quay cuồng với công việc, thỉnh thoảng mới có lúc vui cười với học trò, vì trẻ con vốn dĩ đáng yêu mà”.

Cô T.T.M trường mầm non Lưu Ly chia sẻ: “Trước lúc đi làm tâm trạng vui vẻ, trong quá trình làm việc thì cảm xúc giảm đi vì nhiều công việc liên tay, trẻ quấy khóc, và nhất là những lúc xảy ra những tình huống trẻ đánh nhau bị xước tay thì bực mình, nhiều lúc cáu gắt, và lo lắng khi gặp phụ huynh để giải thích cho phụ huynh hiểu vấn đề. Nhiều đêm cảm giác như khó ngủ vì áp lực công việc, mặc dù làm việc cả ngày làm việc cũng mệt mỏi”.

Ngủ không yên với 77% GV biểu hiện ở mức độ thỉnh thoảng, 10.7% thường xuyên. Mất ngủ và stress có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng vừa là nguyên nhân, vừa là đòn bẩy của nhau. Stress tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương làm phóng thích nhiều chất nội tiết (adrenalin, cortisol,…) để giúp cơ thể huy động khả năng thích ứng. Tác động này với cường dộ cao hoặc với cường độ nhỏ nhưng kéo dài

làm tăng hoạt động của toàn bộ cơ thể, dẫn dến tiêu thụ rất nhiều oxy và năng lượng khiến gốc tự do ở người bị mất ngủ và stress luôn ở tình trạng báo động. Gốc tự do sản sinh từ stress là tác nhân gâu xơ vữa động mạch và thoái hóa chức năng não gây mất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) stress của giáo viên trường mầm non tư thục (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)