Phương pháp trắc nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) stress của giáo viên trường mầm non tư thục (Trang 61 - 62)

Chƣơng 2 : TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.6 Phương pháp trắc nghiệm

Mục đích: Phương pháp này nhằm đánh giá mức độ, biểu hiện stress và

stress trong công việc của GV trường MNTT.

Nội dung:

Tìm hiểu mức độ stress và stress trong công việc của GV trường MNTT qua hai thang đo: Thang đo trắc nghiệm đánh giá mức độ stress của nhà tâm lý học Mỹ Tim Hindle và trắc nghiệm đánh giá mức độ stress trong công việc theo G.S Đặng Phương Kiệt biên tập và đề xuất.

Cách tiến hành:

Trắc nghiệm đánh giá mức độ stress của nhà tâm lý học Mỹ Tim Hindle. Trắc nghiệm gồm 20 câu hỏi về những biểu hiện về thái độ, cảm xúc, hành vi của người thực hiện trắc nghiệm. Sau khi đọc mỗi câu, giáo viên mầm non tư thục chọn 1 trong 3 mức độ phù hợp với mình.

Cách đánh giá:

0 điểm = Không bao giờ 1 điểm = Thỉnh thoảng 2 điểm = Thường xuyên

Sau khi cộng điểm ở mỗi nội dung đo, so sánh vào bảng để xác định vị trí các số điểm của GV nằm trên thang đo dưới đây để biết được mức độ stress của họ.

0 – 9 điểm 10 – 24 điểm 25 – 40 điểm

 Trắc nghiệm đánh giá mức độ stress trong công việc theo G.S Đặng Phương Kiệt.

Trắc nghiệm đánh giá mức độ biểu hiện stress trong nghề nghiệp của G.S Đặng Phương Kiệt gồm 55 câu hỏi mô tả các điều kiện lao động, nghề nghiệp và những cảm nghĩ cá nhân liên quan đến nghề nghiệp.Từ câu 1 -> 26 đánh giá mối quan hệ cá nhân trong lao động, từ câu 27 -> 48 đánh giá về sức khỏe trong nghề nghiệp, từ câu 49 -> 55 đánh giá mức độ hứng thú trong nghề nghiệp. Sau khi đọc mỗi câu, giáo viên mầm non tư thục chọn 1 trong 5 mức độ phù hợp với mình.

Cách đánh giá:

1 điểm = Không hề xảy ra: không thấy các điều kiện lao động hoặc những cảm nghĩ về nghề nghiệp xảy ra bao giờ.

2 điểm = Hiếm xảy ra: điều kiện hay cảm nghĩ tồn tại chừng 25% thời gian. 3 điểm = Đôi khi: điều kiện hay cảm nghĩ tồn tại chừng 50% thời gian

4 điểm = Thường xuyên: điều kiện hay cảm nghĩ tổn tại chừng 75% thời gian 5 điểm = Hầu hết thời gian: điều kiện hay cảm nghĩ hầu như luôn luôn tồn tại. Sau khi cộng điểm ở mỗi nội dung đo, so sánh vào bảng để xác định vị trí các số điểm của GV nằm trên thang đo dưới đây để biết được mức độ stress nghề nghiệp của họ.

Đánh giá mức độ stress trong công việc theo cách tính điểm sau:

1 – 92 điểm 93 – 184 điểm 185 – 275

stress ở mức độ thấp stress ở độ trung bình stress ở mức độ cao

Sử dụng Trắc nghiệm đối với 140 GV trường MNTT để đánh giá mức độ stress và mức độ stress nghề nghiệp của GV trường MNTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) stress của giáo viên trường mầm non tư thục (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)