Biểu hiện stress của GVMNTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) stress của giáo viên trường mầm non tư thục (Trang 76 - 101)

STT Những biểu hiện Thƣờng xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ SL % SL % SL % 1 Lo lắng buồn rầu 24 17.1 94 67.1 22 15.7 2 Ngủ không yên 15 10.7 77 55.0 48 34.3 3 Cáu kỉnh – thù địch 9 6.4 50 35.7 81 57.9 4 Mất kiên nhẫn 14 10.0 76 54.3 50 35.7 5 Bất lực – Tuyệt vọng 12 8.6 47 33.6 81 57.9 6 Thất bại 5 3.6 59 42.1 76 54.3 7 Tâm thần bất ổn 12 8.6 38 27.1 90 64.3

8 Hút thuốc, uống rượu, tiêu xài bất

bình thường 5 3.6 14 10.0 121 86.4

9 Khó tập trung làm việc 13 9.3 72 51.4 55 39.3

10 Ít gặp gỡ bạn bè 34 24.3 69 49.3 37 26.4

11 Bỏ dở hoặc không thích làm việc 11 7.9 59 42.1 70 50.0

12 Nói to/nhỏ hơn bình thường 29 20.7 81 57.9 30 21.4

13 Phản ứng quá đáng trước sự việc nhỏ 12 8.6 48 34.3 80 57.1

14 Lo lắng vô cớ 26 18.6 71 50.7 43 30.7

15 Hay quên, khó tập trung 17 12.1 79 56.4 44 31.4

16 Quá tự ti 14 10.0 47 33.6 79 56.4

18 Bứt rứt khó ngủ 12 8.6 64 45.7 64 45.7

19 Rất khó khăn đưa ra các quyết định 13 9.3 66 47.1 61 43.6

20 Không tha thiết với niềm vui trước

đây

18 12.9 49 35.0 73 52.1

Nhìn vào bảng số liệu cho thấy những biểu hiện về mặt tính khí bề ngoài

thường gặp nhất ở các GV trường MNTT là:

Lo lắng buồn rầu với 67.1% GV biểu hiện ở mức độ thỉnh thoảng, 17.1% thường xuyên. GV trường MNTT trong quá trình làm việc thỉnh thoảng có những biểu hiện lo lắng và một số GV ít có những cảm xúc tích cực trong quá trình giáo dục và chăm sóc trẻ.

Cô N.T.U Trường First Step Academy chia sẻ: “Thời gian làm việc lúc nào cũng phải chú ý để mắt đến trẻ vì trẻ nhỏ dễ có những tai nạn bất ngờ xảy ra, không để ý là trẻ có thể bị tai nạn bất cứ lúc nào như bị gã, bị bạn cấu, bạn đánh, nuốt vật lạ,…, nếu để xảy ra cô sẽ là người trực tiếp chịu trách nhiệm. Lúc đấy thì lương thấp còn bị trừ, mà phụ huynh họ không hiểu cho lại làm khó các cô. Cả ngày các cô quay cuồng với công việc, thỉnh thoảng mới có lúc vui cười với học trò, vì trẻ con vốn dĩ đáng yêu mà”.

Cô T.T.M trường mầm non Lưu Ly chia sẻ: “Trước lúc đi làm tâm trạng vui vẻ, trong quá trình làm việc thì cảm xúc giảm đi vì nhiều công việc liên tay, trẻ quấy khóc, và nhất là những lúc xảy ra những tình huống trẻ đánh nhau bị xước tay thì bực mình, nhiều lúc cáu gắt, và lo lắng khi gặp phụ huynh để giải thích cho phụ huynh hiểu vấn đề. Nhiều đêm cảm giác như khó ngủ vì áp lực công việc, mặc dù làm việc cả ngày làm việc cũng mệt mỏi”.

Ngủ không yên với 77% GV biểu hiện ở mức độ thỉnh thoảng, 10.7% thường xuyên. Mất ngủ và stress có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng vừa là nguyên nhân, vừa là đòn bẩy của nhau. Stress tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương làm phóng thích nhiều chất nội tiết (adrenalin, cortisol,…) để giúp cơ thể huy động khả năng thích ứng. Tác động này với cường dộ cao hoặc với cường độ nhỏ nhưng kéo dài

làm tăng hoạt động của toàn bộ cơ thể, dẫn dến tiêu thụ rất nhiều oxy và năng lượng khiến gốc tự do ở người bị mất ngủ và stress luôn ở tình trạng báo động. Gốc tự do sản sinh từ stress là tác nhân gâu xơ vữa động mạch và thoái hóa chức năng não gây mất ngủ. Đồng thời, mất ngủ tác động trở lại làm tình trạng căng thẳng càng nặng thêm.

Cô B.T.N Trường Sao Hà Nội chia sẻ: “Lâu nay chị mất ngủ, đêm ngủ bứt rứt

không yên, đợt này công việc nhiều áp lực, chị đang nghĩ tìm công việc khác, mà nghĩ mãi không biết nên làm việc gì. Ở trường công việc chiếm quá nhiều thời gian, làm nhiều việc khác nhau, nhưng dần cũng quen, dạo này có thêm nhiều học sinh mới áp lực công việc lại càng cao”.

Mất kiên nhẫn 54.3% GV biểu hiện ở mức độ thỉnh thoảng, và 10.0% thường xuyên. GV trường MNTT mất kiên nhẫn, mất bình tĩnh dễ dẫn đến khó kiểm soát hành vi khi gặp tình huống gây căng thẳng stress. Và đây là một trong những lí do khiến nhiều giáo viên có những hành vi quát mắng, la hét, và thậm chí là đánh vào tay trẻ. Những hành vi này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ, nhiều trẻ sẽ tỏ ra sợ sệt, hay bắt chước hành vi bực bội cáu gắt của cô đối với bạn bè và người thân,…

Những dấu hiệu biểu hiện ở hành vi thường gặpKhó tập trung làm việc

51.4% thỉnh thoảng, 9.3 % thường xuyên.Với công việc phải tập trung quan sát nhiều trẻ để tránh xảy ra những sự cố bất ngờ, đảm bảo sự an toàn cho trẻ, nhưng việc kéo dài liên tục sự tập trung trong một thời gian dài lại gây căng thẳng thần kinh, mệt mỏi và làm giảm khả năng tập trung làm việc về sau.

Nhiều GV vì áp lực công việc nên thỉnh thoảng cũng ít gặp gỡ bạn bè (49.3%) 24.3 % ở mức độ thường xuyên không dành thời gian gặp gỡ bạn bè. Có tới 50.7% thỉnh thoảng lo lắng vô cớvà 18.6% thường xuyên lo lắng vô cơ thường xuyên. Biểu hiện về âm lượng lời nói có 57.9% GV biểu hiện ở mức độ thỉnh thoảng và 20.7% là thường xuyên nói to/nhỏ hơn bình thƣờng.

Cô N.T.U Trường First Step Academy chia sẻ: “Nhiều lúc ngại đi chơi tụ tập

bạn bè, vì tối nào về ăn uống, tắm giặt xong cũng khoảng 9h tối thì muốn đi ngủ nghỉ ngơi, còn cuối tuần được nghỉ cũng muốn ở nhà dọn dẹp, nghỉ ngơi để còn đi

làm vào thứ 2. Thành ra lười đi chơi, lâu lâu chị mới đi tụ tập bạn bè, còn bình thường hay nói chuyện qua điện thoại, qua facebook rồi”.

Những dấu hiệu biểu hiện về mặt cảm xúc, biểu hiện rõ nhất là có 56.4% GV thỉnh thoảng mắc chứng hay quên khó tập trung và 12.1% là thường xuyên xuất hiện chứng này. Giáo viên mầm non có rất nhiều công việc phải ghi nhớ thực hiện hàng ngày, từ việc nhớ dặn dò của phụ huynh về cách chăm sóc cho mỗi trẻ hàng ngày (cho trẻ uống thêm, ăn thêm gì, uống thuốc,…), việc quản lý lớp học đồ dùng học tập, nội dung bài giảng, quan sát đánh giá trẻ thường xuyên,…những công việc đòi hỏi thực hiện theo giờ quy định của trường và của phụ huynh, và nhiều khi công việc quá bận rộn khiến các cô hay quên, khó tập trung nên sai sót và dễ nhầm lẫn trong công việc.

Biểu hiện bứt rứt khó ngủ có ở45.7% GV với mức độ thỉnh thoảng và 8.6% là mức độ thường xuyên. Và có 47.1% GV thỉnh thoảng có biểu hiện rất khó khăn đƣa ra các quyết định và có 9.3% GV rơi vào mức độ thường xuyên. Giấc ngủ rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe cơ thể và hoạt động làm việc của hệ thần kinh. Những giấc ngủ không đảm bảo sẽ dẫn đến nhiều chứng bệnh và đặc biệt là sự làm việc thiếu chính xác của hệ thần kinh, một trong những biểu hiện có thể thấy ở đây là các giáo viên khó đưa ra các quyết định để xử lý tình huống và giải quyết công việc.

Những biểu hiện trên ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của GV trường MNTT, đến chất lượng giáo dục và chăm sóc của giáo viên đối với trẻ. Nếu những biểu hiện trên kéo dài sẽ khiến GV trường MNTT mệt mỏi, thiếu sự tỉ mi, chu đáo, chính xác trong công việc, thiếu sự bình tĩnh để xử lý những tình huống bất ngờ, những điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực trực tiếp đến sự phát triển của mỗi đứa trẻ.

Trên đây là những số liệu và kết quả chúng tôi đã thu được nhằm đánh giá mức độ stress của GV trường MNTT và những biểu hiện stress thường thấy ở họ. Stress thông thường ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố cuộc sống hàng ngày của mỗi GV như sức khỏe, gia đình, tài chính, tình cảm,… và sẽ có sự khác biệt với stress trong công việc. Vậy, đối với stress nghề nghiệp thì có bao nhiêu GV stress ở mức nhẹ,

mức trung bình và mức khá cao, biểu hiện như thế nào, chúng tôi tiến hành thực hiện trắc nghiệm stress nghề nghiệp với 140 GV trường MNTT.

3.3. Mối tƣơng quan giữa stress trong công việc và stress chung.

Đề tài đặt ra câu hỏi có mối tương quan nào giữa stress trong công việc và stress chung của GV trường MNTT. Tiến hành xử lý số liệu thu được kết quả: r = 0.6, p = 0.00 . Kết quả cho thấy đây là mối tương quan mạnh (r=0.6) và có ý nghĩa về mặt thống kê (p <0.05). Có nghĩa là mức độ stress trong công việc càng cao thì mức độ stress chung càng cao, và ngược lại nếu mức độ stress trong công việc càng thấp thì mức độ stress chung càng thấp. Cho thấy mức độ ảnh hưởng của stress trong công việc đến mức độ stress tương đối mạnh. Điều này cho thấy tình trạng stress trong công việc là một trong những nhân tố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến mức độ stress của GV trường MNTT.

Trong kết quả khảo sát cho thấy có 6% GV trường mầm non tư thục stress nghề nghiệp ở mức độ cao, 94 stress mức độ trung bình. Tức là 100% GV trường mầm non tư thục mắc stress nghề nghiệp. Nhưng cũng khảo sát 140 GV trường mầm non tư thục với thang đo stress chung thì thu được kết quả: có 10% stress ở mức độ cao, 48,6 % stress ở mức độ trung bình và còn lại 41.1% không bị stress. Lí giải cho kết quả này chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số giáo viên có mắc stress nghề nghiệp nhưng không mắc stress chung và thu được kết quả: Mặc dù trong công việc của họ có những áp lực gây stress, thậm chí họ có mức độ stress là trung bình nhưng khi họ về gia đình họ có sự động viên chia sẻ công việc nhà từ chồng, từ bố mẹ, và những niềm vui hạnh phúc gia đình với những đứa con ngoan làm họ cảm thấy cân bằng được cuộc sống và những căng thẳng mệt mỏi của công việc ít ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của họ. Những cô giáo trẻ thì tìm thấy được niềm vui từ những người bạn, người yêu và họ có những cách giải tỏa căng thẳng trong công việc khi về nhà: xem phim, nghe nhạc, nấu ăn, chơi đàn,… Điều này cho những yêu tố ngoài công việc như gia đình, bạn bè,… sẽ có tác động nhiều đến mức độ stress của mỗi giáo viên.

dần, về nhà có chồng thông cảm, chia sẻ công việc, con cái ngoan ngoãn là cũng thấy niềm vui, cũng được an ủi phần nào, lại được chồng động viên nên cũng cố gắng công hiến cho công việc, ít cô được như chị, được chồng thông cảm, chứ đi làm về còn phải ôm hết tất cả việc nhà thì không stress nặng mới là lạ.”

Stress chung và stress nghề nghiệp không hoàn toàn giống nhau về biểu hiện, nguyên nhân. Nhưng nếu như không có cách ứng phó tích cực, kiểm soát stress thì chúng đều gây ra những hậu quả nghiêm trọng về tâm sinh lý và đặc biệt ảnh hưởng đến chất lượng lao động, chất lượng cuộc sống của mỗi GV trường MNTT.

Đề tài mô tả chân dung tâm lý một số trường hợp GV trường MNTT mắc stress:

Trường hợp 1:

Cô Nguyễn Thị N, giáo viên trường mầm non tư thục Bright Moon

Tuổi: 27 , chưa lập gia đình, kinh nghiệm làm giáo viên MNTT: >2 năm

Tính cách: ít nói nhưng chia sẻ nhiều với những ai thân thiết, yêu trẻ, hay giúp đỡ người khác, nhiệt tình. Học sinh yêu quý và đồng nghiệp đánh giá là một người hiền lành, ít va chạm to tiếng với mọi người, dễ dàng cho qua mọi việc nếu như không quá ảnh hưởng đến quyền lợi của mình.

Hiện là giáo viên đứng lớp nhà trẻ (<3 tuổi); Lớp có 23 trẻ/ 3 cô - Mức độ stress chung : stress mức độ trung bình (16 điểm) - Biểu hiện stress chung:

+ Thường xuyên: ít gặp gỡ bạn bè

+ Thỉnh thoảng: lo lắng buồn rầu, ngủ không yên, cáu kỉnh –thù địch, thất bại, khó tập trung làm việc, bỏ dở hoặc không thích làm việc, nói to/ nhỏ hơn bình thường, phản ứng quá đáng trước sự việc nhỏ, lo lắng vô cớ, hay quên, khó tập trung, quá tự ti, bứt rứt khó ngủ, rất khó khăn đưa ra các quyết định, không tha thiết với niềm vui trước đây.

- Mức độ stress nghề nghiệp: stress mức độ trung bình (171 điểm) - Biểu hiện stress nghề nghiệp:

+ Mối quan hệ cá nhân trong nghề nghiệp: Áp lực trước những đòi hỏi yêu

cầu của phụ huynh học sinh, không chia sẻ được và nhận được sự ủng hộ từ phía lãnh đạo trường, lớp có học sinh tăng động khó kiểm soát.

+ Sức khỏe nghề nghiệp: Buổi sáng đón học sinh luôn lo lắng căng thẳng để đảm bảo sức khỏe, an toàn của trẻ, trẻ phải tăng cân nặng và chiều cao theo thời gian học đúng chuẩn. Trong thời gian làm việc mỏi mắt, căng thẳng và không được thư giãn, nghỉ ngơi. Sau mỗi ngày làm việc mệt mỏi, không muốn đi chơi, muốn nghỉ ngơi, căng thẳng mỗi khi chuông điện thoại rung và áp lực khi nghe điện thoại của phụ huynh.

+ Hứng thú nghề nghiệp: Lựa chọn công việc vì yêu trẻ, nhưng công việc áp lực, lương thấp, thỉnh thoảng cũng không kiểm soát được cảm xúc của mình khi đứng lớp là quát mắng và khó chịu với trẻ. Nhiều lúc stress thì chỉ làm việc cho xong trách nhiệm không hào hứng với công việc. Nếu có điều kiện công việc tốt hơn sẽ chuyển.

-Cách ứng phó với stress:

+ Thỉnh thoảng: im lặng làm việc, không nói chuyện với ai, bùng nổ, cáu gắt, giận dữ với trẻ và đồng nghiệp, tự chiều chuộng bản thân bằng cách đi mua sắm, đi chơi, tụ tập, ăn uống,… tĩnh tâm suy nghĩ

+ Thường xuyên: nói chuyện với bạn bè, với người thân để được chia sẻ. kể

với mọi người về những áp lực công việc, than thở tìm kiếm sự đồng cảm. Suy nghĩ nhiều lần về những vấn đề xảy ra để hiểu rõ vấn đề. Hỏi ý kiến người khác để tìm giải pháp.

Trường hợp 2:

cô Nguyễn Thị T, giáo viên trường mầm non Just Kids

Tuổi: 24, chưa có gia đình, kinh nghiệm làm giáo viên MNTT: 3 năm

Tính cách: thẳng thắn, cá tính đôi lúc làm theo ý của mình, hay bộc lộ rõ cảm xúc của mình trước những sự việc, yêu trẻ, nhiệt tình, năng động, không thích người khôn khéo quá vì bản thân cũng không khôn khéo. Học sinh yêu quý, đồng nghiệp nhận xét là người thẳng thắn, cởi mở.

Hiện là giáo viên đứng lớp nhà trẻ (< 3 tuổi); Lớp có 23 trẻ /3 cô - Mức độ stress chung: stress mức độ trung bình (14 điểm) - Biểu hiện stress chung:

+ Thỉnh thoảng: lo lắng buồn rầu, ngủ không yên, cáu kỉnh thù địch, mất kiên nhẫn, tâm thần bất ổn, khó tập trung làm việc, ít gặp gỡ bạn bè, bỏ dở hoặc không thích làm việc, nói to/ nhỏ hơn bình thường, phản ứng quá đáng trước việc nhỏ, lo lắng vô cớ, hay quên, khó tập trung, nôn nao tâm ký hoặc hoảng loạn, bứt rứt khó ngủ.

- Mức độ stress nghề nghiệp: stress mức độ trung bình (150 điểm) - Biểu hiện stress nghề nghiệp:

+ Mối quan hệ cá nhân trong nghề nghiệp: Áp lực trước những đòi hỏi yêu cầu của phụ huynh học sinh, không chia sẻ được và nhận được sự ủng hộ từ phía lãnh đạo trường, lớp có học sinh tăng động khó kiểm soát.

+ Sức khỏe nghề nghiệp: Buổi sáng đón học sinh luôn lo lắng căng thẳng để đảm

bảo sức khỏe, an toàn của trẻ, trẻ phải tăng cân nặng và chiều cao theo thời gian học đúng chuẩn. Trong thời gian làm việc mỏi mắt, căng thẳng và không được thư giãn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) stress của giáo viên trường mầm non tư thục (Trang 76 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)