Tác nhân stress trong công việc của Giáo viên trườngmầm non tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) stress của giáo viên trường mầm non tư thục (Trang 43 - 46)

1.2. Lí luận về stress trong công việc của giáo viên trườngmầm non tư thục

1.2.5. Tác nhân stress trong công việc của Giáo viên trườngmầm non tư

Tác nhân stress xuất phát từ công việc của GV trường MNTT, do hai nguồn gây ra: Yếu tố khách quan (môi trường bên ngoài) và yếu tố chủ quan (bản thân GV)

Nhiều nghiên cứu stress của giáo viên mầm non đã đưa ra những tác nhân dẫn đến stress xuất phát từ tính chất công việc, từ mối quan hệ trong công việc, từ sức khỏe cá nhân … Dựa vào đặc trưng công việc, chúng tôi đưa ra những tác nhân gây stress của giáo viên trường mầm non tư thục cụ thể như sau:

Tác nhân từ chính công việc:

- Môi trường làm việc ồn ào nhiều trẻ nhỏ quấy khóc, các giáo viên sẽ phải chăm sóc từ việc ăn ngủ, vui chơi, vệ sinh cá nhân cho trẻ. Có nhiều trẻ nghịch ngợm, khó giữ được trật tự lớp học, trẻ không chịu nghe lời, trẻ lười ăn, trẻ tranh giành đồ chơi, đánh bạn. Nếu như chú ý đến trẻ có thể xảy xa những tình huống tai nạn bất ngờ: trẻ ngã, nuốt vật lạ, trẻ nôn ọe,…

- Số lượng giáo viên ít nhưng số lượng trẻ mỗi lớp thì nhiều, không thể đáp ứng được nhu cầu của nhiều trẻ cùng một lúc. Như cho trẻ ăn, trẻ khóc đòi bế, trẻ đòi đi vệ sinh,…

- Thời gian làm việc kéo dài trong nhiều giờ với khối lượng công việc lớn: dạy trẻ về kiến thức, kỹ năng, chăm sóc, vệ sinh,… thời gian nghỉ ngơi không đảm bảo. Ngoài thời gian làm việc trên lớp, giáo viên còn dành thời gian ở nhà để chuẩn bị giáo án, làm đồ dùng học tập, chuẩn bị cho các chương trình, sự kiện của trường, chuẩn bị cho các đợt kiểm tra chất lượng,.. và thời gian trao đổi với phụ huynh về vấn đề của trẻ. - Áp lực từ phía phụ huynh: Phụ huynh luôn đòi hỏi giáo viên phải chăm sóc trẻ tốt nhất, bất kì sai sót nào cũng sẽ bị phản ánh tới nhà trường. Con ăn được ít, con không ngủ trưa, con có vết cấu, … tất cả những sự cố này xảy ra nếu như phụ huynh nào hiểu vấn đề sẽ không đổ lỗi cho giáo viên không biết cách chăm sóc và dạy trẻ tốt, còn nếu phụ huynh nào làm nghiêm trọng hóa vấn đề lên thì giáo viên là người chịu trách nhiệm đầu tiên về vấn đề của trẻ. Nhiều phụ huynh chưa thể hiện sự tôn trọng đúng mực đối với giáo viên.

- Mức lương và phụ cấp không đảm bảo: Công việc áp lực, mất nhiều thời gian nhưng mức lương thấp không đảm bảo cho chi phí cuộc sống hàng ngày của giáo viên cũng là tác nhân dẫn đến stress. Ở trường mầm non tư thục mức lương của giáo viên do nhà trường cùng với giáo viên thỏa thuận khi kí hợp đồng, và tùy thuộc vào chất lượng, quy mô phát triển của mỗi trường mà có những mức lương khác nhau, có sự chênh lệch lớn giữa những hệ thống trường quốc tế và trường tư thục nhỏ với số học sinh ít.

- Quy định, quy chế thưởng và kỉ luật: Hầu hết các cơ quan, tổ chức đều có những quy định rõ ràng về thưởng và kỷ luật đối với người lao động. Nêú như giáo viên được đánh giá đúng năng lực và có khen thưởng xứng đáng với nỗ lực của họ thì chắc chắn đó là động lực để họ cống hiến nhiều hơn trong công việc. Ở các trường mầm non tư thục cũng vậy, có quy định rõ ràng về điều này. Nhưng mức phạt thì khác nhau, có những trường đưa ra quy định rất khắt khe, giáo viên vi phạm sẽ trừ vào tiền lương và tiền phụ cấp. Quy định về việc nghỉ phép và thưởng vào những dịp lễ tết cũng có nhiều sự chênh lệch.

- Mâu thuẫn với quản lý, từ nhiều áp lực từ phía phụ huynh, uy tín của trường, lợi nhuận kinh doanh có nhiều quản lý trường tạo nhiều áp lực trong công việc cho giáo viên mầm non tư thục, phân chia công việc cho các giáo viên chưa hợp lí, thiếu sự quan tâm đến đời sống của giáo viên, giáo viên lo lắng bị sa thải.

- Mối quan hệ giữa các đồng nghiệp: thiếu sự hỗ trợ nhau trong công việc, có những mâu thuẫn, xích mích. Bất đồng về quan điểm, về phương pháp quản lý trẻ và dạy học. Không chia sẻ được những cảm xúc, những khó khăn trong cuộc sống,…

- Điều kiện cơ sở vật chất không đầy đủ, chật chội; Áp lực trước camera… - Căng thẳng vì những đợt kiểm tra chất lượng, tham gia các hội thi….

Nguyên nhân từ những yếu tố ngoài công việc:

- Sức khỏe của giáo viên không đảm bảo sẽ không đảm bảo được chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ với khối lượng công việc nhiều, liên tục và kéo dài lại đòi hỏi sự tập trung cao khi làm việc. Sức khỏe không đảm bảo khiến giáo viên mệt mỏi, uể oải và gặp khó khăn trong công việc.

- Những áp lực từ công việc gia đình khiến giáo viên đến trường với tâm lý không thoải mái.

- Giáo viên không muốn gắn bó lâu dài với công việc, luôn tìm kiếm những cơ hội việc làm tốt hơn. Khi không xác định gắn bó lâu dài với công việc, giáo viên sẽ không thực sự dồn hết tâm sức để cống hiến cho công việc, và dễ dàng từ bỏ khi gặp khó khăn trong công việc thay vào đó là nghĩ cách ứng phó hiệu quả với stress. - Chỗ làm việc xa nơi ở: Việc di chuyển mất nhiều thời gian khiến giáo viên phải đi

làm sớm và về muộn cũng ảnh hưởng đến tâm lý làm việc của giáo viên.

- Không có nhiều thời gian dành cho gia đình và kiếm thêm thu nhập từ những công việc khác…

- Giáo viên thiếu kiến thức, kỹ năng làm việc trong môi trường nhiều áp lực.

Ngoài ra còn có những tác nhân khác dẫn đến stress của giáo viên mầm non tư thục.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng trực tiếp tới mức độ stress của giáo viên mầm non tư thục là khả năng ứng phó của giáo viên với stress. Khi xuất hiện các yếu tố stress giáo viên không có cách ứng phó phù hợp và hiệu quả sẽ làm tăng mức độ stress và hệ quả tiêu cực gây ra nhiều hơn. Ví dụ, khi xảy ra căng thẳng giáo viên mất bình tĩnh, quát mắng, đánh trẻ có thể giúp giáo viên giải tỏa được căng thẳng lúc đó, nhưng kéo theo sau là phản ứng quấy khóc của trẻ, phản ánh từ phía phụ huynh, kỷ luật từ phía nhà trường dẫn đến tăng sự căng thẳng trong công việc. Hoặc lựa chọn cách ứng phó là im lặng làm việc, nếu im lặng có thể để stress đi qua nhưng đến một lúc nào đó áp lực dồn nén, những mâu thuẫn chưa giải quyết sẽ khiến stress bùng nổ và càng làm tăng mức độ stress.

Với kết quả nghiên cứu thực tế, sẽ cho chỉ ra cho chúng ta thấy đâu là những tác nhân chính dẫn đến tình trạng căng thẳng của giáo viên từ đó sẽ đưa ra kiến nghị và biện pháp tăng khả năng ứng phó stress của giáo viên mầm non tư thục. Đề tài tập trung phân tích và làm rõ những tác nhân gây stress từ chính những yếu tố đặc trưng trong công việc của GV trường MNTT.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) stress của giáo viên trường mầm non tư thục (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)