Tuổi đời và số năm kinh nghiệm làm việc của GVMNTT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) stress của giáo viên trường mầm non tư thục (Trang 54 - 66)

Tuổi đời SLGV % Kinh nghiệm SLGV %

Dưới 20 tuổi 0 0.0 Dưới 1 năm 32 22.9

Từ 20 - 25 tuổi 78 55.7 1- 2 năm 37 26.4

Từ 26 - 30 tuổi 55 39.3 2- 3 năm 17 12.1

Từ 31- 36 tuổi 4 2.9 3 - 4 năm 24 17.1

Trên 36 tuổi 3 2.1 4 - 5 năm 10 7.1

Tổng

140 100

Trên 5 năm 20 14.3

Tổng 140 100

Bảng 3, cho thấy 140 GV trường MNTT có đặc điểm về độ tuổi tập trung nhiều từ 20 – 25 tuổi (55.7%) và từ 26 – 30 tuổi (39.3%). Đây là độ tuổi trẻ, các GV có sức khỏe tốt để đảm nhận việc dạy dỗ và chăm sóc trẻ. Độ tuổi nhiều hơn từ 31tuổi là độ tuổi mà những giáo viên đa số đã lập gia đình, có con chính vì vậy họ có nhiều kinh nghiệm chăm sóc và nuôi dạy trẻ, nhưng có rất ít người vẫn tiếp tục làm công việc giáo viên mầm non. Trong số 10 trường với 140 GV trường MNTT được khảo sát thì chỉ có 7 GV nằm ở độ tuổi này.

Cũng từ bảng 3, cho thấy số năm kinh nghiệm làm việc của giáo viên có sự đa dạng, trong tổng 140 giáo viên được khảo sát có 32 (22,9%) giáo viên mới đi làm chưa được 1 năm, 37 (26.4%) giáo viên có kinh nghiệm từ 1 – 2 năm, có 51(36.3%) giáo viên có kinh nghiệm làm việc từ 2 – 5 năm và có 20 (14,3%) giáo viên có kinh nghiệm làm GV trường mầm non trên 5 năm.

Một số đề tài nghiên cứu về stress của giáo viên mầm non trong nước đã được công bố, được tiến hành đối với những giáo viên trường mầm non công lập. Đề tài “Stress của giáo viên trường mầm non tư thục” lựa chọn có sự đa dạng hơn về đặc điểm của khách thể nghiên cứu là 140 giáo viên ở 10 trường mầm non tư thục để có thêm cái nhìn rộng hơn về stress trong công việc của giáo viên mầm non nói chung và mầm non tư thục nói riêng.

2.1.2. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Đề tài lựa chọn địa bàn nghiên cứu là thành phố Hà Nội, là trung tâm văn hóa – chính trị, y tế, dịch vụ của cả nước, chính vì vậy Hà Nội thu hút lượng lớn nguồn lao động khắp cả nước trở thành một trong những thành phố đông dân nhất cả nước. Chính vì như vậy ngành y tế, dịch vụ, và giáo dục đều chịu sức ép lớn để đáp ứng nhu cầu, nâng cao chất lượng đời sống của người dân. Làm thế nào để đảm bảo đủ trường lớp cho trẻ dưới 5 tuổi học mầm non cũng là một vấn đề được đặt ra trong những năm vừa qua.

Thời gian gần đây ở địa bàn thành phố Hà Nội, quy mô, mạng lưới trường lớp mầm non phát triển nhanh, trong đó các cơ sở giáo dục mầm non tư thục góp phần giải tỏa áp lực cho các trường mầm non công lập. Con số thống kê tính đến tháng 5/2010, Hà Nội có 827 trường mầm non, trong đó 667 trường công lập; 160 trường ngoài công lập và 865 nhóm, lớp mầm non tư thục... Số trẻ mầm non ra lớp là 333.572 trẻ, tăng 17.560 trẻ so với cuối năm học trước. Trong số trẻ mầm non ra lớp trong năm học mới này, số trẻ mầm non học trong các trường công lập đạt tỷ lệ 86% (292.860 trẻ); nhóm lớp ngoài công lập chiếm tỷ lệ 14% (46.837 trẻ). Mặc dù, chỉ trong năm học 2009-2010, Hà Nội đã tăng thêm 65 trường, trong đó riêng mầm non đã chiếm 37 trường, nhóm lớp mầm non tư thục cũng phát triển rất mạnh, tuy nhiên Hà Nội vẫn trong tình trạng thiếu lớp khiến cho công tác giảm tải số trẻ/lớp còn hạn chế.

Trước khi vào năm học mới, Sở GD&ĐT Hà Nội cũng đã đình chỉ 12 nhóm lớp mầm non không đủ điều kiện trong năm học 2009-2010. Đến nay, 100% trường dân lập, tư thục có quyết định thành lập; 629/865 nhóm, lớp mầm non tư thục được cấp giấy phép hoạt động. Con số 236 nhóm, lớp chưa được cấp giấy phép, theo Sở GD&ĐT Hà Nội, là do chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...

Giai đoạn 2010-2015 đánh dấu bước chuyển mạnh của giáo dục mầm non Thủ đô - điều có được nhờ những nỗ lực đặc biệt nhằm tăng tỷ lệ huy động trẻ mầm non ra lớp, với tổng số 515 nghìn trẻ đang được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở

giáo dục mầm non trên toàn địa bàn. Tuy nhiên, hiện nay, việc đáp ứng chỗ gửi con của phụ huynh vẫn là thách thức không nhỏ đối với các cấp quản lý, chính quyền.

Theo thống kê của Sở GD-ĐT, tính đến năm học 2015-2016, trong tổng số 515 nghìn trẻ mầm non được chăm sóc, giáo dục tại các cơ sở giáo dục mầm non của Hà Nội, số trẻ nhà trẻ (dưới 3 tuổi) gồm 101 nghìn bé, đạt tỷ lệ 35% số trẻ trong độ tuổi; tỷ lệ trẻ ra lớp ở độ tuổi mẫu giáo (3-5 tuổi) là 98%. So với năm 2010, tỷ lệ trẻ ra lớp ở hai độ tuổi này đều tăng, trong đó, số trẻ ở độ tuổi nhà trẻ tăng 9%, mẫu giáo tăng 18%. Năm 2015, 30/30 quận, huyện, thị xã đều duy trì được chất lượng phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi.

Với sự đầu tư tập trung cho cấp học giáo dục mầm non, so với 5 năm trước, ở thành phố Hà Nội số cơ sở giáo dục mầm non đã tăng nhanh, với 1.003 trường mầm non và hơn 16 nghìn nhóm, lớp. Dù vậy, lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội thừa nhận rằng do tốc độ tăng dân số cơ học quá nhanh, hằng năm, số trẻ mầm non đến trường tăng khoảng 25-30 nghìn trẻ, nên dù quy mô giáo dục mầm non tăng nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu gửi con của các bậc phụ huynh.

Chính vì vậy, đầu tư phát triển mầm non tư thục đang rất được chú trọng. Nhiều trường mầm non tư thục được mở ra trên địa bàn Hà Nội, tạo nhiều cơ hội cho trẻ đến trường, nhiều cơ hội việc làm cho giáo viên mầm non, giảm tải áp lực cho các trường mầm non công lập, tuy nhiêu kéo theo đó có nhiều vấn đề bất cập là khó quản lý, đánh giá kiểm soát chất lượng, nhiều tiêu cực xảy ra, và trong đó vấn đề stress trong công việc của giáo viên mầm non tư thục cũng là một trong những vấn đề cần quan tâm vì nó phản ánh hiện trạng hoạt động của nhiều trường mầm non tư thục hiện nay trên địa bàn Hà Nội.

2.2. Tiến trình thực hiện

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài từ 07 năm 2015 đến tháng 02 năm 2016 theo tiến độ như sau:

- Từ 07/2015 đến 10/2016: Thu thập, đọc và ghi chép các tài liệu, sách báo liên quan đến nội dung của đề tài từ đó xây dựng đề cương chi tiết.

Xây dựng cơ sở lý luận của đề tài dựa trên phương pháp nghiên cứu tài liệu. - Từ 11/2015 đến tháng 12/2015: Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu của đề tài:

phiếu điều tra, thang đo trắc nghiệm, bảng hỏi phỏng vấn sâu.

Liên hệ với 10 trường trên địa bàn Hà Nội để tiến hành điều tra thử: phát phiếu điều tra, thang đo trắc nghiện và tiến hành phỏng vấn, để có cơ sở sửa bộ công cụ nghiên cứu. Dựa trên kết quả điều tra thử tiến hành hoàn thành bộ công cụ nghiên cứu của đề tài.

- Từ 12/2015 – 02/2016: Nghiên cứu toàn bộ khách thể, tiến hành xử lý số liệu thu thập được từ các phương pháp điều tra.

- Từ 03/2016 – 06/2016: Viết báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

Để khảo sát thực trạng, đề tài sử dụng hệ thống phương pháp nghiên cứu sau:

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận.

Mục đích: Tìm hiểu và nghiên cứu các tài liệu của các tác giả trong và ngoài

nước về vấn đề stress và stress trong công việc. Từ những kiến thức thu được xây dựng hệ thống khái niệm và công cụ phù hợp để phục vụ cho công tác nghiên cứu đạt hiệu quả cao.

Nội dung: Nghiên cứu tài liệu về stress dưới góc nhìn của các nhà nghiên

cứu trong và ngoài nước, với các góc độ nghiên cứu khác nhau: y học, sinh lý học, tâm lý học,…đặc biệt đi sâu tìm hiểu stress trong công việc dưới góc nhìn của các nhà tâm lý để tìm ra những vấn đề đã được nghiên cứu, sự khác nhau giữa những nghiên cứu về stress trong công việc của giáo viên mầm non, tạo cơ sở lí luận cho đề tài và tìm ra điểm mới của đề tài mà chưa được các nhà nghiên cứu trước đề cập tới.

Cách tiến hành: Tìm hiểu những đề tài, sách, báo, tạp chí, trên internet, thư

viện Quốc gia, thư viện khoa Tâm lý, thư viện trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Thư viện khoa Sư phạm mầm non, thư viện trường Đại học Sư Phạm Hà Nội. Tiến hành thu thập tài liệu và xây dựng hệ thống khái niệm và công cụ phù hợp để phục vụ cho công tác nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp quan sát

Mục đích: Đánh giá những biểu hiện stress của GV trường MNTT, đánh giá

khả năng ứng phó với những tình huống gây nên stress, sự ảnh hưởng của stress tới cách giáo dục và chăm sóc trẻ như thế nào.

Nội dung: Tập trung quan sát hành vi, ngôn ngữ và hành vi phi ngôn ngữ

(đặc biệt là hành vi cảm xúc) của GV trường MNTT trong quá trình giảng dạy và chăm sóc trẻ trên lớp.

Quan sát điều kiện làm việc của GV trường MNTT: cơ sở vật chất, thời gian làm việc, khối lượng công việc,..

Quan sát những biểu hiện trong các mối quan hệ của giáo viên mầm non: với cấp trên, đồng nghiệp, trẻ, phụ huynh.

Tiến hành thực hiện: Lập kế hoạch quan sát, liên hệ với lãnh đạo trường,

giáo viên, dự giờ, quan sát và ghi chép lại các nội dung quan sát theo mục đích quan sát đã đề ra.

2.3.3 Phương pháp nghiên cứu trường hợp

Mục đích: Tìm hiểu và phân tích sâu một số trường hợp giáo viên mầm non

tư thục có biểu hiện stress trong công việc để mô tả cụ thể về mức độ, biểu hiện, cách ứng phó, tác nhân gây stress,...

Tiến hành thực hiện:

- Xác định mục tiêu nghiên cứu và lựa chọn 4 trường hợp nghiên cứu. - Chuẩn bị những công cụ nghiên cứu: câu hỏi phỏng vấn, trắc nghiệm,… - Tiến hành nghiên cứu từng trường hợp một: phỏng vấn, quan sát, thực hiện trắc nghiệm,… ghi chép những thông tin thu thập được về đặc điểm cá nhân, nhận thức, cảm xúc, kết quả trắc nghiệm,… sau khi tiến hành nghiên cứu.

- Mô tả lại những thông tin về định tính và định lượng đã thu thập được từ 4 trường hợp lựa chọn nghiên cứu.

2.3.4. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Mục đích: Bảng hỏi được thiết kế nhằm tìm hiểu thực trạng công việc, đánh giá

sóc, giáo dục trẻ của cô giáo mầm non. Ngoài ra còn tìm hiểu những nguyên nhân khách quan, chủ quan dẫn tới stress ở giáo viên mầm non. Những biện pháp và những ý kiến của GV trường MNTT nhằm hạn chế stress, tuổi, trình độ chuyên môn của GV.

Nội dung:

Bảng hỏi tìm hiểu thực trạng công việc, đánh giá nhận thức, cảm xúc, hành vi của GVMNTT.

Bảng hỏi tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới stress, những biện pháp và những ý kiến của GV trường MNTT nhằm hạn chế stress trong công việc của giáo viên mầm non , tuổi, trình độ chuyên môn của GV.

Cách tiến hành:

Xây dựng hệ thống câu hỏi điều tra gồm hai loại: Hệ thống câu hỏi đóng và câu hỏi mở.

Hệ thống câu hỏi mở: Tìm hiểu những ý kiến khác của GV về vấn đề được hỏi, tìm hiểu mong muốn gắn bó với công việc, các thông tin về tuổi, học vấn, mức lương.

Hệ thống câu hỏi đóng: Xây dựng câu hỏi đóng để đánh giá nguyên nhân, cách ứng phó, giải pháp hạn chế stress của GV trường sMNTT được điều tra 140 GV thuộc 10 trường mầm non tư thục trên địa bàn Hà Nội.

- Hệ thống câu hỏi đóng gồm 5 câu:

Các câu hỏi về thực trạng công việc của giáo viên mầm non tư thục, đặc điểm khách thể nghiên cứu: câu 1, câu 2, câu 3

Câu hỏi về những yếu tố gây nên sự căng thẳng trong công việc của GV trường MNTT: câu 6

Câu hỏi về cách ứng phó của GVMNTT khi có stress: câu 7

Câu hỏi về giải pháp hạn chế căng thẳng trong công việc của GVMNTT: câu 8

Cách đánh giá:

Những câu có 5 lựa chọn (tương ứng 5 mức độ) được tính điểm như sau: + Không bao giờ, không cần thiết: 1 điểm

+ Hiếm khi, Ít cần thiết: 2 điểm + Thỉnh thoảng, bình thường: 3 điểm

+ Thường xuyên, cần thiết: 4 điểm + Rất thường xuyên, rất cần thiết: 5 điểm

Tính điểm trung bình rồi phân loại điểm trung bình (ĐTB): ĐTB từ 1 đến 1,8: Không bao giờ; Không cần thiết 1,8 < ĐTB ≤ 2,6: Hiếm khi, Ít cần thiết

2,6 < ĐTB ≤ 3,4: Thỉnh thoảng; Bình thường 3,4 < ĐTB ≤ 4,2: Thường xuyên; Cần thiết 4,2 < ĐTB < 5: Rất thường xuyên; Rất cần thiết

Những câu có 4 sự lựa chọn (Tương ứng với 4 mức độ) được tính điểm như sau: Hoàn toàn không đúng: 1 điểm

Ít đúng: 2 điểm Đúng: 3 điểm

Hoàn toàn đúng: 4 điểm

Tính điểm trung bình rồi phân loại điểm trung bình (ĐTB): ĐTB từ 1 đến 1,75: Hoàn toàn không đúng

1,75 <ĐTB ≤ 2,5: Ít đúng 2,5 < ĐTB ≤ 3,25: Đúng ĐTB>3,25: Hoàn toàn đúng

Cách xử lý số liệu theo công thức thống kê toán học với các giá trị dựa vào phần mềm xử lý số liệu SPSS. Bao gồm: Tần suất (%) để đo lường số lượng lựa chọn các item của mỗi câu hỏi của các nhóm khách thể; giá trị trung bình, giá trị trung bình càng cao cho thấy sự lựa chọn của khách thể càng tập trung ở các mức độ cao; độ lệch chuẩn để kiểm tra mức độ phân tán trong lựa chọn của khách thể.

2.3.5 Phương pháp phỏng vấn.

Mục đích: Làm rõ các biểu hiện của stress, tác nhân và các yếu tố tác động tới

tình trạng stress của GV trường MNTT.

Nội dung:

- Trao đổi với giáo viên nhằm làm rõ hơn những biểu hiện stress về sinh lý, tâm lý, tác nhân gây nên stress trong công việc của GV trường MNTT, cách ứng phó và biện pháp có thể hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của stress trong công việc.

- Trao đổi với lãnh đạo nhà trường để thấy những thuận lợi và khó khăn của nhà trường, những hoạt động của nhà trường trong việc bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cũng như việc quan tâm tới chế độ chính sách, đời sống tinh thần của GVMN.

- Trao đổi với phụ huynh để thấy cách nhìn nhận, đánh giá của phụ huynh với nghề GVMN, những nhu cầu, mong muốn của phụ huynh đối với GV và nhà trường.

Cách tiến hành:

Xây dựng hệ thống câu hỏi,lựa chọn và phỏng vấn 10 GV trường MNTT, 5 hiệu trưởng, 5 phụ huynh. Ghi chép lại nội dung đã trao đổi.

2.3.6 Phương pháp trắc nghiệm

Mục đích: Phương pháp này nhằm đánh giá mức độ, biểu hiện stress và

stress trong công việc của GV trường MNTT.

Nội dung:

Tìm hiểu mức độ stress và stress trong công việc của GV trường MNTT qua hai thang đo: Thang đo trắc nghiệm đánh giá mức độ stress của nhà tâm lý học Mỹ Tim Hindle và trắc nghiệm đánh giá mức độ stress trong công việc theo G.S Đặng Phương Kiệt biên tập và đề xuất.

Cách tiến hành:

Trắc nghiệm đánh giá mức độ stress của nhà tâm lý học Mỹ Tim Hindle. Trắc nghiệm gồm 20 câu hỏi về những biểu hiện về thái độ, cảm xúc, hành vi của người thực hiện trắc nghiệm. Sau khi đọc mỗi câu, giáo viên mầm non tư thục chọn 1 trong 3 mức độ phù hợp với mình.

Cách đánh giá:

0 điểm = Không bao giờ 1 điểm = Thỉnh thoảng 2 điểm = Thường xuyên

Sau khi cộng điểm ở mỗi nội dung đo, so sánh vào bảng để xác định vị trí các số điểm của GV nằm trên thang đo dưới đây để biết được mức độ stress của họ.

0 – 9 điểm 10 – 24 điểm 25 – 40 điểm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) stress của giáo viên trường mầm non tư thục (Trang 54 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)