Cách ứng phó với stress trong công việc của Giáo viên trườngmầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) stress của giáo viên trường mầm non tư thục (Trang 46 - 50)

1.2. Lí luận về stress trong công việc của giáo viên trườngmầm non tư thục

1.2.6. Cách ứng phó với stress trong công việc của Giáo viên trườngmầm

thục

Ứng phó là quá trình chủ thể xử lí các đòi hỏi bên trong hoặc bên ngoài được tri giác thấy là gây ra căng thẳng hoặc vượt qua các khả năng sẵn có.

Khi có stress giáo viên mầm non có mong muốn thoát khỏi chúng nên có những cách ứng phó khác nhau.

Kết quả nghiên cứu gần đây của các nhà tâm lý học đã chứng minh rằng: Các yếu tố cá nhân ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng ứng phó của cơ thể đối với các tác nhân gây stress. Khả năng ứng phó của mỗi cá nhân với các tác nhân gây stress là khác nhau, nguyên nhân là do các nguồn lực ứng phó của họ không giống nhau.

Giáo viên mầm non tư thục sẽ có cách đương đầu và vượt qua stress. Khi tình trạng căng thẳng công việc xảy ra nhiều giáo viên ứng phó bằng cách: cố gắng kìm nén cảm xúc, tiếp tục làm việc để thấy bận rộn; im lặng không nói chuyện với ai; lâu dài suy sụp, hoặc bùng nổ cáu gắt, giận dữ với học sinh và đồng nghiệp để giải tỏa căng thẳng. Nhưng cũng có nhiều người có cách ứng phó với stress bằng cách: tự chiều chuộng bản thân, đi mua sắm, tụ tập ăn uống, làm đẹp,…; tĩnh tâm suy nghĩ về vấn đề, hiểu rõ nguyên nhân và tìm giải pháp; nói chuyện với bạn bè, người thân để được chia sẻ, than thở để tìm kiếm sự đồng cảm; hỏi ý kiến mọi người để tìm giải pháp, hoặc viết tâm sự lên mạng xã hội, viết nhật kí, tạm thời ngừng công việc và quay trở lại khi ổn hơn; hoặc xin nghỉ việc, tìm kiếm một công việc khác,…

Để có thể ứng phó với stress, giáo viên mầm non cần hiểu rõ về bản chất, tác nhân, hệ quả của stress. Từ đó, chính giáo viên sẽ thay đổi những tác nhân gây stress, hoặc thay đổi mối quan hệ giữa giáo viên với chính những tác nhân đó thông qua hành động trực tiếp hoặc hoạt động giải quyết vấn đề. Những giải pháp được đưa ra sẽ làm mất đi tác nhân gây stress, hoặc làm chúng ít tác động đến cảm xúc, hành vi của chủ thể. Ví dụ tác nhân gây nên stress là do điều kiện cở sở vật chất chưa đảm bảo thì có thể cải thiện cơ sở vất chất, tác nhân gây stress là do mức lương thấp thì có thể điều chỉnh mức lương cho phù hợp,… Tuy nhiên có những tác nhân gây nên stress mà chúng ta không thể kiểm soát được, không thể thay đổi

được. Để ứng phó với stress chúng ta phải tự điều hòa cảm xúc để làm giảm mức độ stress. Ví dụ trong những tác nhân gây stress của giáo viên trường mầm non tư thục, có những tác nhân là đặc trưng yêu cầu nghề nghiệp không thay đổi được thì giáo viên sẽ biết cách chấp nhận và thích nghi với điều kiện làm việc của mình. Kiểm soát cảm xúc, hành vi, tránh những căng thẳng bằng nhưng giải pháp như thư giãn, suy nghĩ tích cực, thỏa mãn những ước muốn của mình bằng việc tưởng tượng (mơ tưởng hão huyền), đẩy những ý nghĩ không tốt ra khỏi ý thức, giữ chúng ở trạng thái vô thức,…

Giáo viên mầm non tư thục cần lựa chọn cách ứng phó phù hợp với những sự kiện khác nhau gây stress để ứng phó với stress hiệu quả. Việc ứng phó với stress của giáo viên mầm non hướng vào việc tăng cường nội lực của bản thân và thích nghi với hoàn cảnh sẽ có tính khả thi hơn.

Với công việc của giáo viên mầm non đòi hỏi sự cẩn thận, tập trung, sự đa dạng nhiều hoạt động, linh hoạt, khéo léo, với điều kiện làm việc nhiều trẻ quấy khóc, nghịch ngợm, cần sự chú ý chăm sóc đến từng trẻ,… dễ tạo nên những căng thẳng trong quá trình làm việc. Tâm lý và cảm xúc trong khi làm việc của giáo viên ảnh hưởng trước tiếp đến chất lượng dạy và chăm sóc cho các trẻ. Chính vì vậy, nếu mức độ stress công việc ở mức độ cao, ngoài ảnh hưởng đến sức khỏe của chính giáo viên, những cảm xúc mệt mỏi, căng thẳng của giáo viên sẽ tác động đến những đứa trẻ, và thậm chí có thể có những hành vi thiếu kiểm soát gây tổn hại đến trẻ. Và hậu quả xấu để lại là điều không ai mong muốn, giáo viên bị trừ lương, đuổi việc, thậm chí có sự can thiệp của pháp luật, nhưng đứa trẻ bị tổn thương tâm lý, thân thể và nhà trường bị quy kết trách nhiệm, mất uy tín,…

Chính vì vậy cần đánh giá được mức độ stress của giáo viên mầm non tư thục, để đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế được những ảnh hưởng xấu do stress đem lại.

Kết luận chƣơng 1

Qua phần lí luận về stress đã cho thấy stress được nhìn nhận ở nhiều góc độ khác nhau.

Những kết quả nghiên cứu trên cho thấy stress là một hiện tượng phổ biến trong cuộc sống của con người. Là đề tài nghiên cứu của rất nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, mỗi nghiên cứu đã cố gắng làm sáng tỏ bản chất, cơ chế hoạt động và đồng thời đưa ra những giải pháp giúp con người kiểm soát stress.

Kết quả nghiên cứu về stress ở giáo viên nói chung và stress ở giáo viên mầm non nói riêng của các tác giả nước ngoài cho thấy, stress xuất hiện hầu hết ở giáo viên. Stress ở giáo viên mầm non dẫn đến những biến đổi, trải nghiệm với các mức độ khác nhau về cảm xúc, sự mệt mỏi, vấn đề tim mạch, vấn đề ăn uống, hành vi, và những hệ quả có liên quan khác như: không đáp ứng được nhiệm vụ, nhu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, ảnh hưởng đến mối quan hệ với đồng nghiệp, tổ chức nhà trường.

Stress là căng thẳng tâm lý và sinh lý của con người được phát sinh do gặp phải những tác nhân kích thích vượt quá mức chịu đựng của chủ thể.

Giáo viên trường mầm non tư thục là giáo viên thực hiện công việc chăm sóc và giáo dục trẻ ở những trường mầm non tư thục.

Stress trong công việc của giáo viên trường mầm non tư thục là căng thẳng sinh lý và tâm lý của giáo viên mầm non trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ ở những trường mầm non tư thục, được phát sinh do gặp những tác nhân kích thích vượt quá mức chịu đựng của giáo viên.

Mức độ stress của GV trường MNTT được chia thành 3 mức: Stress mức thấp (ít căng thẳng), Stress mức trung bình (căng thẳng), và Stress mức cao (rất căng thẳng).

Có nhiều tác nhân dẫn đến stress của giáo viên mầm non tư thục, có những tác nhân xuất phát từ trong quá trình lao động và làm việc, có những tác nhân từ chính cá nhân, gia đình, xã hội.

Để kiểm soát stress và hạn chế được hệ quả tiêu cực nó đem lại, giáo viên trường mầm non tư thục cần biết cách ứng phó hiệu quả để kiểm soát hành vi, cảm xúc, khi rơi vào tình trạng căng thẳng. Giáo viên trường mầm non tư thục cần lựa

chọn cách ứng phó phù hợp với những tác nhân gây stress để ứng phó với stress hiệu quả. Việc ứng phó với stress của giáo viên trường mầm non hướng vào việc tăng cường nội lực của bản thân và thích nghi với hoàn cảnh sẽ có tính khả thi hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) stress của giáo viên trường mầm non tư thục (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)