Mức độ và biểu hiện stress trong công việc của Giáo viên trườngmầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) stress của giáo viên trường mầm non tư thục (Trang 35 - 43)

1.2. Lí luận về stress trong công việc của giáo viên trườngmầm non tư thục

1.2.4. Mức độ và biểu hiện stress trong công việc của Giáo viên trườngmầm

tránh khỏi, tuy nhiên nếu cá nhân có khả năng ứng phó tốt với stress sẽ hạn chế hệ quả tiêu cực do stress gây nên. Cùng một tình huống cụ thể có thể gây stress với giáo viên này, nhưng không gây stress cho giáo viên khác. Hoặc đối với giáo viên này biểu hiện ở mức độ thấp, nhưng với giáo viên khác ở mức độ cao.

Giáo viên trường MNTT có những cách ứng phó khác nhau và khả năng ứng phó của mỗi giáo viên khi xảy với stress là khác nhau, và ảnh hưởng của stress tới mỗi giáo viên cũng khác nhau.

1.2.4. Mức độ và biểu hiện stress trong công việc của Giáo viên trường mầm non tư thục tư thục

1.2.4.1 Mức độ stress trong công việc của giáo viên trường mầm non tư thục.

Khái niệm: “Mức độ stress là mức đáp ứng của cơ thể đối với môi trường, được xác định một cách tương đối” [14, tr.30 - 42]

Có nhiều quan điểm khác nhau về cách phân loại mức độ stress:

Phân loại của Hans Selye: Theo ông, stress có 2 mức độ rõ rệt là eustress và distress.

Mức độ thứ nhất (eustress) là mức độ stress bình thường, phản ứng thích

nghi bình thường của cơ thể với những tác nhân của môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Đây là stress tích cực, nó huy động khả năng của cơ thể để thích nghi với sự thay đổi môi trường và nó đã làm được điều đó. Eustress bao gồm 2 pha của Hội chứng thích nghi chung (General adaption syndrome) viết tắt là G.A.S là pha báo động (alarm) và pha kháng cự (resistance). Ở đây cơ thể vượt qua được tác nhân gây stress và lấy lại được cân bằng.

Mức độ thứ hai (distress) là mức độ stress bệnh lý, phản ứng thích nghi bình

thường của cơ thể bị thất bại, cơ thể không thể vượt qua được tác nhân gây stress và chuyển sang giai đoạn ba của G.A.S là giai đoạn kiệt sức (exhaustion), do tác nhân gây stress quá mạnh hoặc quá kéo dài, vượt quá sức kháng cự của cơ thể. Cơ thể rơi vào đáp ứng hỗn loạn và bị kiệt sức dẫn đến bệnh tật ở hệ thống tuần hoàn, tiêu hóa,

hay thần kinh (cao huyết áp, loét chảy máu dạ dày, mất ngủ,…) hoặc cái chết.

Theo tác giả Tô Như Khuê: Tùy theo các kết quả đạt được trong yêu cầu thích nghi của cơ thể, có thể phân ra ba chương trình thích nghi và tương ứng là ba mức độ đáp ứng của cơ thể với môi trường (3 mức độ stress).

Mức độ stress bình thường: Là chương trình thích nghi bình thường, đảm

bảo hoạt động sống bình thường không có ảnh hưởng của yếu tố căng thẳng đánh kể, cơ thể đảm bảo sự tương ứng đồng bộ giữa các hệ thống chức năng và trạng thái của các điều kiện môi trường, qua đó các hệ thống chức năng đạt được chủ đích của nó là cân bằng nội môi trong trạng thái yên tĩnh hoặc có tác nhân căng thẳng nhẹ hoặc vừa. Ở mức độ này mọi hoạt động tâm sinh lý đều diễn ra bình thường.

Mức độ stress cao: Là chương trình thích nghi căng thẳng, xuất hiện khi có

các tác nhân căng thẳng đáng kể của môi trường, từ mức nặng đến cực hạn. Cơ thể phải sử dụng thêm một số năng lượng, bố trí lại cấu trúc hệ thống chức năng. Chẳng hạn, nếu nhiệt độ môi trường quá cao, cơ thể tăng tiết mồ hôi, dãn mạch máu. Song song với phản ứng thích nghi đặc hiệu đó, nếu yếu tố căng thẳng lớn hơn, cơ thể lại huy động thêm một số phản ứng thích nghi chung như tăng tiết catecholamine (hệ thống thần kinh thực vật – lõi thượng thận), tăng hoạt động của hệ thống dưới đồi – tuyến yến – vỏ thượng thận. Các phản ứng thích nghi đạt đến mức giới hạn nếu yếu tố căng thẳng đạt đến mức tới hạn. Nghĩa là, tiến quá mức này hoặc mức này kéo dài, phản ứng thích nghi không đáp ứng được nữa, thì cơ thể chuyển sang trạng thái bệnh lý (dystress). Tiêu chuẩn chính để đánh giá mức độ bình thường của chương trình này là hệ thống chức năng vẫn giữ được tính chất mềm dẻo đồng bộ, trạng thái biến đổi được phục hồi sau khi tác nhân ngừng tác động. Trường hợp các tác nhân ảnh hưởng lâu dài với mức vừa phải, không gây rối loạn bệnh lý, nó sẽ dần dần nâng cao khả năng chịu đựng của cơ thể.

Mức độ stress bệnh lý: Y sinh học gọi là chương trình thích nghi bệnh lý,

xuất hiện khi tác nhân gây căng thẳng quá lớn hoặc kéo dài, các cơ chế phản ứng của cơ thể không còn hiệu quả mong muốn, các hệ thống chức năng mất tính mềm dẻo đồng bộ, môi trường bên trong có nhiều rối loạn, các dự trữ chức năng bị suy giảm nghiêm trọng, các phản ứng thích nghi chung tăng mạnh. Các dấu hiệu này

không trở lại bình thường khi tác nhân bất lợi ngừng tác động. Có những trường hợp trạng thái thích nghi bệnh lí xảy ra nhanh cấp tính, có trường hợp xảy ra qua một quá trình phát triển mãn tính. Nhưng dù là cơ thể đã lâm vào trạng thái bệnh lý thì cơ chế phản ứng mà cơ thể vận dụng vẫn có tác dụng nhất định tăng sức chống đỡ với yếu tố bất lợi và bảo vệ cấu trúc chức năng của cơ thể. Theo Tô Như Khuê, cơ chế này kém hiệu quả, tiêu phí nhiều năng lượng, thậm chí còn gây thêm những thương tổn của hệ thống chức năng không liên quan trực tiếp đến yếu tố bất lợi. Trạng thái này vẫn được coi là chương trình thích nghi, nhưng là thích nghi bệnh lý có mục đích bảo vệ, trong phạm vi chức năng bảo vệ sức khỏe.

Theo tác giả Tô Như Khuê, tùy theo các kết quả đạt được trong yêu cầu thích nghi của cơ thể, có thể phân ra ba chương trình thích nghi và tương ứng là ba mức độ đáp ứng của cơ thể với môi trường:

Mức độ stress bình thường: Là chương trình thích nghi bình thường, đảm

bảo hoạt động sống bình thường không có ảnh hưởng của các yếu tố căng thẳng đáng kể. Ở mức độ này mọi hoạt động tâm sinh lý đều diễn ra bình thường.

Mức độ stress cao: là chương trình thích nghi căng thẳng, xuất hiện khi có

các tác nhân căng thẳng đáng kể của môi trường. Cơ thể phải sử dụng thêm một số năng lượng, bố trí lại cấu trúc hệ thống chức năng.

Mức độ bệnh lí: y sinh học gọi đây là chương trình thích nghi bệnh lí xuất

hiện khi tác nhân gây căng thẳng quá lớn hoặc kéo dài, các cơ chế phản ứng của cơ thể không còn hiệu quả mong muốn, các hệ thống chức năng mất tính mềm dẻo đồng bộ, môi trường bên trong có nhiều rối loạn, các dự trữ chức năng bị suy giảm nghiêm trọng, các phản ứng thích nghi chung tăng mạnh. Các dấu hiệu này không trở lại bình thường khi tác nhân bất lợi ngừng tác động.

Từ những quan điểm trên, có thể cho rằng mức độ stress là các mức độ căng thẳng mà GV trường MNTT có thể tự nhận biết được, chia thành 3 mức độ như sau:

Stress mức độ thấp: Ít căng thẳng, là trạng thái GV cảm nhận bình thường,

thể huy động năng lượng với mức vừa phải, các hoạt động tâm lý nhận thức, cảm xúc, hành vi diễn ra bình thường hoặc có thay đổi cũng không đáng kể.

Stress mức độ trung bình: Căng thẳng, ở mức này GV cảm nhận thấy có sự

căng thẳng cảm xúc, sự tập trung chú ý cao hơn, trí nhớ, tư duy nhanh nhạy hơn…, các thông số hoạt động sinh lý cũng tăng mạnh, nhưng trạng thái này nếu kéo dài cơ thể sẽ chuyển sang trạng thái rất căng thẳng. Độ bền vững của mức độ stress này tùy thuộc vào đặc điểm tâm – sinh lý cá nhân.

Stress mức độ cao: Rất căng thẳng, ở mức này cơ thể cảm nhận thấy rất căng

thẳng về mặt tâm lý, đây là trạng thái khó chịu con người cảm nhận được và có nhu cầu được thoát khỏi nó. Do con người rơi vào tình huống khó khăn chưa có phương án giải quyết, do quá tải về công việc, quá tải về thông tin hoặc rơi vào trạng thái căng thẳng kéo dài. Về mặt cảm xúc có thể có biểu hiện giận dữ, nóng nảy thường xuyên, mà đôi khi là vô cơ, hoặc lo âu, thất vọng, chán chường…Trí nhớ giảm sút rõ rệt, tư duy kém sắc bén, khối lượng chú ý thu hẹp và phân phối chú ý giảm, chất lượng hoạt động giảm sút rõ rệt.

Việc phân chia 3 mức độ stress như trên là rất tương đối bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như đặc điểm tâm sinh lý cá nhân, tính chất của các yếu tố gây stress, hoàn cảnh gây stress.

1.2.4.2 Biểu hiện stress trong công việc của Giáo viên trường mầm non tư thục

Biểu hiện của stress rất đa dạng, cụ thể các biểu hiện được phân loại gồm 2 nhóm: biểu hiện về tâm lý và biểu hiện về sinh lý.

a. Biểu hiện về mặt tâm lý của stress ở GV trường MNTT

Biểu hiện về mặt tâm lý được thể hiện ở sự thay đổi các hoạt động tâm lý, từ cảm xúc đến chú ý, trí nhớ, tư duy, ngôn ngữ... Những thay đổi này thể hiện ra bên ngoài, hoặc qua các thông số có thể đo được. Biểu hiện stress ở con người rất đa dạng, vì mỗi người đáp ứng khác nhau khi có stress, những đáp ứng này được thể hiện ở nét mặt, lời nói, hành vi... Những biểu hiện về stress giáo viên có thể tự cảm nhận và có những biểu hiện bộc lộ rõ bên ngoài, chúng ta có thể quan sát được khi có hiện tượng stress ở giáo viên mầm non.

- Thay đổi cảm xúc khi có stress: Để tồn tại và phát triển con người không

chỉ nhận biết thế giới mà còn tỏ thái độ nhất định đối với các sự kiện xảy ra. Những thái độ ấy là cảm xúc. Cảm xúc là thái độ của con người có liên quan đến việc thoả mãn hay không thoả mãn nhu cầu. Xã hội phát triển, nhu cầu của con người ngày càng phong phú đa dạng và thay đổi với nhịp độ nhanh hơn, vì thế việc thoả mãn nhu cầu cũng trở nên phức tạp hơn, làm cho cảm xúc ngày càng phong phú hơn.

Trong thực tế hoạt động nghề nghiệp, người GV trường MNTT thường phải hoàn thành khối lượng công việc quá lớn, với những tình huống phức tạp, cộng với gánh nặng trách nhiệm nên phải tính đến các phản ứng cảm xúc có thể xảy ra ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Tuỳ theo tính chất của tâm trạng, người ta phân biệt xúc cảm dương tính và âm tính. Tuỳ theo ảnh hưởng của xúc cảm tới sinh hoạt và khả năng lao động, người ta phân biệt xúc cảm cường tính (nâng cao sức sống và khả năng lao động) và xúc cảm nhược tính (hạ thấp các mặt đó). Theo Tô Như Khuê: "Tính chất cường hay nhược của xúc cảm tuỳ thuộc vào các đặc điểm cá nhân hơn là tính chất của tác nhân kích thích."[20,tr 44]. Người ta cũng phân biệt trạng thái căng thẳng cảm xúc và giải toả cảm xúc sau khi đã chấm dứt tác động của các yếu tố gây xúc cảm. Trạng thái căng thẳng cảm xúc được biểu hiện như sau:

Biểu hiện của stress ở vẻ mặt: Khi có stress mỗi người cũng có những cảm xúc

rất khác nhau, và vì thế vẻ mặt cũng rất khác nhau như: những nếp nhăn tiền trán khi căng thẳng suy nghĩ, các cơ mặt chững hẳn xuống khi buồn phiền đau khổ, thất vọng, ánh mắt long lên khi giận dữ, mím chặt môi khi căm giận hoặc quyết tâm.

Con người ở trạng thái tâm lý khác nhau thì có vẻ mặt khác nhau. Theo Tô Như Khuê có thể chia cảm xúc làm ba mức độ có biểu hiện khác nhau:

Bình tĩnh: Vẻ mặt thay đổi ít, biểu hiện sẵn sàng hành động, chú ý, quyết đoán. Xúc động: các thay đổi biểu hiện căng thẳng rõ, ít nhiều lúng túng, chăm chú, môi mấp máy, mắt mở to, chớp chớp.v.v...

Xúc động mạnh: vẻ mặt lúng túng, nhăn nhớ, hoảng hốt, cảm thấy bất lực, ngây dại, cơ hàm co bóp mạnh nổi lên hai bên má, môi xệch đi, mím chặt. Miệng mở to, thè lưỡi: động tác mạnh, đột ngột, không có mục đích. [19, tr.52].

Biểu hiện bằng lời: Đối với người trưởng thành đôi khi giọng nói còn biểu

cảm rõ nét hơn cả nét mặt [19, tr.73]. Chẳng hạn, một giọng điệu chậm rãi kéo dài, kết hợp với hơi thở ra thể hiện sự thất bại hay chán nản. Giọng cao lên khi giận dữ, vì khi cơ thể căng thẳng thì các dây thanh âm cũng cao lên. Khi run sợ giọng người ta thường run và thì thầm. Lời nói cũng có thể biểu hiện stress. Khi giận dữ người ta có thể nói nhanh hơn, dằn giọng hơn, sử dụng ngôn từ mạnh hơn, khi lo sợ lời nói có thể đứt đoạn, hoặc diễn đạt nội dung không rõ. Tuy nhiên biểu hiện stress thông qua lời nói của mỗi người không giống nhau vì thế cần kết hợp với quan sát các biểu hiện khác. [14, tr.34-38]

Biểu hiện qua nét chữ: Ảnh hưởng của stress tới nét chữ tuy chưa được

nghiên cứu một cách hệ thống, nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy có sự liên hệ giữa nét chữ và cảm xúc.[21, tr.74] Chẳng hạn cảm xúc ổn định thì nét chữ đều đặn, khi giận dữ nét chữ không đều...

- Hành động ứng xử khi có stress: Khi có stress con người bộc lộ qua hành vi ứng xử, cố thể phân loại các hành vi bộc lộ khi stress làm ba loại là phá hoại, rút lui và ngừng đáp ứng.

Phá hoại: Qua nghiên cứu người ta thấy rằng trong cơn giận dữ ứng xử điển

hình là tấn công. Một người không văn minh có thể tấn công mang tính chất phá hoại về thể xác bằng cách lao vào kẻ thù để cào cấu, hoặc đấm đá. Song đối với người văn minh hành động tấn công mang tính chất tượng trưng nhiều hơn. Người ta có thể dùng ngôn từ thay cú đấm, dùng nụ cười khinh bỉ thay cho việc gây thương tích thân thể, nhằm làm giảm uy tín của đối phương. Như vậy điều cốt lõi của hành vi khi giận dữ là phá hoại.

Rút lui hoặc tháo chạy: Là phản ứng của chủ thể nhằm thoát khỏi tình huống

chủ thể đánh giá là nguy hiểm. Đây có thể là hành động cụ thể hoặc tượng trưng, và thường đó là cách thích nghi tốt nhất. Tuy vậy trong cuộc sống văn minh người ta thường rút lui một cách tượng trưng thông qua sự nhân nhượng, thoả hiệp trong giao tiếp, hoặc tranh luận.

Ngừng đáp ứng: Đôi khi gặp tình huống stress người ta không tấn công, hoặc

không muốn tiếp xúc với người khác. Thực tế là khi rơi vào trạng thái buồn rầu cực độ người ta không có khả năng đáp ứng ngay cả đối với những kích thích mạnh nhất, họ muốn ở lại một mình, không muốn tiếp xúc với ai và có thể rơi vào trạng thái vô cảm. Đây là trạng thái tự vệ của cơ thể nhằm giảm bớt nỗi đau khổ thực sự của mình.[14, tr.36]

- Sự thay đổi nhận thức khi có stress: Trong nhiều tác phẩm nghiên cứu các

quá trình nhận thức khi có stress, các tác giả thường chỉ chú ý đến những thay đổi tiêu cực của các quá trình nhận thức khi có stress. Điều đó là rất cần thiết, nhưng cũng không nên quên khi có stress ở mức độ nhất định có thể dẫn đến sự thay đổi có lợi đáng kể của tư duy, trí nhớ... như suy ngẫm để hiểu thẩm vấn đề, tăng cường tự ý thức... Trong những trường hợp như vậy làm cho chú ý, trí nhớ, và tư duy thay đổi theo chiều hướng tốt hơn. Theo L.A.Kitaepxmưx, khi có stress làm tăng cường tính tích cực tư duy, đó là sự suy ngẫm hoàn chỉnh toàn bộ thông tin mà chủ thể có, nhằm làm chủ tình huống gây stress. Nhưng đến một mức độ stress nào đó ở chủ thể xuất hiện tình trạng giảm tính tích cực tư duy và giảm, hoặc mất trí nhớ, chủ thể "rời bỏ việc giải quyết vấn đề gây stress". [14, tr.31-32].

Theo Tô Như Khuê, stress có biểu hiện qua các phản ứng rối loạn ba hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) stress của giáo viên trường mầm non tư thục (Trang 35 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)