Khái niệm “Stress”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) stress của giáo viên trường mầm non tư thục (Trang 25 - 28)

1.2. Lí luận về stress trong công việc của giáo viên trườngmầm non tư thục

1.2.1. Khái niệm “Stress”

Từ stress có nguồn gốc từ Latinh là “strictia”, có nghĩa là kéo căng, đè nén. Nó được dùng rộng rãi từ thế kỷ 17 để mô tả tình trạng căng thẳng gay go, tai họa hoặc đau buồn mà con người phải vượt qua. [34, tr.7]

Theo từ điển Tiếng Việt: Stress là tổng thể nói chung những rối loạn tâm lý xảy ra đột ngột do nhiều nguyên nhân khác nhau (sốc, xúc động mạnh, lao động quá sức,…)[36, tr. 841]

Từ điển Tâm lý học (tiếng Nga) của V.P.Dintrenko và B.G. Mesiriakova, NXB giáo dục, 1996 đã đưa ra một định nghĩa khá hoàn chỉnh về stress: “stress – trạng thái căng thẳng về tâm lý xuất hiện ở người trong quá trình hoạt động ở những điều kiện phức tạp, khó khăn của đời sống thường ngày, cũng như những điều kiện đặc biệt” [14]. Đây là định nghĩa chỉ rõ bản chất của stress dưới góc độ Tâm lý học, đó là sự căng thẳng về tâm lý và nguyên nhân gây ra stress là những điều kiện phức tạp và khó khăn trong cuộc sống thường ngày, cũng như trong điều kiện đặc biệt.

Trong tài liệu khoa học đương thời, stress có ít nhất ba định nghĩa khác nhau [17, tr. 66-67]

- Thứ nhất, Stress có thể chỉ bất cứ sự kiện nào hoặc bất cứ kích thích nào từ môi trường khả dĩ khiến con người cảm thấy căng thẳng hoặc bị thức tỉnh (kích thích). Theo nghĩa này, stress ở bên ngoài con người.

- Thứ hai, stress có thể chỉ đáp ứng chủ quan. Theo nghĩa này, stress là trạng thái căng thẳng hoặc kích thích tâm lý bên trong. Nó là các quá trình lý giải, gây cảm xúc, mang tính phòng vệ và ứng phó diễn ra bên trong một con người. Các quá trình như vậy có thể thúc đẩy sự lớn lên và sự trưởng thành (sự thành thục). Nó lại cũng có thể gây ra căng thẳng tâm trí. Hậu quả ra sao tùy thuộc các yếu tố sẽ được lí giải sau này trong mô hình nhận thức của stress.

những sự xâm phạm có thể gây tổn thương. Đây là thuật ngữ mà cả Canon và Selye đều sử dụng.

Theo Selye: Stress là một phản ứng sinh học không đặc hiệu của cơ thể trước những tình huống căng thẳng.

Theo W.B Canon: Stress không chỉ là phản ứng của cơ thể mà còn là mức phản ứng của hành vi, tâm lý của con người đối với sự tác động từ bên ngoài[16, tr. 66]

Theo J.Delay: Stress là một trạng thái căng thẳng cấp diễn của cơ thể buộc phải huy động các khả năng phòng vệ để đối phó với một tình huống đang đe dọa.

J. Lazaraus cho rằng: Stress là sự phản ứng thường xuyên của cơ thể đối với bất cứ yêu cầu nào đòi hỏi cơ thể phải thích nghi.

Tác giả Xô Viết L.A.Kitaepxmưx cho rằng: Stress là những nét không đặc hiệu của những phản ứng sinh lý và tâm lý của cơ thể, nảy sinh trong mọi phản ứng của cơ thể. Theo ông, có thể hiểu stress là những biểu hiện sinh lý và tâm lý không đặc hiệu của tính tích cực thích nghi khi có những tác động mạnh cực đại đối với cơ thể. Đây là cách hiểu stress theo nghĩa rộng, stress là những biểu hiện không đặc hiệu của tính tích cực thích nghi về sinh lý và tâm lý khi có tác động của mọi nhân tố quan trọng đối với cơ thể [14, tr. 10].

Các nhà Tâm lý học Việt Nam cũng có nhiều quan niệm về stress.

Tác giả Tô Như Khuê cho rằng: “Stress tâm lý chính là những phản ứng không đặc hiệu xảy ra một cách chung khắp, do các yếu tố có hại về tâm lý xuất hiện trong các tình thế mà con người chủ quan thấy là bất lợi hoặc rủi ro, ở đây vai trò quyết định không chủ yếu do tác nhân kích thích, mà do sự đánh giá chủ quan về tác nhân đó” [19,tr. 33] Định nghĩa này đã nêu được vai trò của yếu tố nhận thức và thái độ của con người trong stress.

Các tác giả Phạm Minh Hạc, Trần Trọng Thủy và Nguyễn Quang Uẩn cho rằng: “Stress là những xúc cảm nảy sinh trong những tình huống nguy hiểm, hẫng hụt, hay trong những tình huống phải chịu đựng những nặng nhọc về thể chất và tinh thần hoặc trong những điều kiện phải quyết định hành động nhanh chóng và trọng yếu”.[8, tr. 146] Đây là định nghĩa khá rõ vì đã nêu được thành

phần quan trọng của stress đó là xúc cảm và một số nguyên nhân cơ bản gây stress ở con người.

Tác giả Nguyễn Văn Nhận, Nguyễn Bá Dương và Nguyễn Sinh Phúc, “Khái niệm stress vừa để chỉ tác nhân công kích, vừa để chỉ phản ứng của cơ thể trước các tác nhân đó” [24, tr. 162]. Ở đây, stress mới chỉ được hiểu như là phản ứng mang tính chất sinh lý của cơ thể, những biểu hiện tâm lý của stress còn chưa được đề cập tới và “những tác nhân công kích” mà ngày nay được hiểu là những yếu tố gây nên stress.

Tác giả Vũ Dũng “Stress là căng thẳng sinh lý và tâm lý phát sinh do những tình huống, sự kiện, trải nghiệm khó có thể chịu đựng hoặc vượt qua những biến cố nghề nghiệp, kinh tế, xã hội [4].

Các tác giả Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp và Trần Thị Lộc cho rằng: “Stress là một trạng thái thể hiện của cơ thể với những triệu chứng đặc thù, bao gồm tất cả những biến đổi không đặc hiệu xảy ra trong phạm vi một hệ thống sinh học”. Đây là định nghĩa stress dưới góc độ sinh học.

Tác giả Lê Thị Hương: “Stress là một trạng thái tâm sinh lý được nảy sinh khi các kích thích tác động quá mức (vượt ngưỡng giới hạn cho phép) chịu đựng của cá nhân dẫn đến thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi”.[ 12] Khái niệm của tác giả cho thấy bất kì một kích thích nào nếu vượt quá ngưỡng cho phép chịu đựng của cá nhân cũng gây nên stress, tuy nhiên stress dẫn đến thay đổi về nhận thức, thái độ và hành vi thì chưa đầy đủ về hệ quả của stress đối với chủ thể.

Tác giả Nguyễn Thị Thoa cho rằng: “Stress là trạng thái căng thẳng về tâm lý và sinh lý của con người nảy sinh trong những tình huống khó khăn trong quá trình hoạt động cũng như trong cuộc sống”.[33] Chúng tôi cho rằng, stress không chỉ nảy sinh trong những tình huống khó khăn, mà có thể là có những yếu tố tác động khác nhau: sức khỏe, thời gian, điều kiện vật chất,…

Đề tài đồng quan điểm với một số tác giả khi cho rằng stress là trạng thái căng thẳng cả về mặt sinh lý và tâm lý, đặc biệt là về mặt tâm lý. Và tác nhân gây ra stress rất đa dạng nó tùy thuộc vào đặc điểm cá nhân bị tác động, tùy thuộc vào

hoàn cảnh, vào công việc, nghề nghiệp,…, khi những tác nhân này kích thích quá mức chịu đựng của cơ thể cho phép sẽ gây nên stress.

Từ những quan niệm khác nhau về stress nêu trên có thể hiểu “Stress là căng thẳng tâm lý và sinh lý của con người được phát sinh do gặp phải những tác nhân kích thích vượt quá mức chịu đựng của chủ thể”.

Như vậy, stress chính là sự căng thẳng về mặt tâm lý và sinh lý khi có những tác nhân kích thích vượt quá mức chịu đựng của họ. Stress là yếu tố luôn tồn tại trong cuộc sống của con người, nó sẽ không để lại những hậu quả tiêu cực nếu chúng ta biết cách ứng phó với stress, ngược lại nó có thể dẫn tới tới rối loạn, bệnh chứng, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, đến các mối quan hệ xã hội và thậm chí gây nên tử vong.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) stress của giáo viên trường mầm non tư thục (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(149 trang)