Chương 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.4 Vấn đề về bài tập hỗ trợ người học trong dạy và học tiếng Việt như một
một ngoại ngữ:
3.4.1 Khái niệm bài tập:
Trong các từ điển thuật ngữ tiếng Việt có nhiều định ngữ về khái niệm bài tập. Trong đó Từ điển thuật ngữ tiếng Việt của Hoàng Phê định nghĩa khái niệm này như sau:
“Bài tập:1 Bài ra cho học sinh làm để tập vận dụng những điều đã học. Ví dụ: Bài tập đại số, Ra bài tập. Làm bài tập ở lớp. Bài tập miệng. 2. Nội
dung tập luyện về thể dục thể thao, bao gồm một số động tác nhất định. Bài tập thể dục buổi sáng.” [15, 27]
Ở luận văn này, chúng tôi sẽ sử dụng khái niệm bài tập của cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên với định nghĩa 1. “Bài ra cho học sinh làm để tập vận dụng những điều đã học” để đi xây dựng những bài tập hỗ trợ học viên khi phát âm tiếng Việt.
3.4.2 Vai trò của bài tập hỗ trợ trong dạy phát âm tiếng Việt.
Bài tập có một vai trò vô cùng quan trọng trong dạy học tiếng nói chung và cụ thể trong dạy học tiếng Việt:
- Giúp học viên rèn luyện những kỹ năng liên quan đến nội dung bài học và việc sử dụng những nội dung đó trong thực tế giao tiếp.
- Tạo ra những tình huống phát âm thực tế, qua đó giúp học viên củng cố những kiến thức đã được học và nhớ kiến thức lâu hơn.
- Giúp giáo viên đánh giá được năng lực của học viên, từ đó có những phương pháp giảng dạy và nội dung giảng dạy cụ thể phù hợp với từng đối tượng.
- Qua các bài tập phát âm học viên được một lần thực hành những kiến thức đã học trước khi sử dụng chúng trong giao tiếp thực tế như vậy sẽ giúp họ tự tin hơn.
- Những bài tập về nhà sẽ tăng tính chủ động và sáng tạo của học viên trong việc tiếp nhận kiến thức đã học.
- Trong những giờ học lý thuyết căng thẳng, bài tập sẽ giúp học viên giảm căng thẳng, tăng hứng thú đối với bài học.
- Tăng cường tính chủ động trong tiếp nhận kiến thức và kỹ năng của người học người học
- Rèn luyện kỹ năng làm việc cá nhân, làm việc nhóm. - Tăng cường tương tác giữa học viên và giáo viên.
Từ những vai trò trên, có thể thấy bài tập là một phần quan trọng không thể thiếu trong mỗi tiết học, đặc biệt là những tiết học phát âm tiếng Việt.
3.4.3 Nguyên tắc trong xây dựng hệ thống bài tập phát âm tiếng Việt (của luận văn) luận văn)
Để có những bài tập bổ trợ phát âm tiếng Việt cho học viên nước ngoài, chúng tôi xây dựng trên một số nguyên tắc sau.
-Bài tập bám sát nội dung bài học.
-Bài tập phù hợp với năng lực của học sinh của từng trình độ khác nhau. -Bài tập vừa giúp học viên thực hành kiến thức, vừa giảm căng thẳng trong giờ học, tăng hứng thú cho học viên.
-Tập chung vào mục đính thực hành giao tiếp tiếng Việt hướng tới nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp với người bản ngữ.
-Bài tập được chia thành 5 dạng: + Bài tập luyện đọc.
+ Bài tập luyện nghe. + Bài tập luyện viết + Bài tập luyện nói.
+ Bài tập luyện tập tổng hợp thông qua các trò chơi.
Các dạng bài tập sẽ được xây dựng dựa trên trình độ của học viên. Ở luận văn này chúng tôi sẽ chia trình độ học viên thành 3 cấp : Sơ cấp, trung cấp và cao cấp dựa trên cách phân chia của Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam [7, 97-99] để xây dựng các bài tập phù hợp với từng trình độ.