Chương 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.2 Kết quả khảo sát
2.2.2 Lỗi phát âm phụ âm đầu
2.2.2.1 Kết quả khảo sát.
Bảng 2.3 Lỗi phát âm phụ âm đầu. Biến phụ âm Biến phụ âm đầu Biến thể Tần số Tỷ lệ (%) /ʐ/ [ʐ] – 0 13 4,3 [ʐ] – 1 287 95,7 Tổng 300 100 /s/ [s] – 0 148 32,9 [s] – 1 302 67,1 Tổng 450 100 /ʂ/ [ʂ] – 0 2 1 [ʂ] – 1 189 99 Tổng 201 100 /c/ [c] – 0 441 88,2 [c] – 1 59 11,8 Tổng 500 100 /ʈ/ [ʈ]- 0 14 3,1 [ʈ]- 1 436 96,9 Tổng 450 100 /k/ [k] – 0 93 31 [k] – 1 207 69 Tổng 300 100 /x/ [x] – 0 332 83 [x] – 1 68 17 Tổng 400 100 /ɣ/ [ɣ] – 0 108 21,6
Biến phụ âm đầu Biến thể Tần số Tỷ lệ (%) [ɣ] – 1 392 78,4 Tổng 500 100 /v/ [v] – 0 103 18,8 [v] – 1 447 81,2 Tổng 550 100 Chú thích: [ʐ] – 0, [s] – 0, [ʂ] – 0, [c] – 0, [ʈ]- 0, [k] – 0, [x] – 0, [ɣ] – 0, [v] – 0: là biến thể chuẩn của: /ʐ/, /s/, /ʂ/, /c/, /ʈ/, /k/,/x/, /ɣ/, /v/
[ʐ] – 1, [s] – 1, [ʂ] – 1, [c] – 1, [ʈ]- 1, [k] – 1, [x] – 1, [ɣ] – 1, [v] – 1 : là biến thể đánh dấu của : /ʐ/, /s/, /ʂ/, /c/, /ʈ/, /k/, x/, /ɣ/, /v
Hình 2.2 Tỷ lệ sử dụng các biến thể của phụ âm đầu tiếng Việt
/ʐ/ /s/ /ʂ/ /c/ /ʈ/ /k/ /x/ /ɣ/ /v/ 4% 34% 1% 88.20% 3.10% 31% 83% 21.60% 18.80% 96% 67% 99% 11.80% 96.90% 69% 17% 78.40% 81.20% Biến thể chuẩn Biến thể đánh dấu
Nhận xét:
Qua khảo sát những lỗi phát âm phụ âm đầu cho thấy có 9 phụ âm đầu tiếng Việt HVQSL mắc lỗi phát âm. Trong đó những phụ âm đầu CTV sử dụng biến thể chuẩn nhiền hơn đó là: [c] – 0 và [x] – 0. Cụ thể, CTV sử dụng biến thể chuẩn : [c] – 0 là 88,2% và [x] – 0 là 83%. Có thể thấy, CTV sử dụng những biến thể đánh dấu [c] – 1và [x] – 1 với tỷ lệ khá thấp, hầu hết những CTV sử dụng biến thể đánh dấu ở 2 âm vị phụ âm đầu này là những HVQSL có lực học yếu kém, nhận thức còn hạn chế. Do đó đây không phải là lỗi cơ bản và đặc trưng nên ở phạm vi luận văn này chúng tôi sẽ không đi sâu phân tích.
2.2.2.2 Miêu tả lỗi phát âm phụ âm đầu.
2.2.2.2.1 Lỗi phát âm phụ âm đầu / ʂ /
Đây là một âm vị phụ âm đầu có tỷ lệ mắc lỗi phát âm nhiều nhất, lên đến 99%. Chỉ có 1% các CTV có học lực xuất sắc phát âm đúng theo biến thể chuẩn. Theo kết quả khảo sát cho thấy, ở lỗi phát âm phụ âm đầu /ʂ/ có 2 trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Phát âm phụ âm đầu /ʂ/ thành phụ âm đầu /s/.
Tỷ lệ phát âm nhầm lẫn này chiếm đến 65,2%, các CTV được khảo sát khi phát âm âm vị phụ âm đầu /ʂ/ đã lược bỏ đi tiêu chí khu biệt định vị đầu lưỡi quặt để đơn giản hóa âm tiết được phát âm.
Ví dụ: phiếu điều tra số 11
Sâu xa => xâu da ([ʂɤ̆ṷ1 sa1] => [sɤ̆ ṷ1 za1]) Sau đó => xau đó ([ʂăṷ1 dͻ5] => [săṷ1 dͻ5])
Ngay cả trong hi giao tiếp học viên cũng mắc lỗi này:
Tôi sẽ đi chợ => Tôi xẽ đi chợ ([toi̭1 ʂε3 di1 cɤ6]=> [toi̭1 sε3 di1 cɤ6])... Điều này xảy ra do những nguyên nhân sau:
Đầu tiên, đó là do các CTV là HVQSL đang học tiếng Việt tại Đoàn 871-TCCT, do đó các bạn phát âm theo phương ngữ Bắc. Đặc biệt trong khi giảng dạy tiếng Việt cho HVQSL, các cô giáo cũng chỉ giới thiệu cách đọc đúng theo biến thể chuẩn nhưng khi giao tiếp thông thường với các học viên thì vẫn sử dụng biến thể đánh dấu theo phương ngữ Bắc của âm vị này. Do đó theo thói quen thông thường, các HVQSL sẽ phát âm giống như giao tiếp hàng ngày với cô giáo. Thứ hai, đó là do cách phát âm quặt lưỡi của âm vị phụ âm đầu /ʂ/ là khá khó phát âm, kể cả với người Việt Nam, đặc biệt là trẻ em, những đối tượng mới tập nói. Do đó các HVQSL sẽ lựa chọn biến thể đánh dấu phụ âm đầu /ʂ/ đó là phát âm giống phụ âm đầu /s/ để đơn giản hóa, phát âm dễ dàng hơn.
Trường hợp 2: Phát âm phụ âm đầu /ʂ/ thành phụ âm đầu/z/.
Trường hợp này chiếm tỷ lệ là 34,8%, xuất hiện ở cả những CVT có học lực khá, giỏi và xuất sắc.
Ví dụ: phiếu điều tra số 9
Sâu xa => dâu da ([ʂɤ̆ṷ1 sa1] => [zɤ̆ ṷ1 da1] ) Sau đó => dau đó ([ʂăṷ1 dͻ5] => [zăṷ1 dͻ5]
Khi giao tiếp với giáo viên:
Tôi thích đi mua sắm => Tôi thích đi mua dắm. ([toi̭1 tʻik5 di1 mṷa1 ʂăm5] => toi̭1 tʻik5 di1 mṷa1 zăm5]....
Xét về tiêu chí khu biệt, phụ âm đầu /ʂ/ và /z/ chỉ khác nhau ở phương thức ồn vô thanh và ồn hữu thanh, định vị đầu lưỡi bẹt và quặt. Chúng đều có định vị đầu lưỡi và là âm xát ồn, do đó khi phát âm dễ bị nhầm lẫn với nhau. Đồng thời định vị đầu lưỡi quặt được đơn giản hóa thay bằng định vị đầu lưỡi bẹt để dễ phát âm hơn.
2.2.2.2.2 Lỗi phát âm phụ âm đầu /ʈ/
Tỷ lệ CVT phát âm sai phụ âm đầu /ʈ / là rất cao, lên đến 96,9%, chỉ có 3,1% phát âm đúng. Điều này xảy ra không chỉ ở các HVQSL mà còn ở rất
nhiều học viên nước ngoài, thậm chí là người Việt Nam ở phương ngữ Bắc cũng bị mắc lỗi sai khi phát âm phụ âm đầu này.
Với 96,9% CVT phát âm sai có hai trường hợp xảy ra đó là:
Trường hợp 1: Phát âm phụ âm đầu / ʈ / thành phụ âm đầu /c/. Trường hợp này chiếm tỷ lệ 89%.
Ví dụ: Khi giao tiếp thông thường:
Tôi không thích ăn trứng => Tôi khôông thích ăn chứng ([toi̭1 xoŋ1 tʻik5 ?ăn1 ʈɯŋ5] => [toi̭1 xoŋ1 tʻik5 ?ăn1 cɯŋ5] Tên trộm đã chạy thoát => Tên chậm đá chại thát. ([ten1 ʈom6 da3 căi̭6 tʻṷ at5] => [ten1 cɤ̆ m6 da5 căi̭6 tʻat5]
Ví dụ: bài đọc trên lớp
Thịt trâu => Thịt châu ([tʻit6 ʈɤ̆ ṷ1] => [tʻit6 cɤ̆ ṷ1] Trẻ em => chẻ em ([ʈε4 ?εm1] => [cε4 ?εm1] ....
Nguyên nhân của việc phát âm nhầm lẫn như vậy là do các HVQSL đã chuyển tiêu chí khu biệt từ định vị đầu lưỡi quặt sang định vị mặt lưỡi cho dễ dàng phát âm hơn bởi trong hệ thống âm đầu tiếng Lào không có âm đầu có định vị đầu lười quặt như vậy, mà chỉ có âm đầu tương ứng với âm đầu /c/ trong tiếng Việt. Đồng thời trong trường hợp này, việc tỷ lệ HVQSL phát âm sai nhiều như vậy cũng là do họ học tập trong môi trường phương ngữ Bắc của tiếng Việt. Việc giao tiếp hàng ngày với giáo viên và cán bộ trong Đòan 871 tạo cho họ một thói quen giao tiếp theo phương ngữ Bắc, nên không phát âm đúng như biến thể chuẩn của âm vị phụ âm đầu / ʈ /.
Rất ít người phân biệt khi phát âm /ʈ / và /c/, đặc biệt như đã phân tích trong hệ thống phụ âm của tiếng Lào cũng chỉ có âm vị “cho” - ຈ /c/ tương đương với /c/ của tiếng Việt chứ không có âm quặt lưỡi /ʈ / tương ứng nên việc nhầm lẫn này rất dễ xảy ra và xảy ra ở hầu hết HVQSL.
Trường hợp 2: Phát âm phụ âm đầu/ʈ / thành phụ âm đầu /k/.
Trường hợp này xảy ra ở số HVQSL có nhầm lẫn giữa phụ âm đầu /c/ và /k/. Bởi lẽ, số học viên này khi không thể phát âm quặt lưỡi thì đã chuyển từ /ʈ/ sang /c/ và cuối cùng là chuyển thành /k/.
Ví dụ:
Hình tròn => hìn còn ([hiŋ2 ʈͻn2] => [hin2 kͻn2]) Trẻ em => kẻ em ([ʈε4 ?εm1] => [kε4 ?εm1] ) Chân trời => cơn cời . ([cɤ̆n1 ʈɤi̭2] => [kɤn1 kɤi̭2])
Những trường hợp phát âm như vậy rất dễ làm cho người nghe không hiểu hoặc khó hiểu, HVQSL sẽ khó có thể giao tiếp với người Việt Nam.
2.2.2.2.3 Lỗi phát âm phụ âm đầu /ʐ/.
Theo khảo sát, tỷ lệ CTV mắc lỗi phát âm phụ âm đầu /ʐ/ lên tới 95,7%. Trong số 95,7% tỷ lệ CTV mắc lỗi phát âm âm vị này, thì có 57% phát âm phụ âm đầu /ʐ/ thành phụ âm đầu /z/, 31% phát âm thành phụ âm đầu /l/, và 12% phát âm thành phụ âm đầu /s/. Lỗi phát âm phụ âm đầu chỉ xảy ra khi đọc và khi giao tiếp hàng ngày.
Trường hợp 1: Phát âm phụ âm đầu /ʐ/ thành phụ âm đầu /z/. Ví dụ: trường hợp ở phiếu điều tra số 22.
Rộng rãi => dôộng dái ([ʐoŋ6 ʐai̭3] => [ʐoŋ6 ʐai̭5 ]
Rất đơn giản => dớt đơn dản ([ʐɤ̆t5 dɤn1 zan4] => [zɤt5 dɤn1 zan4] Rau muống => dau muốn ([ʐăṷ mu͜oŋ5 ] => [zăṷ mu͜o5])
Hay ngay cả khi giao tiếp với giáo viên như:
Mẹ em làm ruộng => mẹ em làm duộng. ([mε6 ?εm1 lam2 ʐu͜oŋ6 ] => [mε6 ?εm1 lam2 zu͜ oŋ6]
Hầu hết các HVQSL tại Đoàn 871 – TCCT phát âm phụ âm đầu /ʐ/ thành/z/
Phụ âm đầu /ʐ/ là âm xát, ồn, hữu thanh, định vị đầu lười quặt. Khi phát âm phụ âm đầu /z/ ở biến thể chuẩn sẽ có hiện tượng quặt lưỡi, đầu lưỡi cong lên đến phía trên lợi, nói tiếp giáp với ngạc cứng.
Phụ âm đầu /z/ là âm xát, ồn hữu thanh, đầu lưỡi bẹt, không có hiện tượng quặt lưỡi.
Từ sự so sánh trên có thể thấy, giữa phụ âm đầu /ʐ/ và /z/ chỉ khu biệt với nhau ở vị trí định vị và đầu lưỡi bẹt hay quặt. Do đó sự nhầm lẫn giữa hai âm vị phụ âm đầu này sẽ được hiểu với những lý do sau:
Thứ nhất: Hai phụ âm này có tiêu chí khu biệt gần giống nhau. Việc phát âm phụ âm đầu /z/ sẽ dễ dàng hơn phụ âm đầu /ʐ/.
Thứ hai trong hệ thống phụ âm đầu tiếng Lào không có bất kỳ phụ âm nào chứa hiện tượng quặt lưỡi, và có một phụ âm là phụ âm “Zo” ຢ /z/ được phát âm giống như phụ âm đầu /z/ trong tiếng Việt.
Thứ ba, các HVQSL học tiếng Việt tại Đoàn 71-TCCT được học tiếng Việt theo phương ngữ Bắc, mặc dù trong những giờ giảng, đặc biệt là khi dạy phát âm từ mới, các cô giáo vẫn hướng dẫn và dạy các bạn phát âm phụ âm đầu /ʐ/ theo đúng biến thể chuẩn của nó. Tuy nhiên, khi giao tiếp thông thường thì các cô giáo và các bạn sẽ sử dụng biến thể đánh dấu của phụ âm đầu /ʐ/ phát âm thành phụ âm đầu /z/ giống như phương ngữ Bắc, do đó các bạn hình thành thói quen phát âm như vậy.
Có 4,3% tỷ lệ CVT phát âm đúng phụ âm đầu /ʐ/ theo biến thể chuẩn của nó. 4,3% này là các bạn học viên có học lực giỏi và xuất sắc. Khi đọc bảng từ và đoạn văn các bạn có thời gian chuẩn bị và định hình lại kiến thức đã được học, do vậy mà các bạn vẫn đọc đúng với biến thể chuẩn của nó.
Trường hợp 2: Phát âm phụ âm đầu /ʐ/ thành phụ âm đầu /l/. Ví dụ: phiếu điều tra sô 47
Rất đẹp => lất đẹp ([ʐɤ̆t5 dεp6 ] => [lɤ̆ t5 dεp6])
Trường hợp này chiếm tỷ lệ ít hơn trường hợp một, nhưng vẫn rơi vào các bạn học viên giỏi, trung bình và yếu. Với phụ âm đầu /l/, tiêu chí khu biệt của phụ âm này là âm xát, vang, định vị đầu lưỡi bẹt. Giữa phụ âm đầu /l/ và hụ âm đầu /ʐ/ có cùng các tiêu chí khu biệt là âm xát, định vị đầu lưỡi. Do đó việc phát âm có phần giống nhau, nên việc nhẫm lần giữa 2 phụ âm này là điều dễ hiểu. Đặc biệt, trong hệ thống phụ âm đầu tiếng Lào cũng có phụ âm Lo - ລ /l/ giống phụ âm /l/ trong tiếng Việt, do đó HVQSL bị mắc lỗi phát âm này à do lỗi tự ngôn ngữ đích.
Trường hợp 3: Phát âm phụ âm đầu /ʐ/ thành phụ âm đầu /s/. Ví dụ: phiếu điều tra số 7
Rộn ràng => xộn xàng ([ʐon6 ʐaŋ2] => [son6 saŋ2]) Ra vào => xa vào ([ʐa1 vaṷ2] => ([sa1 vaṷ2]
Ở trường hợp này chỉ có 12% CVT mắc lỗi phát âm phụ âm đầu “r” thành “x” và thuộc về phiếu của các bạn học viên có học lực trung bình và yếu.
Nguyên nhân: xét tiêu chí khu biệt của phụ âm đầu /s/, đây là phụ âm xát, ồn, vô thanh, định vị đầu lưỡi bẹt. So sánh với tiêu chí khu biệt của phụ âm đầu /ʐ/ cũng có sự tương đồng đó là cùng là âm xát, ồn, định vị đầu lưỡi. Trong hệ thống phụ âm đầu tiếng Lào có một âm vị phụ âm đầu là Xo - /s/, giống âm vị phụ âm đầu /s/ trong tiếng Việt.
Từ đó có thể thấy, các HVQSL đã lựa chọn sử dụng âm vị phụ âm đầu /s/ để thay thế âm vị phụ âm đầu /ʐ/ khi phát âm nhằm đơn giản hóa các phát âm quặt lưỡi thành bẹt lưỡi.
Nhận xét: Ở cả 3 trường hợp biến thể đánh dấu của biến thể chuẩn /ʐ/ đều là những âm vị phụ âm có cùng phương thức phát âm xát và có cùng vị trí định vị đầu lưỡi bẹt. Điều này cho thấy, để phát âm biến thể chuẩn /ʐ/ với tiêu chí khu biệt đầu lưỡi quặt là khó phát âm đối với HVQSL bởi hệ thống âm
đầu tiếng Lào không có âm tương ứng, do đó họ chọn cho mình những cách phát âm đơn giản hơn gần giống với biễn thể chuẩn /ʐ/ đó là âm vị phụ âm /z/, /s/,/l/.
2.2.2.2.4 Lỗi phát âm phụ âm đầu /v/
Đây cũng được xem là một trong những lỗi phát âm đặc trưng và cơ bản của người Lào khi học tiếng Việt. Lỗi phát âm này xảy ra hầu hết ở các bạn học viên cả những học viên giỏi xuất sắc hay những học viên trong độ tuổi từ 20-30 tuổi. Tỷ lệ mắc lỗi phát âm ở phụ âm này là 81,2%. Những CTV này phát âm phụ âm /v/ thành cách phát âm chữ “w”.
Ví dụ: Bài đọc trên lớp.
Về quê => wề kê ([ve2 kṷe1] => [vue2 ke1]) Vui vẻ => wui wẻ ([vui̭1 vε4] => [vuui̭1 vuε4]) Với => wới ([vɤi̭5] => [vuɤi̭5])
Cách phát âm này được miêu tả như sau: Xét về giá trị khu biệt, âm vị phụ âm đầu /v/ là âm xát, ồn, hữu thanh có định vị môi. Khi phát âm hàm răng trên sẽ chạm nhẹ và môi dưới sau đó mở ra và đưa luồng hơi từ phổi ra ngoài.
Trong khi đó khi HVQSL phát âm âm vị này sẽ không để răng hàm trên chạm vào môi dưới rồi mới mở ra mà thay vào đó họ tròn môi đưa môi từ trong ra ngoài mở môi rộng và đưa luồng hơi từ phổi ra, khi phát âm như vậy sẽ giống với phát âm chữ “w”.
Nguyên nhân là do trong hệ thống âm vị tiếng Lào cũng có âm vị phụ âm “vo” - ວ /w/ phát âm như “w” trong tiếng Việt nhưng có thanh không, do đó mà việc phát âm phụ âm /v/ của tiếng Việt bị ảnh hưởng bới cách phát âm phụ âm “vo” - ວ / w / của tiếng Lào. Đây chính là lỗi chuyển giao giữa ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ đích đó là giữa tiếng Lào và tiếng Việt.
Có 28,8% CTV phát âm đúng phụ âm /v/ theo biến thể chuẩn của nó, tỷ lệ này nằm ở các bạn học viên có nhận thức tốt, luyện tập phát âm thường xuyên theo đúng hướng dẫn của giáo viên do đó họ vẫn có thể phát âm đúng mặc dù cách phát âm âm vị này của hai ngôn ngữ là khác nhau.
2.2.2.2.5 Lỗi phát âm phụ âm đầu /ɣ/
Đây cũng là một trong những lỗi phát âm thường gặp ở người Lào khi học tiếng Việt. Lỗi phát âm này chiếm tỷ lệ 78,4%. Khi các HVQSL mới sang Việt Nam học tiếng Việt, việc phát âm phụ âm /ɣ/ rất khó khăn, theo kinh nghiệm giảng dạy, có đến 99% các bạn phát âm sai phụ âm này khi mới bắt đầu học. Sau khi đã học đến giáo trình B2 tiếng Việt tỷ lệ này giảm xuống còn