Đối với học viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi phát âm tiếng việt của học viên nước ngoài học tiếng việt (Trang 76 - 77)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.2. Mộtsố đề xuất nâng cao hiệu quả phát âm tiếng Việt của HVQSL

3.2.2 Đối với học viên

Học viên chính là người học, người tiếp nhận chương trình, giáo trình và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Khi bắt đầu học ngoại ngữ, nhiệm vụ đầu tiên của học viên chính là việc phải khám phá ra việc học ngoại ngữ đó như thế nào. Theo thời gian, học viên phải chủ động điều chỉnh và thường xuyên điều chỉnh lại mối quan hệ giữa chính mình và những gì đang được học.

Đây chính là một trong những yếu tố chủ động và sáng tạo ở học viên: Sự cố gắng của giáo viên chỉ có hiệu quả khi học viên chủ động tìm hiểu, tiếp thu kiến thức và vận dụng sáng tạo những gì được học vào thực tế giao tiếp hàng ngày. Chủ động trong học tập được thể hiện thông qua việc học viên tự tìm hiểu bài trước khi lên lớp, đặc biệt khi học ngoại ngữ đó là việc chủ động tìm hiểu từ mới, phát âm từ mới, đọc bài và nghe những mẩu hội thoại bằng tiếng Việt hoặc những chương trình bằng tiếng Việt.Trong quá trình học tiếng Việt, học viên cần chủ động hỏi cô giáo những nội dung chưa hiểu hoặc làm chưa đúng và lắng nghe giáo viên. Để quá trình chủ động của học viên đạt hiệu quả cao và hình thành thói quen cho học viên, thời gian đầu giáo viên cần hỗ trợ học viên trong việc tìm hiểu những nguồn tư liệu, yêu cầu học viên chuẩn bị bài trước khi lên lớp và dần hình thành thói quen tự học cho học viên.

Luyện tập phát âm tiếng Việt thường xuyên: Quá trình học ngoại ngữ, đặc biệt là phát âm tiếng Việt đạt hiệu quả khi học viên thường xuyên luyện tập phát âm. Chủ động luyện tập phát âm bằng việc giao tiếp với người Việt Nam, các bạn trong lớp, nghe băng hoặc học những bài hát của Việt Nam và hát theo là những cách luyện phát âm hiệu quả. Tuy nhiên với HVQSL, một trong những hạn chế về môi trường học tập của các bạn đó là môi trường quân đội. Theo quy định, mỗi tuần học viên chỉ được đi ra ngoài 1 lần vào cuối tuần để mua những nhu yếu phẩm cần thiết do đó việc được giao tiếp nhiều với người Việt Nam là rất hạn chế. Chủ yếu học viên chỉ giao tiếp với

cô giáo trên lớp và với các cán bộ người Việt Nam làm việc tại Đoàn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân hạn chế quá trình luyện tập phát âm của họ. Do đó, để khắc phục hạn chế này, học viên cần tăng cường giao tiếp với giáo viên trên lớp và các bạn học viên Việt Nam có mặt tại Đoàn để tăng cơ hội thực hành tiếng Việt.

Tự tin trong giao tiếp: Tự tin trong giao tiếp bằng ngoại ngữ là một vấn đề rất quan trọng khi học bất kỳ một ngoại ngữ nào. Tuy nhiên tâm lý của hầu hết người học là tâm lý e ngại, sợ phát âm sai khi giao tiếp với người bản ngữ. Đây là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu quả của quá trình học ngoại ngữ trong môi trường bản ngữ. Học viên cần phải tận dụng triệt để môi trường bản ngữ để thực hành giao tiếp. Đối với HVQSL, người thường xuyên giao tiếp với họ nhất đó là giáo viên, do đó giáo viên phải là người chủ động tạo chủ đề để giao tiếp với học viên nhiều hơn, giúp học viên hòa đồng với bạn bè, loại bỏ tâm lý e ngại, sợ sai của người học, như vậy họ sẽ tích cực tham gia vào quá trình giao tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi phát âm tiếng việt của học viên nước ngoài học tiếng việt (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)