Chương 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
3.3 Phương pháp luyện phát âm tiếng Việt
3.3.3 Luyện phát âm câu, đoạn thơ, đoạn văn
Các học viên có thể phát âm được từng âm tiết nhưng không có nghĩa là luôn phát âm đúng âm tiết đó trong hệ thống một chuỗi âm tiết. Trong khi, thực tế một đơn bị phát ngôn thường là một câu với nhiều âm tiết khác nhau tạo thành chuỗi. Tỷ lệ những lỗi phát âm trong chuỗi phát ngôn sẽ nhiều hơn so với phát âm từng âm tiết, đặc biệt về lỗi thanh điệu và các lỗi đặc trưng của HVQSL. Vì thế tập nói những câu dài và đọc các đoạn thơ, đoạn văn sẽ giúp học viên quen với cách ngắt nhịp nhanh hơn khi giao tiếp bằng tiếng Việt với người Việt Nam. Hơn nữa, khi luyện tập đọc các câu dài sẽ giúp học viên nhớ nghĩa các từ trong ngữ cảnh, nhớ cách phát âm. Khi gặp lại một từ như vậy học viên sẽ nhớ nghĩa trong văn cảnh của nó và bật ra cách phát âm chuẩn mình đã được học. Như vậy sẽ tạo thói quen phát âm đúng và tốc độ phát âm nhanh hơn khi giao tiếp thông thường. Sau đây luận văn xin đưa ra một vài cách hướng dẫn luyện đọc:
- Cách hướng dẫn đọc và cách luyện đọc.
+ Chọn những câu văn, đọan thơ, đoạn văn ngắn phù hợp với trình độ của học viên, đi từ đơn giản đến phức tạp. Nội dung phải gần gũi, quen thuộc, gắn liền với đời sống và nhu cầu thực tiễn của học viên và dễ hiểu.
+ Những câu văn, đoạn thơ, đoạn văn phải chứa những từ mà học viên thường xuyên mắc lỗi phát âm.
+ Cho học viên đọc trước, tìm hiểu trước về những từ khó phát âm và nghĩa của các từ đó, đọc trước. Sau đó giáo viên sẽ đọc mẫu cho học viên
nghe và hướng dẫn học viên phát âm những từ khó phát âm, những từ thường xuyên mắc lỗi phát âm và yêu cầu học viên phát âm lại.
+ Kết hợp vừa cho học viên đọc, vừa ghi âm lại cách phát âm của học viên sau đó cho học viên nghe lại cách phát âm đó, phân tích xem đúng hay sai và sai ở đâu. Sau đó hướng dẫn học viên đọc lại cho đúng.
+ Đọc đi, đọc lại nhiều lần câu văn và đoạn văn đó.
Ví dụ một vài câu văn ngắn và đoạn văn cho HVQSL luyện phát âm: -Câu ngắn.
1. Đây là con gì ? Đây là con gà. 2. Sân nhà tôi nước ngập đến chân. 3. Phong cảnh nơi đây thật bình yên. 4. Buổi chiều, chúng tôi ra vườn hái rau.
5. Nước tinh khiết rất tốt cho sức khỏe của anh. -Đoạn văn.
1. Nhà anh Hải ở gần hồ Hoàn Kiếm. Buổi sáng, anh Hải thích đứng ở ban công tầng hai và ngắm cảnh hồ. Phòng khách, phòng ngủ và phòng làm việc nhà anh ấy rất sáng và mát. Nhà anh Hải có nhiều tranh đẹp. Chủ nhật, bạn bè thường đến chơi nhà anh ấy.
2. Khoảng đầu thập kỷ 90, điện thoại ở Việt Nam vẫn còn rất hiếm. Giá điện thoại cũng khá đắt, nhất là các cuộc gọi đi nước ngoài. Hiện nay đời sống ngày một phát triển, điện thoại thực sự trở thành nhu cầu cần thiết cho mọi người, cho các hoạt động kinh tế, xã hội