Chương 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.3. Tiểu kết chương 2
Từ việc thống kê số liệu khảo sát và phương pháp miêu tả có thể thấy, HVQSL khi phát âm tiếng Việt sẽ mắc phải các lỗi đặc trưng, đó là lỗi phát
âm thanh điệu, phụ âm đầu, âm chính và âm cuối. Ở mỗi lỗi, HVQSL mắc những lỗi phát âm âm vị rất đặc trưng cho người Lào khi học tiếng Việt.
Nguyên nhân dẫn đến những lỗi phát âm đặc trưng này đó là do lỗi giao thoa và lỗi ngữ đích. Lỗi giao thoa ở đây là sự khác biệt trong hệ thống âm vị của tiếng Lào và tiếng Việt. Ở những âm vị có sự tương đồng giữa tiếng Lào và tiếng Việt, số lượng HVQSL phát âm sai là rất thấp, hoặc không phát âm sai. Còn ở những âm vị mà trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt có những không có âm vị tương đồng trong hệ thống ngữ âm tiếng Lào thì hầu hết HVQSL đều mắc lỗi phát âm. Các học viên Lào khi phát âm những âm vị này sẽ chuyển từ biến thể chuẩn của âm vị đó sang biến thể đánh dấu của nó có giá trị khu biệt gần giống với âm vị có trong hệ thống ngữ âm tiếng Lào để dễ phát âm hơn.
Lỗi ngữ đích là lỗi xuất phát từ ngôn ngữ đích là tiếng Việt mà HVQSL đang theo học. Đó là lỗi mà khi ở hệ thống ngữ âm tiếng Việt và tiếng Lào có sự tương đồng về âm vị nào đó nhưng HVQSL vẫn mắc lỗi phát âm, ví dụ như thanh hỏi, hay phụ âm đầu /s/, /v/, âm chính /ɯ/, âm cuối /-t/, /-k/, /-ŋ/. Nguyên nhân dẫn đến những lỗi sai này xuất phát từ ngôn ngữ đích là tiếng Việt. Bởi lẽ, thứ nhất là khi HVQSL phát âm những âm vị này sẽ nhầm lẫn với biến thể đánh dấu của nó, và những biến thể đánh dầu mà HVQSL sử dụng đều có những giá trị khu biệt giống hoặc gần giống với biến thể chuẩn của những âm vị này, đặc biệt là việc giống hoặc gần giống về vị trí định vị của chúng. Do đó các HVQSL dễ bị nhẫm lẫn trong khi phát âm. Thứ hai, đó là về trường độ phát âm âm tiết, để đơn giản hóa việc phát âm những âm tiết có trường độ dài trong tiếng Việt, HVQSL có xu hướng thay thế những âm cuối ở thể dài thành những âm cuối ở thể gắn có giá trị âm vị giống hoặc gần giống với những biến thể chuẩn để dễ dàng phát âm hơn, phát âm nhanh hơn mà không phải đánh vần từng từ một.
Việc mắc các lỗi phát âm như vậy đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các bạn HVQSL nói riêng và người Lào khi học tiếng Việt nói chung. Có rất nhiều trường hợp khi phát âm tiếng Việt bằng những biến thể đánh dấu của âm tiết tiếng Việt khiến cho người nghe không hiểu, khó hiểu hoặc hiểu nhầm ý của người nói, dẫn đến giao tiếp khó khăn, từ đó việc học tiếng Việt cũng trở nên khó khăn hơn.
Những khó khăn gặp phải khi phát âm sai tiếng Việt buộc HVQSL phải một kế hoạch học phát âm bài bản, rèn luyện thường xuyên và phương pháp học hiệu quả. Điều này đặt ra cho những người giáo viên phải xây dựng những phương pháp phù hợp, tập chung vào những lỗi phát âm đặc trưng để luyện cho học viên của mình phát âm đúng theo biến thể chuẩn của âm vị tiếng Việt.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT KHẮC PHỤC LỖI PHÁT ÂM CỦA HỌC VIÊN QUÂN SỰ LÀO KHI PHÁT ÂM TIẾNG VIỆT TẠI ĐOÀN
871 – TCCT 3.1 Một vài bàn luận
Việc tiếp nhận một ngoại ngữ là quá trình diễn ra trong mối quan hệ đối chiếu với tiếng mẹ đẻ. Dấu ấn của tiếng mẹ đẻ là rất lớn. Nó chi phối nhiều đến việc tiếp nhận ngoại ngữ. HVQSL học tiếng Việt là một ví dụ cụ thể. Việc đắc thụ tiếng Việt của họ bị ảnh hưởng bởi sự khác nhau giữa hệ thống ngữ âm tiếng Việt và tiếng Lào, bởi môi trường - nơi mà đối tượng này học tập, và bởi thái độ ngôn ngữ của họ.
Thái độ ngôn ngữ mà chúng tôi nói đến ở đây chính là ý thức của học viên khi tham gia học tiếng Việt. Theo kết quả của phiếu khảo sát và những câu hỏi phỏng vấn sâu cho thấy: 85% HV có câu trả lời là “rất thích học tiếng Việt và cảm thấy tiếng Việt rất thú vị” có kết quả học tập đạt từ loại khá đến xuất sắc. Trong đó chỉ có 15% đạt kết quả học lực trung bình và trung bình khá. 100% số HV có câu trả lời là “không có hứng thú khi học tiếng Việt” có kết quả học tập đạt loại trung bình và yếu. Từ những số liệu trên, có thể thấy việc tạo hứng thú cho học viên đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình đắc thụ ngôn ngữ của họ.
Đặc biệt, khi được hỏi câu hỏi “Anh/chị cảm thấy anh/chị phát âm tiếng Việt đúng hay sai?” thì hầu hết HVQSL đều trả lời là “không biết”. Họ không chắc chắn rằng mình phát âm như vậy là đúng hay sai và điều này gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình học tập của họ, làm mất đi sự tự tin trong giao tiếp, tâm lý sợ hãi khi giao tiếp khiến họ rụt rè và ít luyện tập. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới quá trình luyện phát âm tiếng Việt của họ.
Để khắc phục những nguyên nhân trên không chỉ phụ thuộc vào phương pháp của đội ngũ giáo viên mà còn phụ thuộc rất lớn vào chính thái độ của đối tượng tiếp nhận ngôn ngữ. Dưới đây, luận văn xin được đưa ra một số phương pháp cụ thể để khắc phục những lỗi phát âm của HVQSL khi học tiếng Việt.
3.2. Một số đề xuất nâng cao hiệu quả phát âm tiếng Việt của HVQSL.
3.2.1. Đối với giáo viên.
3.2.1.1 Công cụ của giáo viên.
- Xây dựng giáo án phát âm phù hợp: Trên cơ sở những tài liệu mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu về phương pháp trong dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ và một số sáng kiến kinh nghiệm về dạy tiếng Việt của các giáo viên cùng với những kinh nghiệm dạy học thực tiễn của cá nhân, chúng tôi đã tổng kết lại thành một số đề xuất trong xây dựng giáo án của một bài phát âm tiếng Việt. Ở đây, chúng tôi không hướng tới việc xây dựng giáo án hoàn chỉnh đúng kiểu mẫu cho một bài phát âm tiếng Việt mà chỉ là những đề xuất ngắn gọn về những thao tác trong xây dựng giáo án để có thể nâng cao hiệu quả của tiết học. Dưới đây, chúng tôi sẽ đi trình bày một cách cụ thể những nội dung này theo bốn bước như sau:
a) Xác định mục đích và yêu cầu của bài học.
Muốn bài học đạt hiệu quả cao nhất thì việc đầu tiên giáo viên cần phải xác định đúng mục đích và yêu cầu mà bài học đó hướng tới là gì. Kết thúc bài học giáo viên phải đạt được những yêu cầu gì. Từ đó giáo viên sẽ có những định hứơng cho việc xây dựng giáo án, những bước đi và phân bổ thời gian vào từng nội dung cho hợp lý nhất. Với những đơn vị kiến thức trong bài, giáo viên yêu cầu học viên phải nắm được những gì sau nội dung bài giảng. Khi đặt ra những yêu cầu như vậy, giáo viên sẽ xác định được nội dung trọng tâm về kiến thức và các kỹ năng cần luyện trong bài.
b, Xác định nội dung trọng tâm của bài học.
Đây là một trong những thao tác quan trọng để có thể xây dựng một giáo án trọng tâm, không lan man, dàn trải, giúp giáo viên và học viên tập chung được thời gian giải quyết những nội dung trọng tâm nhất cần hướng tới. Giáo viên trên cơ sở điều kiện hoạt động giảng dạy thực tiễn: thời lượng tiết học, đặc điểm về năng lực của học sinh và đánh giá về tính cần thiết của các đơn vị kiến thức và kỹ năng mà linh hoạt trong việc tổ chức các đơn vị kiến thức cũng như những hoạt động của tiết học mà không nhất thiết phải gò ép theo những tài liệu hướng dẫn để làm sao bài học vừa cung cấp được cho học sinh những kiến thức cần thiết lại vừa nâng cao được năng lực phát âm của học viên. Để xác định được trọng tâm kiến thức cũng như kỹ năng của một tiết học, giáo viên cần thực hiện một số những thao tác sau:
- Hệ thống hóa những nội dung và kỹ năng mà bài học yêu cầu phải cung cấp.
- Xác định nội dung nào là trọng tâm, và nội dung nào là thứ yếu liên quan đến những nội dung không phải phát âm.
- Xác định kỹ năng cần tạo lập và củng cố đó chính là kỹ năng phát âm và những kỹ năng bổ trợ cho kỹ năng phát âm tiếng Việt.
- Phân chia mức độ hình thành các kỹ năng theo từng giai đoạn của bài học Sau đây, chúng tôi sẽ triển khai cụ thể hai thao tác trên trong Bài 1 của Tập bài giảng Ngữ âm tiếng Việt (Tài liệu lưu hành nội bộ) như một ví dụ.
Bước 1: Xác định mục đích và yêu cầu của bài học.
Mục đích: Bài học giúp học viên nắm được cách đọc các âm đầu “b, m, v, p, ph”, âm chính “a, ă, â, o, ô,ơ, e, ê, i (y), u, ư, phát âm thanh điệu : ngang, huyền, sắc, và phát âm các vần có kết thúc bằng âm cuối “m”.
Yêu cầu: Sau bài học, yêu cầu học viên phải nắm được cách phát âm đúng các âm đầu, âm chính, thanh điệu và các vần kết thúc bằng âm cuối “m”
được đề cập trong nội dung kiến thức của bài. Học viên phát âm đúng theo hướng dẫn của giáo viên và biết kết hợp giữa các vần kết thúc bằng âm cuối “m” với âm đầu để tạo thành từ và phát âm đúng từ đó.
Bước 2:Xác định nội dung trọng tâm của bài học.
Muốn xác định được nội dung trọng tâm của bài học, giáo viên cần hệ thống những nội dung mà bài học đề cập:
- Phát âm âm đầu : b, m, v, p, ph.
- Phát âm âm chính: a, ă, â,o, ô, ơ, e, ê, i (y), u, ư.
- Phát âm thanh điệu: ngang – huyền – ngã khi có mặt trong từ.
- Phát âm nhóm vần kết thúc bằng âm cuối “m”: am, ăm, âm, om, ôm, ơm, em, êm, im, um, iêm, yêm, uôm , ươm.
- Đọc các từ có chứa nhóm vần kết thúc bằng âm cuối “m”. - Đọc câu có chứa từ có nhóm vần kết thúc nằng âm cuối “m” - Luyện kỹ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt
Sau khi xác định được lượng kiến thức có trong bài, giáo viên cần chọn lọc những nội dung trọng tâm của bài.
Nội dung trọng tâm cần đạt được trong Bài 1: Ngữ âm tiếng Việt là: - Phát âm âm đầu: “b, m, v, p, ph”
- Phát âm âm chính: “a, ă, â, o,ô, ơ, e, ê, i (y), u, ư.
+ Với đối tượng là học viên Lào bị mắc lỗi phát âm nhầm lẫn giữa âm chính “â, ơ”, “â, ô”, “a, e” thì giáo viên cần trọng tâm phân biệt cách phát âm của những âm chính này ở thể dài và ngắn để học viên tránh bị nhầm lẫn về sau.
- Phát âm các vần kết thúc bằng âm cuối “m”
- Phân biệt âm vực và trường độ khi phát âm những từ có chứa thanh ngang, huyền và sắc.
Từ việc xác định nội dung trọng tâm cần đạt được, giáo viên phân bổ thời gian cho hợp lý để luyện phát âm những nội dung trọng tâm cho học viên đồng thời có những bài luyện kỹ năng hợp lý cho từng nội dung.
c, Xây dựng kế hoạch giảng bài phù hợp.
Kế hoạch giảng bài là bước triển khai nội dung của bài học sao cho phù hợp với từng đối tượng học viên và phân bổ thời gian hợp lý với số tiết của từng buổi học, sao cho vừa đi hết nột dung cần triển khai trong buổi học, vừa trọng tâm vào những nội dung quan trọng của bài học. Kế hoạch bài giảng sẽ bao gồm hai phần đó là: Ý định bài giảng và thực hành bài giảng.
Ý định bài giảng: Đó là việc cụ thể hóa mục đích, yêu cầu và nội dung trọng tâm của bài giảng.
Thực hành bài giảng và các bước triển khai bài giảng, giáo viên cần cụ thể hóa phương pháp thực hiện từng nội dung cụ thể và những yêu cầu đối với học viên trong từng nội dung cụ thể, những thiết bị hỗ trợ phục vụ buổi học là gì cũng cần được cụ thể hóa.
Sau đây chúng tôi xin đưa ra 1 kế hoạch bài giảng cụ thể cho 1 phần nội dung của Bài 1 – Tập bài giảng ngữ âm tiếng Việt (Lưu hành nội bộ) như một ví dụ cụ thể. Phần ý định bài giảng được triển khai tương tự như việc xác định mục đích, yêu cầu và nội dung bài giảng nên trong phần ví dụ này chúng tôi xin phép không nêu lại.
Ý định giảng bài: Thứ tự, nội dung Thời gian Phương pháp Vật chất
Giáo viên Học viên
A. Ổn định tổ chức
GV nắm quân số Hỏi thông tin HV
Chào, báo cáo G
HV trả lời
Giáo trình, Giáo
Thứ tự, nội dung Thời gian Phương pháp Vật chất
Giáo viên Học viên
B. Kiểm tra bài cũ C. Nội dung 1. Giới thiệu 5 âm đầu có vị trí cấu âm môi: b, m, v, p, ph 01 tiết 01 tiết + GV đọc 29 chữ cái TV → HV lên bảng viết, HV ở lớp viết vào vở bt → GV nhận xét, chữa lỗi và cho điểm H.
+ GV đọc các nguyên âm, phụ âm TV cho HV cả lớp viết vào giấy KT → GV thu bài
* Phương pháp dạy đọc các âm đầu
- GV giới thiệu các âm đầu - GV phát âm mẫu (giọng chuẩn, chậm, rõ) → Hướng dẫn HV cách phát âm theo vị trí cấu âm của từng nhóm phụ âm trong bài (Yêu cầu HV quan sát khẩu hình khi GV phát âm mẫu).
→ GV chú ý sửa lỗi phát âm cho HV
- GV giúp HV nhận diện được
những câu hỏi của GV
HV viết bảng, dưới lớp viết vào giấy kiểm tra
- HV luyện phát âm theo hướng dẫn của GV (Hình thức: HV luyện phát âm theo lớp, tổ, nhóm, cá nhân) án, Máy chiếu Bài tập bổ sung
Thứ tự, nội dung Thời gian Phương pháp Vật chất
Giáo viên Học viên
cách phát âm theo vị trí cấu âm của các phụ âm, từ đó HV dễ dàng so sánh điểm giống và khác nhau trong từng nhóm phụ âm để tránh nhầm lẫn khi phát âm.
-GV yêu cầu HV đọc theo
3.2.1.2 Phương pháp của giáo viên
- Phát âm chuẩn tiếng Việt: Muốn học viên phát âm chuẩn tiếng Việt thì trước hết giáo viên phải phát âm chuẩn tiếng Việt để làm mẫu cho học viên. Tiếng Việt có nhiều phương ngữ khác nhau, do đó trong khi dạy giáo viên cần cách phát âm tiếng Việt chuẩn cho học viên, đồng thời phải giới thiệu cho họ biết những phương ngữ khác nhau của tiếng Việt để trong những trường hợp giao tiếp, học viên không bị bỡ ngỡ khi gặp phải những phương ngữ khác nhau của tiếng Việt. Đồng thời ở thời gian đầu khi học viên bắt đầu tiếp xúc với tiếng Việt, giáo viên cần đọc chậm, đọc rõ thanh điệu trong từ để học viên có thể nghe kỹ và nhìn vào khẩu hình phát âm của giáo viên, sau đó bắt trước đọc theo. Trong giờ học phát âm, giáo viên cần quan sát kỹ mặt âm thanh của học viên, khẩu hình phát âm của học viên đã đúng chưa, từ đó có những phương pháp luyện tập và điều chỉnh sao cho học viên có thể phát âm chuẩn tiếng Việt. Đối với những trường hợp phát âm sai, giáo viên có thể tiến hành mô tả cách phát âm, phương thức cấu âm của âm vị đó như thế nào để học viên làm theo.Trong các bài tập nghe, các bài kiểm tra đánh giá năng lực môn nghe giáo viên cũng cần phải đọc bài nghe với cách phát âm chuẩn tiếng Việt