Luyện phát âm âm vị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi phát âm tiếng việt của học viên nước ngoài học tiếng việt (Trang 77 - 91)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.3 Phương pháp luyện phát âm tiếng Việt

3.3.1. Luyện phát âm âm vị

Thanh hỏi.

Hầu hết các HVQSL phát âm thanh hỏi thành thanh sắc, dó đó phải phân biệt cho họ thấy được sự khác nhau giữa đường nét của hai thanh điệu này.

Thanh hỏi: Đường nét âm điệu thấp dần khi bắt đầu, đến một quãng sáu thì chuyển lên nét đi lên cân đối với nét đi xuống ban đầu và kết thúc bằng độ cao với xuất phát.

Thanh sắc: Đường nét âm điệu khi bắt đầu không đi xuống thấp mà đi ngang một quãng (trong các âm tiết không phả âm tắc vô thanh ví dụ “cái máng bé”) hoặc đi lên mạnh ngay từ khi bắt đầu và kết thúc ở một quãng cao.

Việc phân biệt đường nét này giáo viên có thể dùng poerpoint trình chiếu hình ảnh đường nét hai thanh điệu hoặc vẽ hình ảnh này lên bảng để học viên có thể thấy được sự khác nhau về mặt hình ảnh. Sau đó giáo viên sẽ hưỡng dẫn học viên phát âm hai thanh này theo mình và cho học viên luyện

phát âm những âm tiết chứa thanh hỏi và thanh sắc để học viên có sự phân biệt theo các bước sau:

Bước 1: Luyện pháp âm thanh hỏi: Bả cả dả đả lả nả mả Bước 2: Luyện phát âm thanh sắc: Bá cá dá đá là ná má

Bước 3: Luyện phát âm thanh hỏi và thanh sắc:

Bả bá cả cá dả dá lả lá nả ná mả má.

Bước 4: Chỉ các âm tiết khác nhau chứa thanh sắc và thanh hỏi cho học viên phát hiện thanh điệu, sau đó phát âm âm tiết đó theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Bước 5: Làm bài tập luyện tập:

•Thanh ngã.

Gống như ở thanh hỏi, hầu hết các HVQSL đều phát âm thanh ngã thành thanh sắc. Ở trường hợp này, giáo viên cũng cần đưa cho học viên thấy đường nét thanh ngã đi như thế nào để học viên có sự so sánh với đường nét thanh sắc.

Thanh ngã: Thanh ngã có đường nét âm điệu không bằng phẳng, đường nét khi bắt đầu cao hơn thanh huyền một chút đến giữa âm điệu đi xuống đột ngột, dốc đứng trong một thời gian ngắn, sau đó vút lên ngang với cao độ cũ và đi thêm một quãng ba thứ nữa.

Luyện tập phát âm những âm tiết có chứa thanh ngã và thanh sắc: Bước 1: Luyện pháp âm thanh ngã:

Bã cã dã đã lã nã mã Bước 2: Luyện phát âm thanh sắc: Bá cá dá đá là ná má

Bước 3: Luyện phát âm thanh ngã và thanh sắc:

Bã bá cã cá dã dá lã lá nã ná mã má.

Bước 4: Chỉ các âm tiết khác nhau chứa thanh sắc và thanh ngã cho học viên phát hiện thanh điệu, sau đó phát âm âm tiết đó theo sự hướng dẫn của giáo viên.

Bước 5: Làm bài tập luyện tập.

b, Luyện phát âm phụ âm đầu tiếng Việt.

Trong tiếng Việt, phụ âm đầu đóng một vai trò vô cùng quan trọng khi phát âm tiếng Việt. Chức năng khu biệt của âm đầu là lớn nhất so với các thành phần khác cấu tạo âm tiết [10,169].Gánh nặng chức năng của âm đầu là rất lớn do dó việc phát âm đúng phụ âm đầu là vô cùng quan trọng để khu biệt âm tiết này với âm tiết khác. Với người học là người nước ngoài học tiếng Việt là một ngoại ngữ thì điều quan trọng đầu tiên khi học phát âm tiếng Việt đó là việc giới thiệu cho họ hệ thống bảng chữ cái của tiếng Việt và phát âm những chữ cái đó như thế nào là chuẩn tiếng Việt.

Đưa ra hệ thống bảng chữ cái tiếng Việt sẽ giúp học viên bước đầu làm quen với hệ thống chữ cái tiếng Việt về cả cách viết lẫn cách phát âm sẽ mang lại cho học viên một cái nhìn chung nhất về chữ cái tiếng Việt. Trong giới hạn của luận văn này, chúng tôi chỉ xin đưa ra giải pháp chữ lỗi cho các lỗi đặc trưng về phát âm của HVQSL chứ không đi sâu phân tích cách phát âm của cả hệ thống âm vị tiếng Việt.

Phụ âm đầu /ʂ/

Đây cũng là một phụ âm quặt lưỡi, khi phát âm phụ âm này thì đầu lưỡi cong lên đến phía trên lợi, nơi tiếp giáp với ngạc cứng, môi mở hé, luồng hơi đi từ phổi quang khoang miệng ra ngoài đồng thời đầu lưỡi hạ xuống phát ra âm “sì” hơi nặng/

Phụ âm đầu /ʂ/ ở phương ngữ Bắc khi phát âm không có sự phân biệt với phụ âm đầu /s/. Tuy nhiên khi coi tiếng Việt là một ngoại ngữ thì việc phát âm chuẩn tiếng Việt là điều cần thiết và cần hướng dẫn học viên cách phát âm chuẩn phụ âm quặt lưỡi này.

•Phụ âm đầu /ʈ/

Phụ âm đầu /ʈ/ được ghi bằng chữ “tr”, đây là một phụ âm quặt lưỡi. Trong phương ngữ Bắc khi phát âm không có sự phân biệt giữa phụ âm này với phụ âm /c/, tuy nhiên trong phương ngữ Trung và Nam thì có sự phân biệt này.

-Khi phát âm phụ âm /ʈ/ đầu lưỡi cong chạm lên phía trên lợi. Hơi đưa mạnh từ phổi ra, bật mạnh đầu lưỡi ra và phát ra tiếng “trờ” [ʈɤ2 ].

•Phụ âm đầu /ʐ/

•Phụ âm đầu /ʐ/ được ghi bằng chữ viết là “r” là một phụ âm đầu lưỡi quặt, do đó khi phát âm phụ âm đầu này thì đầu lưỡi phải cong lên đến phái trên lợi, nơi tiếp giáp với ngạc cứng. Như hình vẽ sau :

•Khi phát âm miệng há nhẹ, đồng thời đầu lưỡi cong, sau đó đưa hơi từ phổi ra, hạ lưỡi xuống, đồng thời đầu lưỡi rung rung và phát ra tiếng

•Chú ý: không đưa hơi lên mũi.

Phụ âm này ít gặp ở phương ngữ Bắc trong giao tiếp hàng ngày, tuy nhiên lại tồn tại trong các tiếng địa phương ở miền Trung và miền Nam. Đặc

biệt đề tài này muốn hướng học viên đến cách phát âm chuẩn các âm tiết tiếng Việt do đó việc phần biệt cách phát âm của phụ âm đầu /ʐ/ với phụ âm đầu /z/ trong phương ngữ miền Bắc là việc cần thiết cho học viên học tiếng Việt. Để học viên có thể nghe được và giao tiếp được tiếng Việt ở các phương ngữ khác nhau trên đất nước Việt Nam.

Phụ âm /v/

-Phụ âm /v/ được ghi bằng chữ “v” trong tiếng Việt, đây là một phụ âm môi, tuy nhiên khi phát âm không tròn môi.

-Khi phát âm phụ âm /v/ răng hàm trên sẽ cắn nhẹ vào môi dưới. Sau đó đẩy hơi ra bật nhẹ môi và răng tạo nên một tiếng “vờ” [vɤ2 ]

Phụ âm /ɣ/

-Phụ âm /ɣ/ trong tiếng Việt được ghi bằng con chữ “g” và “gh” đây là hai phụ âm gốc lưỡi, phát âm là [ɣɤ2 ] “gờ”

-Khi phát âm phụ âm này, gốc lưỡi chạm nhẹ lên vòm miệng, miệng há nhẹ, hơi đưa từ phổi ra, khi phát âm tay chạm vào cổ sẽ thấy có sự rung nhẹ.

Phụ âm đầu /k/.

Phụ âm đầu /k/ được ghi bằng chữ “c, k, q” trong tiếng Việt. Tuy nhiên thoe kết quả điều tra thì HVQSL chỉ mắc lỗi phát âm ở những âm tiết chứa phụ âm đầu /k/ khi được ghi bằng chữ “q”. Vì vậy khi phát âm con chữ “q” thì luôn luôn kết hợp cùng với âm đệm bán nguyên âm /ṷ/ do đó sẽ đọc là [kṷ ɤ2] “quờ”.

Khi phát âm tổ hợp này, phụ âm /k/ sẽ chịu ảnh hưởng của bán nguyên âm /ṷ / đó đó sẽ phát âm tròn môi hơn. Tổ hợp phụ âm đầu này được biểu hiện bởi một phụ âm với một âm lướt.

Khi phát âm, gốc lưỡi sẽ chạm vòm miệng, giữ hơi trong miệng, sau đó hạ lưỡi xuống đẩy mạnh hơi phát ra tiếng.

•Phụ âm đầu /s/.

•Phụ âm đầu /s/ được ghi bằng chữ “x” trong tiếng Việt. Khi phát âm phụ âm này hai môi mở nhỏ sau đó mở rộng ra như muốn cười. Đầu lưỡi chạm vào răng của hàm dưới. Hơi đưa ra từ khoang miệng và tạo âm “xờ” kéo dài. Bật hơi và phát ra tiếng.

c, Luyện phát âm âm chính.

Âm chính /ɔ̆/

-Âm chính /ɔ̆/ được ghi bằng chữ “o” trong các kết hợp “ong” [?ɔ̆ŋ], “óc” [?ɔ̆k5].

-Với nguyên âm chính /ɔ̆/ hầu hết các HVQSL phát âm thành /ɔ/ do đó trong trường hợp này cần luyện tập cho học viên phát âm vần /ɔ̆ŋ/ và /ɔ̆k/

-Khi phát âm vần /ɔŋ/ và /ɔ̆k/ bắt đầu với môi tròn, hơi đưa về phía trước, độ mở miệng nhỏ hơn khi phát âm [a] sau đó miệng đóng lại, giữ hơi trong miệng.

-Ở nguyên âm /ɔ̆/, hầu hết HVQSL phát âm thành /ɔ/ do đó trong trường hợp này khi học viên phát âm cần chỉ rõ cho các bạn cách ngắt hơi ngăn lại ở nguyên âm /ɔ̆/, không kéo dài nguyên âm này ra và phát âm dứt khoát, khi phát âm hết âm tiết đóng môi lại chứ không mở môi miệng ra như phát âm từ “oong” “ooc”.

Âm chính /ε̆ /

-Âm chính /ε̆ / được ghi lại bằng con chữ “a” khi kết hợp với âm cuối /ŋ/ và /k/ tạo thành các vần “anh”, “ách”.

-Đây cũng là một biến thể ở dạng ngắn của nguyên âm /a/, lúc này nguyên âm sẽ có âm sắc trung hòa, âm lượng lớn và trường độ ngắn. Khi phát âm nguyên âm này, HVQSL sẽ phát âm thành nguyên âm /ε/, ở thể dài. Tuy nhiên cần phải phân biệt hai âm này như sau:

Khi /ε̆/ được phân bố trước /ŋ/và /k/ sẽ được phát âm không căng so với /ε/ và lui về phía sau hơn /ε/, do đó có âm sắc kém bổng hơn só với /ε/ và ngắn hơn /ε/ trong điều kiện bình thường.

-Khi phát âm /ε̆/ trường độ phải ngắn lại và dứt khoát, lưỡi hơi lui về phía sau hơn so với /ε/.

Âm chính /ɤ̆/.

-Âm chính /ɤ̆/ được ghi lại bằng con chữ “â”, đây là một dạng biến thể ngắn của nguyên âm /ɤ/, do đó hầu hết HVQSL mắc lỗi phát âm nhầm từ nguyên âm /ɤ̆/ thành nguyên âm /ɤ/. Cần phân biệt hai nguyên âm này như sau:

-Nguyên âm /ɤ/ là nguyên âm ở thể dài, khi phát âm cần ngân đủ độ dài của âm.

-Nguyên âm /ɤ̆/ là nguyên âm ở thể ngắn, khi phát âm cần phát âm ngắn, dừng lại nhanh và dứt khoát không kéo dài, luồng hơi khi đi từ phổi ra bị chặn lại nhanh, dứt khoát.

-Khi phát âm nguyên âm /ɤ̆/, miệng há nhỏ,luồng hơi đi từ phổi ra thoát ra ngoài, âm phát ra hơi ngân lên một chút khi dừng hằn.

Âm chính /o/.

-Cũng giống như trường hợp âm chính /ɔ̆/, âm chính /o/ được ghi lại bằng con chữ “ô”, trường hợp phát âm sai của HVQSL cũng rơi vào hai vần đó là “ông” và “ốc”. Đây là hai vần với biến thể âm /o/ ngắn.Tuy nhiên thì HVQSL phát âm thành /o/ dài. Do đó trường hợp này sẽ giúp học viên luyện phát âm vần “ông” và “ốc” thay vì luyện phát âm âm chính /o/.

-Với hai vần này, âm /o/ ở dạng thể ngắn, khi phát âm âm tiết không kéo dài, âm sắc trầm, âm lượng vừa phải. Bắt đầu phát âm hai vần này môi tròn, mở và đưa dần từ ngoài sau đó đóng lại giữ hơi ở trong miệng. Kết thúc âm tiết thì khép lại. Phân biệt với khi phát âm ở dạng biến thế /o/ dài, khi kết hợp với âm cuối /ŋ/ và /k/ được thể hiện dưới dạng chữ viết là “ôông” và “ôốc” thì khi phát âm nguyên âm /o/ sẽ dài, lấn át quá trình khép lại của hai âm cuối /ŋ/và /k/ nên khi phát âm nguyên âm /o/ sẽ kéo dài và kết thúc âm tiết môi vẫn mở và có phần đưa ra phía trước.

d, Luyện phát âm âm cuối.

Âm cuối /t/.

-Âm cuối /t/ được ghi lại bằng con chữ “t”, đây là một âm đầu lưỡi. Khi phát âm âm [t] thì đầu lưỡi đẩy vào răng. Không đưa hơi thoát lên mũi để tạo một khoang miệng kín, tập trung hơi ở miệng. Đẩy lưỡi vào răng và bật mạnh hơi tạo thành tiếng.

Âm cuối /k/

-Âm cuối /k/ được ghi lại bằng hai con chữ là “c” và “ch”. Tuy nhiên trường hợp HVQSL chỉ mắc lỗi phát âm ở những âm cuối /k/ khi được ghi lại bằng con chữ “c”. Những học viên này nhầm lẫn giữa âm cuối /t/ và /k/.

-Âm cuối /k/ là một âm mặt lưỡi, khi phát âm gốc lưỡi và mặt lưỡi chạm lên vòm miệng, đầu lưỡi chạm hàm răng dưới. Giữ hơi trong miệng , sau đó hạ lưỡi xuống, đẩy mạnh hơi phát tiếng.

-Giữa âm [t] và [k] khi phát âm cần giúp học viên đặt lưỡi đúng vị trí, giáo viên cần làm mẫu và cho học viên theo dõi khẩu hình miệng của mình rồi phát âm theo.

Âm cuối /i̭/.

-Âm cuối /i̭/ được ghi lại bằng hai con chữ là “i” và “y”. Qua khảo sát cho thấy, HVQSL mắc lỗi phát âm khi phát âm vần có âm cuối /i̭/ thể hiện bằng “y” chuyển thành “i”.

-Bán nguyên âm cuối /i̭/ sẽ được thể hiện bằng chữ “y” khi xuất hiện sau các nguyên âm ngắn /ă, ɤ̆/, /i̭/ trong trường hợp này ở thể dài, được phát âm với độ hẹp nhất, gần gũi với tính phụ âm hơn cả ví dụ như: “tay, hay”. Còn trong các trường hợp khác âm cuối /i̭/ được ghi nhất luật bằng con chữ “i” ví dụ: “ai ơi, gọi, gửi”, ở những từ này độ mở của /i̭/ rộng nhất, gần với tính nguyên âm hơn.

-Cách phát âm âm /i̭ /: môi căng ra giống như khi mỉm cười, đầu lưỡi tì mạnh vào hàm dưới.

-Đưa hơi lên khoang miệng

-Bật hơi phát tiếng (có thể nhận thấy cảm giác rung ở hầu, rung ở đầu và sự căng của cơ hàm dưới ở khoang miệng)

Âm cuối /ŋ/

-Âm cuối /ŋ/ được ghi lại bằng hai con chữ là “nh” và “ng”. Khi phát âm âm cuối này, HVQSL sẽ chuyển từ âm [ŋ] thành âm [n].

-Cần phân biệt hai âm này như sau:

Khi phát âm âm [ŋ], đây là một âm mặt lưỡi, mặt lưỡi chạm nhẹ lên vòm miệng. Đưa hơi thoát ra mũi nếu chạm tay vào mũi thấy có sự rung nhẹ và có luồng hơi đi ra).

Trong khi đó âm [n] khi phát âm sẽ dùng đến đầu lưỡi. Đầu lưỡi sẽ chạm vào hàm trên, môi mở hé, bật đầu lưỡi và đưa luồng hơi đi qua mũi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi phát âm tiếng việt của học viên nước ngoài học tiếng việt (Trang 77 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)