Bài tập luyện nói

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi phát âm tiếng việt của học viên nước ngoài học tiếng việt (Trang 110 - 112)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

3.5 Thiết kế một số dạng bài tập luyện phát âm tiếng Việt

3.5.4 Bài tập luyện nói

a, Trình độ sợ cấp.

Dạng bài

Kiểu bài Cách tiến hành Ý nghĩa

Hội thoại ngắn. Xây dựng một đoạn hội thoại và thực hành dựa trên hội thoại mẫu.

Giáo viên sẽ cho một đoạn hội thoại mẫu, sau đó cho học viên làm bài tập nhóm, 2 bạn một nhóm. Các nhóm tiến hành xây dựng một đoạn hội thoại tương tự hội thoại mẫu và diễn trước lớp.

Giúp học viên luyện kỹ năng nói, giao tiếp tiếng Việt

Xây dựng đoạn hội thoại theo chủ đề

Giao viên đưa ra 1 chủ đề gần gũi với cuộc sống của học viên và yêu cầu học viên làm việc theo cặp, xây dựng một đoạn hội thoại về chủ đề đó và diễn trước lớp.

Giúp học viên luyện kỹ năng nói, tự tin hơn khi giao tiếp, tăng khả năng sáng tạo của học viên. Bài giới thiệu Giới thiệu về một chủ đề cho trước

Giáo viên cho học viên 1 chủ đề đơn giản xung quanh cuộc sống hàng ngày của học viên như: gia đình, bạn bè, việc học tập. Cho học viên viết trước vào vở, sau đó lên giới thiệu trước lớp về chủ đề đó.

Giúp học viên luyện kỹ năng nói, phát âm tiếng Việt. Học viên sẽ tự tin hơn khi giao tiếp.

b, Trình độ trung cấp và cao cấp

Dạng bài

Kiểu bài Cách tiến hành Ý nghĩa

Thuyết trình Thuyết trình theo chủ đề

Giáo viên sẽ cho học viên 1 chủ đề, sau đó cho học viên hội ý nhóm và lên thuyết trình trước lớp về những vấn đề xung quanh chủ đề đó.

Giúp học viên luyện kỹ năng nói, phát âm tiếng Việt. Phát triển vốn từ vựng, khả năng thuyết trình bằng tiếng Việt. Kể lại câu chuyện Xem phim hoặc đọc truyện và tóm tắt lại nội dung bộ phim hoặc câu chuyện.

Giáo viên cho học viên xem một đoạn phim hoặc đọc một câu chuyện ngắn. Sau đó cho học viên tóm tắt lại nội dung bộ phim hoặc câu chuyện vừa mới đọc trước lớp.

Giúp học viên luyện nói, phát âm tiếng Việt, tăng vốn từ vựng tiếng Việt.

Trên đây là một số dạng bài luyện tập phát âm tiếng Việt, mục đích là để học viên có thể luyện tập nghe và nói tiếng Việt tốt hơn. Tùy từng đối tượng, trình độ của học viên mà giáo viên phải lựa chọn những dạng bài sao cho thích hợp, đi từ đơn giản đến phức tạp để học viên từ từ lĩnh hội. Đồng thời trong giờ học ngoại ngữ luôn luôn phải tạo không khí vui vẻ, thoải mái và sôi nổi thì tiết học mới đạt được hiệu quả cao nhất.

Kết hợp với quá trình dạy và luyện tập, giáo viên cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá trình độ và nhận thức của học viên qua những bài học để có phương pháp khắc phục những lỗi phát âm còn mắc phải, đồng thời đánh giá năng lực học viên để đưa ra những thiết kế bài giảng và bài luyện hợp lý cho từng trình độ, để có thể giúp quá trình học tiếng Việt của học viên diễn ra hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát lỗi phát âm tiếng việt của học viên nước ngoài học tiếng việt (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)