Lòng yêu nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc trưng văn hóa tổ chức trong trường đại học (Nghiên cứu trưởng hợp Đại học quốc gia Hà Nội) (Trang 52 - 54)

Chương 2 : Thực trạng và khác biệt văn hóa tổ chức trong ĐHQGHN

2.1. Thực trạng văn hóa tổ chức trong ĐHQGHN

2.1.4 Lòng yêu nghề

Trong công việc lòng yêu nghề hết sức quan trọng. Nó chính là động lực thúc đẩy CBVC nỗ lực hoàn thành công việc, đồng thời giúp CBVC về mặt tinh thần vượt qua những khó khăn trong công việc, và góp phần nâng cao tính trách nhiệm của CBVC đối với công việc. Thông qua lòng hăng say

5.6 5.8 6 6.2 6.4 6.6 6.8 Chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, luật pháp,...

Hoàn thành các nhiệm vụ được giao theo chức trách

Chia sẻ thông tin với đồng nghiệp

Dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm Luôn làm đồng nghiệp

cảm thấy thoải mái khi làm việc cùng

Thích gặp đồng nghiệp để cùng chia sẻ các ý tưởng về công việc

làm việc, hay đam mê với nghề nghiệp, chúng ta có thể nhận thấy phần nào các giá trị của mà các thành viên đóng góp xây dựng cho tổ chức.

Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy đa số CBVC tự đánh giá lòng yêu nghề của mình ở mức trung bình cao với điểm trung bình chạy từ 4,71 đến 5,35 điểm. Điểm được đánh giá cao nhất là về đối khi CBVC làm việc đến mức quên cả thời gian, đạt 5,35 điểm (độ lệch chuẩn 1,53). Xếp thứ hai là mức độ bị cuốn hoàn hoàn vào công việc, đạt 5,24 điểm (độ lệch chuẩn 1,41). Xếp thứ ba là đánh giá về đam mê công việc và coi công việc là tất cả đối với bản thân, đạt 4,83 điểm (độ lệch chuẩn 1,59). Điểm thấp nhất là công việc tiêu tốn toàn bộ thời gian, công sức của CBVC, đạt 4,71 điểm (độ lệch chuẩn 1,67).

Kết quả này được thể hiện thông qua biểu đồ hình radar (hình 2.4) nhằm thể hiện xu hướng của từng items về lòng yêu nghề của CBVC. Biểu đồ có khoảng cách sóng radar khá dày cho thấy ít có sự phân tán của các điểm trung bình. Hình đa giác lệch hẳn về nhận định đôi khi tôi làm việc đến mức quên cả thời gian và tôi thực sự bị cuốn hoàn toàn vào công việc cho thấy điểm trung bình của các nhận định này cao hơn hẳn hai nhận định còn lại. Với đặc trưng là một trường đại học định hướng nghiên cứu, ĐHQGHN cần có những con người hăng say nghiên cứu, đam mê nghề nghiệp. Tuy nhiên, trong khi CBVC thừa nhận rằng họ đôi khi làm việc quên cả thời gian và bị cuốn hoàn toàn vào công việc thì họ phủ nhận tính trội nhất của công việc trong hệ giá trị của họ. Điều này thể hiện ở nhận định về công việc tiêu tốn toàn bộ thời gian, công sức và lòng đam mê nghề nghiệp của CBVC đạt điểm rất thấp, đỉnh của đa giác tại hai nhận định này rất gần hồng tâm của radar. Như vậy, công việc hiện tại ở ĐHQGHN không phải là ưu tiên số một của họ, và họ còn nhiều ưu tiên khác trong hệ giá trị của mình.

Kết quả nghiên cứu về lòng yêu nghề của CBVC là một điều gây tò mò cho chúng tôi bởi không như chúng tôi kỳ vọng ban đầu, rằng đối với một trường đại học thành công trong định hướng nghiên cứu như ĐHQGHN thì CBVC hẳn có lòng yêu nghề sâu sắc. Trong những phần sau, chúng tôi sẽ thực hiện những phép kiểm tra sâu hơn về lòng yêu nghề của CBVC nhằm lý giải cho vấn đề này.

Hình 2.4: Điểm trung bình đánh giá của CBVC về lòng yêu nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc trưng văn hóa tổ chức trong trường đại học (Nghiên cứu trưởng hợp Đại học quốc gia Hà Nội) (Trang 52 - 54)