Tính chất công việc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc trưng văn hóa tổ chức trong trường đại học (Nghiên cứu trưởng hợp Đại học quốc gia Hà Nội) (Trang 61 - 64)

Chương 2 : Thực trạng và khác biệt văn hóa tổ chức trong ĐHQGHN

2.1. Thực trạng văn hóa tổ chức trong ĐHQGHN

2.1.7 Tính chất công việc

Chúng ta biết rằng ở mỗi đơn vị đều có những sứ mệnh nhiệm vụ riêng, theo đó họ đề ra cho mình những giá trị phù hợp để thực hiện sức mệnh vai trò đó. Các giá trị này sẽ mang lại những yêu cầu cơ bản trong công việc đòi hỏi những người thực hiện nó có những tố chất phù hợp. Thông qua tìm hiểu tính chất công việc, chúng ta có thể định hình các giá trị mà tổ chức và các thành viên trong tổ chức hướng đến. Các yêu cầu của công việc đối với CBVC chúng tôi tìm hiểu ở đây là trình độ, kỹ năng, sự hợp tác với đồng nghiệp, kiến thức và kỹ năng khác nhau, sự sáng tạo.

Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy điểm đánh giá trung bình chung cho các yêu cầu của công việc chạy từ 5,42 điểm đến 6,09 điểm. Điều này cho thấy CBVC đánh giá yêu cầu, đòi hỏi của công việc không quá cao. Yêu cầu được CBVC đánh giá cao nhất là công việc cần có sư hợp tác với đồng

4.6 4.8 5 5.2 5.4 5.6 5.8 6 6.2 Tôi thích những sự thay đổi ở nơi làm việc

Tôi ủng hộ những người có tư tưởng đổi mới

Tôi ủng hộ các ý tưởng đổi mới

Tôi thích ứng được với những thay đổi trong công việc

nghiệp, đạt 6,09 điểm (độ lệch chuẩn 1,22). Xếp thứ hai là yêu cầu về những kiến thức và kỹ năng khác nhau, đạt 6,04 điểm (độ lệch chuẩn 1,29). Xếp thứ ba là đánh giá cho yêu cầu về sự sáng tạo trong công việc, đạt 5,96 điểm (độ lệch chuẩn 1,24). Điểm thấp nhất đánh giá về yêu cầu trình độ cao hoặc kỹ năng phức tạp trong công việc, đạt 5,42 điểm (độ lệch chuẩn 1,53).

Để thể hiện trực quan hơn kết quả phân tích, chúng tôi sử dụng biểu đồ hình radar (hình 2.7). Biểu đồ cho thấy các sóng radar có khoảng cách không lớn chứng tỏ các giá trị trung bình ít có độ phân tán. Đa giác lệch hẳn về phía sự hợp tác với đồng nghiệp, sự đa dạng kiến thức kỹ năng, cho thấy công việc tại ĐHQGHN đề cao tính hợp tác giữa đồng nghiệp và sự kết hợp nhiều kiến thức kỹ năng. Sự sáng tạo cũng là một yếu tố được quan tâm nhưng không quá chú trọng. Tuy nhiên các công việc ở đây có vẻ không đi sâu vào chuyên môn với trình độ cao hay kỹ năng phức tạp.

Hình 2.7: Điểm trung bình đánh giá của CBVC về tính chất công việc

5 5.2 5.4 5.6 5.8 6 6.2

Thực hiện công việc này cần trình độ cao hoặc kỹ năng phức tạp

Công việc này cần có sự hợp tác với đồng nghiệp

Công việc này cần những kiến thức và kỹ năng khác nhau

Công việc này cần có sự sáng tạo

Nhận thấy điểm đánh giá dành cho trình độ cao và kỹ năng phức tạp trong công việc thấp hơn so với các yêu cầu công việc khác, chúng tôi đã thử kiểm tra mối quan hệ giữa đánh giá này với học vị của CBVC, trong khi tỷ lệ CBVC có học vị thạc sĩ và tiến sĩ trong mẫu của chúng tôi chiếm một bộ phận khá đông đảo (41,5% ThS, 33,4% TS). Ban đầu chúng tôi cho rằng có sự “dữ trữ chất xám”, nghĩa là một lượng chất xám chưa được huy động ở ĐHQGHN, hay nói cách khác CBVC có trình độ cao ở ĐHQGHN chưa được tận dụng triệt để kiến thức và kỹ năng chuyên môn trong công việc. Tuy nhiên, phân tích tương quan giữa học vị và đánh giá về nhận định công việc cần trình độ cao hoặc kỹ năng phức tạp của CBVC cho thấy có mối tương quan thuận ở đây (r=0,169, p=<0,01). Điều đó có nghĩa rằng các CBVC càng có học vị cao thì càng đánh giá công việc ở ĐHQGHN cần trình độ cao và kỹ năng phức tạp. Học vị của CBVC cũng có mối tương quan thuận với đánh giá về mức độ sáng tạo trong công việc (r=0,135, p=<0,01). Điều này cho thấy CBVC càng có học vị cao thì càng đánh giá cao yêu cầu về sự sáng tạo trong công việc ở ĐHQGHN. Như vậy, có sự phân hóa trong sử dụng nhân lực ở ĐHQGHN theo trình độ, kỹ năng và sự sáng tạo.

Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm thấy mối tương quan thuận giữa các nhận định. Điều này có nghĩa là CBVC có đánh giá đồng hướng tất cả các items chúng tôi đưa ra. Khi họ nhận thấy công việc cần trình độ cao hoặc kỹ năng phức tạp thì họ cũng nhận thấy yêu cầu cao về sự sáng tạo, hợp tác với đồng nghiệp và việc sử dụng đa dạng các kiến thức kỹ năng trong công việc. Và ngược lại khi CBVC đánh giá thấp yêu cầu của công việc về trình độ và kỹ năng chuyên môn trong công việc thì họ cũng đánh giá thấp các yêu cầu khác về sự sáng tạo, hợp tác với đồng nghiệp, và sự vận dụng đa dạng các kiến thức kỹ năng khác nhau.

Bảng 2.2 : Tương quan giữa học vị và đánh giá về mức độ cần thiết của trình độ cao hoặc kỹ năng phức tạp trong công việc của CBVC

Học vị Thực hiện công việc này cần trình độ cao hoặc kỹ năng phức tạp Công việc này cần có sự sáng tạo Công việc này cần có sự hợp tác với đồng nghiệp Công việc này cần những kiến thức và kỹ năng khác nhau Học vị 1 0,169** 0,135** -0,054 0,060

Thực hiện công việc này cần trình độ cao hoặc kỹ năng phức tạp

1

0,472** 0,326** 0,391**

Công việc này cần có sự sáng tạo

1 0,447** 0,4**

Công việc này cần có sự hợp tác với đồng nghiệp

1 0,553**

Công việc này cần những kiến thức và kỹ năng khác nhau

1

** mức ý nghĩa tương quan =<0,01

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc trưng văn hóa tổ chức trong trường đại học (Nghiên cứu trưởng hợp Đại học quốc gia Hà Nội) (Trang 61 - 64)