Điểm trung bình đánh giá của CBVC về phong cách quản lý tại đơn vị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc trưng văn hóa tổ chức trong trường đại học (Nghiên cứu trưởng hợp Đại học quốc gia Hà Nội) (Trang 48)

2.1.2 Phong cách làm việc nhóm

Ngày nay, xu hướng làm việc nhóm là một trong những phương pháp làm việc được quan tâm trong mọi tổ chức, bởi hiệu quả công việc mà nó mang lại đã có nhiều nghiên cứu và thực tiễn chứng minh. Ngay cả trong các

4.6 4.8 5 5.2 5.4 5.6 5.8 Chú trọng chất lượng

Tiên phong, đổi mới

Tích hợp, liên thông

Trách nhiệm xã hội cao

Chủ nghĩa tập thể Tạo điều kiện giúp đỡ

Quản lý theo kết quả Bình đẳng nam nữ

chương trình đào tạo, các hoạt động thúc đẩy làm việc nhóm của học sinh - sinh viên được hết sức khuyến khích. Đại học Quốc gia cũng có những chính sách khuyến khích hoạt động nhóm theo từng lĩnh vực, như khuyến khích các nhóm nghiên cứu mạnh trong ĐHQGHN, thậm chí ĐHQGHN đã xác định “các nhóm nghiên cứu mạnh là xương sống của hoạt động khoa học công nghệ” [18.1]. Cách thức làm việc nhóm là một trong những biểu hiện của phong cách thực hiện công việc của CBVC. Thông qua cách họ ứng xử với đồng nghiệp trong nhóm, cách giải quyết các vấn đề chung của nhóm chúng ta có thể nhận thấy các giá trị của tổ chức. Các biểu hiện được chúng tôi sử dụng là sự học hỏi lẫn nhau, sự hợp tác chặt chẽ, thảo luận về các mục tiêu công việc, dành thời gian tìm hiểu, chia sẻ những khó khăn của nhau, chịu trách nhiệm trước nhóm những việc mình làm, chia sẻ thông tin với nhau giữa các thành viên trong nhóm.

Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy điểm trung bình đánh giá của CBVC về phong cách làm việc nhóm chạy từ 5,51 đến 6,03 điểm là khoảng điểm thuộc mức trung bình cao. Biểu hiện được CBVC đánh giá cao nhất là cá nhân chịu trách nhiệm trước nhóm về những việc mình làm, đạt 6,03 điểm (độ lệch chuẩn 1,08). Xếp thứ hai là sự học hỏi lẫn nhau giữa các thành viên trong nhóm, đạt 5,92 điểm (độ lệch chuẩn 1,20). Xếp thứ ba là sự chia sẻ thông tin với nhau, đạt 5,88 điểm (độ lệch chuẩn 1,16). Xếp thứ tư là sự hợp tác chặt chẽ giữa các thành viên trong nhóm, đạt 5,80 điểm (độ lệch chuẩn 1,18). Xếp thứ năm là nhóm thảo luận về các mục tiêu công việc, đạt 5,71 điểm (độ lệch chuẩn 1,23). Điểm thấp nhất là đánh giá về việc các thành viên trong nhóm dành thời gian tìm hiểu, chia sẻ những khó khăn của nhau, đạt 5,51 điểm (độ lệch chuẩn 1,23).

Để thể hiện trực quan hơn kết quả phân tích, chúng tôi thể hiện qua biểu đồ radar (Hình 2.2). Biểu đồ radar trong hình 2.2 có các vòng sóng song

song tương đối dày với khoảng cách rất nhỏ, cho thấy các điểm trung bình ít bị phân tán. Nhận định về việc cá nhân chịu trách nhiệm trước nhóm về những việc mình làm được CBVC đánh giá cao nhất, tiếp đến là trong nhóm mọi người học hỏi lẫn nhau. Điều này cho thấy trong các nhóm làm việc tại ĐHQGHN, các CBVC đề cao tinh thần trách nhiệm và có tinh thần tiếp thu, học hỏi từ các các đồng nghiệp. Tiếp đến là các nhận định về việc luôn chia sẻ thông tin lẫn nhau, hợp tác chặt chẽ, cùng nhau thảo luận về các mục tiêu công việc trong nhóm. Giá trị được đánh giá thấp nhất là việc dành thời gian tìm hiểu, chia sẻ các khó khăn của nhau với nhau trong nhóm. Cho thấy tính phân hóa nhiệm vụ trong công việc của CBVC tương đối cao, ít có sự can thiệp của người này vào công việc của người khác.

5.2 5.3 5.4 5.5 5.6 5.7 5.8 5.9 6 6.1

Trong nhóm mọi người học hỏi lẫn nhau

Trong nhóm mọi người hợp tác chặt chẽ với nhau

Trong nhóm, chúng tôi luôn thảo luận về các mục tiêu công việc

Chúng tôi dành thời gian tìm hiểu, chia sẻ những khó khăn của nhau

Chúng tôi chịu trách nhiệm trước nhóm những việc mình làm Chúng tôi luôn chia sẻ thông tin với nhau

2.1.3 Phong cách thực hiện công việc

Mỗi tổ chức trường đại học, dù có ý thức hay vô thức, đều hình thành nên một phong cách làm việc riêng. Cách thức thực hiện công việc được các thành viên đúc kết suốt quá trình lịch sử hình thành và phát triển của đơn vị, có tính kế thừa và tiến hóa, đồng thời các cách thức thực hiện công việc đang được đề cao và áp dụng trong tổ chức giúp chúng ta nhận thấy các giá trị hiện tại của đơn vị.

Cách thức thực hiện các công việc hàng ngày tại đơn vị được chúng tôi tìm hiểu thông qua việc chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, luật pháp,… việc hoàn thành công việc được giao như thế nào, chia sẻ thông tin với đồng nghiệp, dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm, luôn làm đồng nghiệp cảm thấy thoải mái khi làm việc cùng, thích gặp đồng nghiệp để cùng chia sẻ các ý tưởng về công việc.

Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy, điểm đánh giá trung bình thuộc nhóm trung cao nhận định được CBVC tự đánh giá cao nhất là việc chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, luật pháp,… đạt 6,68 điểm (độ lệch chuẩn 0,75). Xếp thứ hai là hoàn thành các nhiệm vụ được giao theo chức trách, đạt 6,54 điểm (độ lệch chuẩn 0,77). Xếp thứ ba là sự chia sẻ thông tin với đồng nghiệp, đạt 6,18 điểm (độ lệch chuẩn 0,96). Xếp thứ tư là suy nghĩ dám nghĩ dám làm và dám chịu trách nhiệm, đạt 6,13 điểm (độ lệch chuẩn 1,03). Xếp thứ năm là việc thích gặp đồng nghiệp để cùng chia sẻ các ý tưởng về công việc, đạt 6,04 điểm (độ lệch chuẩn 1,04). Điểm thấp nhất là luôn làm đồng nghiệp thoải mái khi làm việc cùng, đạt 6,00 điểm (độ lệch chuẩn 1,23).

Hình 2.3 cho thấy sóng radar của biểu đồ tương đối khoản cách giữa các vòng sóng không lớn cho thấy các điểm trung bình ít bị phân tán. Hình đa giác lệch hẳn về phía nhận định chấp hành tốt chủ trương đường lối, chính

sách của Đảng, Nhà nước, luật pháp và hoàn thành các nhiệm vụ được giao theo chức trách thể hiện các CBVC chú trọng thực hiện các công việc được quy định rõ ràng, được giao nhiệm vụ cụ thể, hơn là các công việc không được quy định và giao nhiệm vụ, chẳng hạn như các công việc liên quan đến mong muốn cá nhân và giao lưu với đồng nghiệp.

Hình 2.3: Điểm trung bình đánh giá của CBVC về phong cách thực hiện công việc tại đơn vị

2.1.4 Lòng yêu nghề

Trong công việc lòng yêu nghề hết sức quan trọng. Nó chính là động lực thúc đẩy CBVC nỗ lực hoàn thành công việc, đồng thời giúp CBVC về mặt tinh thần vượt qua những khó khăn trong công việc, và góp phần nâng cao tính trách nhiệm của CBVC đối với công việc. Thông qua lòng hăng say

5.6 5.8 6 6.2 6.4 6.6 6.8 Chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, luật pháp,...

Hoàn thành các nhiệm vụ được giao theo chức trách

Chia sẻ thông tin với đồng nghiệp

Dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm Luôn làm đồng nghiệp

cảm thấy thoải mái khi làm việc cùng

Thích gặp đồng nghiệp để cùng chia sẻ các ý tưởng về công việc

làm việc, hay đam mê với nghề nghiệp, chúng ta có thể nhận thấy phần nào các giá trị của mà các thành viên đóng góp xây dựng cho tổ chức.

Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy đa số CBVC tự đánh giá lòng yêu nghề của mình ở mức trung bình cao với điểm trung bình chạy từ 4,71 đến 5,35 điểm. Điểm được đánh giá cao nhất là về đối khi CBVC làm việc đến mức quên cả thời gian, đạt 5,35 điểm (độ lệch chuẩn 1,53). Xếp thứ hai là mức độ bị cuốn hoàn hoàn vào công việc, đạt 5,24 điểm (độ lệch chuẩn 1,41). Xếp thứ ba là đánh giá về đam mê công việc và coi công việc là tất cả đối với bản thân, đạt 4,83 điểm (độ lệch chuẩn 1,59). Điểm thấp nhất là công việc tiêu tốn toàn bộ thời gian, công sức của CBVC, đạt 4,71 điểm (độ lệch chuẩn 1,67).

Kết quả này được thể hiện thông qua biểu đồ hình radar (hình 2.4) nhằm thể hiện xu hướng của từng items về lòng yêu nghề của CBVC. Biểu đồ có khoảng cách sóng radar khá dày cho thấy ít có sự phân tán của các điểm trung bình. Hình đa giác lệch hẳn về nhận định đôi khi tôi làm việc đến mức quên cả thời gian và tôi thực sự bị cuốn hoàn toàn vào công việc cho thấy điểm trung bình của các nhận định này cao hơn hẳn hai nhận định còn lại. Với đặc trưng là một trường đại học định hướng nghiên cứu, ĐHQGHN cần có những con người hăng say nghiên cứu, đam mê nghề nghiệp. Tuy nhiên, trong khi CBVC thừa nhận rằng họ đôi khi làm việc quên cả thời gian và bị cuốn hoàn toàn vào công việc thì họ phủ nhận tính trội nhất của công việc trong hệ giá trị của họ. Điều này thể hiện ở nhận định về công việc tiêu tốn toàn bộ thời gian, công sức và lòng đam mê nghề nghiệp của CBVC đạt điểm rất thấp, đỉnh của đa giác tại hai nhận định này rất gần hồng tâm của radar. Như vậy, công việc hiện tại ở ĐHQGHN không phải là ưu tiên số một của họ, và họ còn nhiều ưu tiên khác trong hệ giá trị của mình.

Kết quả nghiên cứu về lòng yêu nghề của CBVC là một điều gây tò mò cho chúng tôi bởi không như chúng tôi kỳ vọng ban đầu, rằng đối với một trường đại học thành công trong định hướng nghiên cứu như ĐHQGHN thì CBVC hẳn có lòng yêu nghề sâu sắc. Trong những phần sau, chúng tôi sẽ thực hiện những phép kiểm tra sâu hơn về lòng yêu nghề của CBVC nhằm lý giải cho vấn đề này.

Hình 2.4: Điểm trung bình đánh giá của CBVC về lòng yêu nghề

2.1.5 Tính minh bạch và cơ hội nghề nghiệp

Sự thăng tiến, đề bạt người dưới quyền vào các nhiệm vụ công tác cao hơn hoặc là giao cho nhân viên làm những công việc quan trọng hơn, đòi hỏi chuyên môn cao hơn chính là phát triển nhân lực. Các cơ hội nghề nghiệp là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thu hút và giữ chân nhân tài cũng như tạo ra lực đẩy gia tăng hiệu quả làm việc trong tổ chức. Bên cạnh đó, điều này góp phần giúp CBVC được phát triển cá nhân, nâng cao chất

4.2 4.4 4.6 4.8 5 5.2 5.4

Đôi khi tôi làm việc đến mức quên cả thời gian

Tôi thực sự bị cuốn hoàn toàn vào công việc

Tôi đam mê công việc vì đó là tất cả đối với tôi

Công việc này tiêu tốn toàn bộ thời gian, công sức của tôi

lượng nguồn nhân lực, và mang lại hiệu suất công việc cũng như nâng cao tính cạnh tranh cho đơn vị. Cơ hội nghề nghiệp và việc minh bạch hóa các tiêu chí liên quan đến cơ hội nghề nghiệp có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bởi khi các tiêu chí liên quan đến cơ hội nghề nghiệp được công khai minh bạch, rõ ràng thì cơ hội nghề nghiệp của CBVC tăng lên. Ngược lại, khi các tiêu chí này không được phổ cập thì cơ hội nghề nghiệp của CBVC sẽ giảm đi. Việc minh bạch hóa các tiêu chí tuyển dụng và đề bạt, bổ nhiệm cán bộ là một trong những giá trị được mong đợi tại các đơn vị giáo dục công.

Các biểu hiện tính minh bạch và cơ hội nghề nghiệp tại các đơn vị trong ĐHQGHN được sử dụng là các tiêu chí tuyển dụng được quy định rõ ràng, việc tuyển dụng minh bạch, các tiêu chí đề bạt, bổ nhiệm cán bộ được quy định rõ ràng, và CBVC biết rõ tiêu chí xét tăng lương. Xem xét các giá trị cụ thể không có điểm nào dưới 5,48 điểm và cũng không có điểm nào cao hơn 5,77 điểm, cho thấy ở các đơn vị của ĐHQGHN việc minh bạch hóa các tiêu chí đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, lương bổng, và mức độ hiểu biết rõ ràng của CBVC chưa được CBVC đánh giá cao.

Biểu hiện được đánh giá cao nhất là các tiêu chí tuyển dụng CBVC được quy định rõ ràng, đạt 5,77 điểm (độ lệch chuẩn 1,37). Xếp thứ hai là việc tuyển dụng CBVC minh bạch, đạt 5,74 điểm (độ lệch chuẩn 1,40). Xếp thứ ba là đánh giá về mức độ rõ ràng của việc quy định các tiêu chí đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, đạt 5,64 điểm (độ lệch chuẩn 1,45). Điểm thấp nhất là điểm cho CBVC biết rõ những tiêu chí xét tăng lương, đạt 5,48 điểm (độ lệch chuẩn 1,52).

Biểu độ hình radar dưới đây thể hiện rõ hơn xu hướng của các items về tính minh bạch và cơ hội nghề nghiệp tại các đơn vị trong ĐHQGHN. Các sóng của radar có khoảng cách nhỏ cho thấy có các điểm trung bình ít có sự phân tán. Các tiêu chí tuyển dụng CBVC được qui định rõ ràng và việc tuyển

dụng CBVC minh bạch có điểm số chiếm ưu thế hơn so với hai nhận định còn lại do đa giác lệch về hai điểm này nhiều hơn. Như vậy tính rõ ràng, minh bạch trong việc tuyển dụng cán bộ vào đơn vị được đánh giá rõ ràng, minh bạch hơn so với việc đề xuất, đề bạt cán bộ nội bộ từ bên trong. So với các điểm đánh giá còn lại, việc các CBVC biết rõ những tiêu chí xét tăng lương lại có điểm đánh giá thấp hơn hẳn. Điều này không như dự đoán của chúng tôi ban đầu, rằng các tiêu chí xét tăng lương có thể nói là điều đáng hấp dẫn hơn cả trong công việc, cho dù không được công bố thì các CBVC cũng chủ động tìm hiểu về vấn đề này.

Hình 2.5: Điểm đánh giá trung bình của CBVC về tính minh bạch và cơ hội nghề nghiệp và cơ hội nghề nghiệp

Nhằm làm rõ hơn các vấn đề trên, chúng tôi đã thực hiện kiểm tra trên website chính thức của ĐHQGHN thì nhận thấy các văn bản liên quan đến các tiêu chí đề bạt, bổ nhiệm cán bộ và tiêu chí xét tăng lương được công khai trên website của ĐHQGHN. Gần đây nhất, ĐHQGHN đã ban hành

5.3 5.4 5.5 5.6 5.7 5.8 Các tiêu chí tuyển dụng CBVC được qui định rõ ràng Việc tuyển dụng CBVC minh bạch Các tiêu chí đề bạt, bổ nhiệm cán bộ được được quy định rõ ràng

CBVC biết rõ những tiêu chí xét tăng lương

Quyết định số 3668/QĐ-ĐHQGHN ngày 15/10/2014 của Giám đốc ĐHQGHN về việc ban hành Quy định về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm và chế độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp trách nhiệm đối với công chức, viên chức, quản lý trong ĐHQGHN. Các quy định hướng dẫn về nâng bậc lương đối với CBVC của Nhà nước và của ĐHQGHN đều được công khai tại đây. Vậy điều này là có nguyên nhân do đâu.

Phân tích sâu hơn dưới đây của chúng tôi phần nào tìm được lý giải cho các vấn đề trên. Chúng tôi thực hiện phân tích tương quan giữa các biến tỷ trọng thu nhập tại ĐHQGHN chiếm trong tổng thu nhập của CBVC, dự định chuyển việc trong vòng 1-2 năm tới của CBVC, với các biến được sử dụng để đo tính minh bạch và cơ hội nghề nghiệp. Kết quả phân tích cho thấy có mối tương quan ở tất cả các cặp biến (các mức ý nghĩa p đều <0,05). Bảng kết quả phân tích (bảng 2.1) cho thấy mối tương quan thuận giữa tỷ trọng thu nhập của CBVC với các đánh giá về các items chúng tôi đưa ra, và mối tương quan nghịch giữa ý định chuyển việc với các items này. Điều đó có nghĩa rằng CBVC càng có thu nhập bên ngoài nhiều hơn thì càng không rõ về các tiêu chí tuyển dụng, đề bạt nhân sự hay tăng lương ở đơn vị. Ngược lại, CBVC càng biết rõ về các tiêu chí này thì càng coi nguồn thu nhập chính của mình là ở ĐHQGHN. Bên cạnh đó, các CBVC có ý định chuyển việc trong 1-2 năm tới thì họ thường không rõ về các tiêu chí này hơn. Có thể chính những dự định thay đổi công việc và các nguồn thu nhập bên ngoài khiến CBVC không cảm thấy cần thiết phải tìm hiểu nhiều các cơ hội nghề nghiệp trong đơn vị mình.

Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm thấy mối tương quan thú vị giữa tỷ trọng thu nhập với ý định chuyển việc của CBVC. Những CBVC có nguồn thu nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc trưng văn hóa tổ chức trong trường đại học (Nghiên cứu trưởng hợp Đại học quốc gia Hà Nội) (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)