Điểm trung bình chung văn hóa tổ chức trong ĐHQGHN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc trưng văn hóa tổ chức trong trường đại học (Nghiên cứu trưởng hợp Đại học quốc gia Hà Nội) (Trang 66 - 72)

Chương 2 : Thực trạng và khác biệt văn hóa tổ chức trong ĐHQGHN

2.1. Thực trạng văn hóa tổ chức trong ĐHQGHN

2.1.9 Điểm trung bình chung văn hóa tổ chức trong ĐHQGHN

Các items chúng tôi đưa ra tương đối phong phú, và điểm trung bình cho mỗi items cũng có sự khác biệt. Tuy nhiên, tựu chung lại, chúng tôi nhận thấy rằng điểm đánh giá của CBVC đối với văn hóa tổ chức trong ĐHQGHN là tương đối tốt với điểm đánh giá trung bình chung tổng thể đạt 5,56 điểm

0 1 2 3 4 5 6

Tôi tự hào khi nói với những người bên ngoài về đơn vị mình, về ĐHQGHN

Tôi hài lòng với công việc vì cơ hội nâng cao trình độ học vấn

Tôi hài lòng với công việc vì cơ hội phát triển làm lãnh đạo quản lý Tôi hài lòng với công

việc hiện tại vì nó ổn định

Tôi hài lòng với công việc hiện tại vì có những khoản phúc lợi tốt

(độ lệch chuẩn 0,61) gần với mức đánh giá cao trên thang đo Likert 7 điểm của chúng tôi.

Điểm đánh giá cao nhất là điểm cho nhóm phong cách thực hiện công việc tại đơn vị, đạt 6,25 điểm (độ lệch chuẩn 0,69) cho thấy các CBVC đánh giá bản thân trong cách thức thực hiện công việc tương đối cao. Điều này khá hợp lý với logic thông thường do các cá nhân thường ít khắt khe trong việc đánh giá bản thân mình.

Xếp thứ hai là tính thích ứng với sự thay đổi đổi mới đạt 5,91 điểm (độ lệch chuẩn 0,89) cho thấy CBVC có đã có tâm thế mong muốn và sẵn sàng cho những thay đổi, đổi mới tại đơn vị. Đây là một trong những điểm sáng trong nghiên cứu của chúng tôi, bởi không chỉ ở Việt Nam mà cả các nước trên thế giới, trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, văn hóa ổn định dường như rất phổ biến và tồn tại tương đối vững chắc trong tổ chức. Văn hóa ổn định tương ứng với bệnh lười thay đổi, ngại sáng tạo trong bộ máy tổ chức và thực thi công việc. Tuy nhiên, với đặc thù là một cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu và ứng dụng khoa học-công nghệ, đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao, giữ vai trò nòng cốt, quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học ở Việt Nam, luôn là đầu tàu tiên phong trong lĩnh vực giáo dục đại học, thì có lẽ đặc trưng này của ĐHQGHN cũng là một điều dễ hiểu.

Xếp thứ ba là đánh giá của CBVC về tính chất của công việc đạt 5,90 điểm (độ lệch chuẩn 0,96) cho thấy các công việc tại ĐHQGHN có những yêu cầu nhất định đối với CBVC của mình. Điều này không gây cho chúng tôi ngạc nhiên bởi ĐHQGHN là một tổ chức khác biệt trong hệ thống giáo dục đại học của nước ta, hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao và có những sứ mệnh khác biệt trong giáo dục nước nhà, do đó đòi hỏi đối với nhân lực thực hiện các công việc cũng có những mức khắt khe nhất định.

Các đặc điểm tiếp theo là điểm trung bình chung đánh giá về phong cách làm việc nhóm đạt 5,74 điểm (độ lệch chuẩn 1,02) cho thấy CBVC đánh giá chung về phong cách làm việc nhóm trong ĐHQGHN ở mức trung bình cao. Điểm trung bình chung đánh giá của CBVC về tính minh bạch và cơ hội nghề nghiệp tại các đơn vị trong ĐHQGHN đạt 5,65 điểm (độ lệch chuẩn 1,11), thuộc mức trung bình cao. Điểm trung bình chung cho phong cách làm việc tại các đơn vị đạt 5,23 điểm (độ lệch chuẩn 1,18) cho thấy CBVC cảm thấy phong cách quản lý chung của đơn vị ở mức trung bình cao. Điều này cho thấy phong cách quản lý của các đơn vị tại ĐHQGHN chưa thực sự tốt.

Tuy nhiên, bên cạnh những đặc điểm nổi trội nêu trên, ĐHQGHN còn tồn tại một số văn hóa cần được nâng cao hơn. Đó là lòng yêu nghề và sự hài lòng của CBVC đối với công việc. Lòng yêu nghề của CBVC trong ĐHQGHN chỉ đạt 5,07 điểm (độ lệch chuẩn 1,21) cho thấy CBVC chưa thực sự đam mê với công việc, chưa “cháy hết mình” với nghề. Đây là một điểm đáng lưu tâm do đại bộ phận trong mẫu chúng tôi là ngạch giảng viên chiếm quá nửa tổng mẫu (59,4%). Bên cạnh đó là sự hài lòng với công việc chỉ đạt 4,70 điểm (độ lệch chuẩn 1,02) cho thấy CBVC không đánh giá cao các điều kiện làm việc tại ĐHQGHN. Sự hài lòng với công việc có liên quan mật thiết với mong muốn cống hiến cho đơn vị và ý định gắn bó lâu dài với đơn vị. Vì vậy, những điểm này cần được lưu ý tới các cấp quản lý trong nhà trường để cải thiện văn hóa tổ chức trong ĐHQGHN.

Hình 2.9 Điểm trung bình đánh giá của CBVC về văn hóa tổ chức ĐHQGHN

Tiểu kết mục 2.1

Trong cách thức thực hiện công việc của CBVC trong ĐHQGHN, về mặt quản lý, nữ giới được đối xử ngang bằng với nam giới và các nhân việc được đối xử công bằng trong mọi điều kiện công việc. Các giá trị về tính trách nhiệm xã hội, tạo điều kiện giúp đỡ nhân viên, chú trọng chất lượng cũng được chú trọng. Tính tích hợp liên thông và chủ nghĩa tập thể cũng được quan tâm.

Trong các nhóm làm việc tại ĐHQGHN, các CBVC đề cao tinh thần trách nhiệm và có tinh thần tiếp thu, học hỏi từ các các đồng nghiệp. Bên cạnh đó, trong nhóm có sự chia sẻ thông tin lẫn nhau, hợp tác chặt chẽ, cùng nhau thảo luận về các mục tiêu công việc. Và trong nhóm có tính phân hóa nhiệm vụ trong công việc của CBVC tương đối cao, ít có sự can thiệp của người này vào công việc của người khác.

0 1 2 3 4 5 6 7 Phong cách quản lý Phong cách làm việc nhóm Phong cách thực hiện công việc tại đơn vị

Lòng yêu nghề

Tính minh bạch và cơ hội nghề nghiệp Tính thích ứng với

thay đổi, đổi mới Tính chất công việc

Sự hài lòng đối với công việc

Trong phong cách các CBVC chú trọng thực hiện các công việc được quy định rõ ràng, được giao nhiệm vụ cụ thể, hơn là các công việc không được quy định và giao nhiệm vụ, chẳng hạn như các công việc liên quan đến mong muốn cá nhân và giao lưu với đồng nghiệp.

Về lòng yêu nghề, trong khi CBVC thừa nhận rằng họ đôi khi làm việc quên cả thời gian và bị cuốn hoàn toàn vào công việc, thì họ phủ nhận tính trội nhất của công việc trong hệ giá trị của họ. Như vậy, công việc hiện tại ở ĐHQGHN không phải là ưu tiên số một của họ, và họ còn nhiều ưu tiên khác trong hệ giá trị của mình.

Về tính rõ ràng, minh bạch trong việc tuyển dụng cán bộ vào đơn vị được đánh giá rõ ràng, minh bạch hơn so với việc đề xuất, đề bạt cán bộ nội bộ từ bên trong. CBVC không rõ về các tiêu chí tăng lương ở ĐHQGHN thường có dự định chuyển việc trong 1-2 năm tới hoặc có có nhiều nguồn thu nhập từ bên ngoài ĐHQGHN.

Về tính thích ứng với những thay đổi, đổi mới, CBVC trong ĐHQGHN luôn có suy nghĩ tích cực đối với những thay đổi, đổi mới tại đơn vị. Tuy nhiên, khi được hỏi về sự thích ứng với những thay đổi đổi mới của bản thân họ thì điểm số này lại chùng xuống. Điều này cho thấy CBVC ủng hộ sự thay đổi đổi mới nhưng không phải trong công việc của mình. Như vậy, thay đổi đổi mới luôn là giá trị được đề cao, ủng hộ ở ĐHQGHN nhưng CBVC không quá hào hứng với các thay đổi tại nơi làm việc.

Về tính chất công việc tại ĐHQGHN, có sự đề cao tính hợp tác giữa đồng nghiệp và sự kết hợp nhiều kiến thức kỹ năng. Sự sáng tạo cũng là một yếu tố được quan tâm nhưng không quá chú trọng. Các công việc ở đây có vẻ không đi sâu vào chuyên môn với trình độ cao hay kỹ năng phức tạp nhưng có sự phân hóa mức độ yêu cầu trình độ và kỹ năng chuyên môn theo học vị của CBVC.

Về sự hài lòng đối với công việc ở ĐHQGHN, có thể thấy rằng danh tiếng của ĐHQGHN khiến CBVC cảm thấy tự hào, và cơ hội học tập ở ĐHQGHN dành cho CBVC là rất lớn. Tính ổn định của công việc cũng là một điểm mang lại sự hài lòng cho CBVC. Tuy nhiên, cơ hội thăng tiến và phúc lợi tại ĐHQGHN không phải là đặc điểm nổi bật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Đặc trưng văn hóa tổ chức trong trường đại học (Nghiên cứu trưởng hợp Đại học quốc gia Hà Nội) (Trang 66 - 72)