Đầu tư nước ngoài với vấn đề lao động và xã hội tại tỉnh Hải Dương:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ trong các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 42 - 43)

9. Kết cấu của Luận văn

2.2. Đánh giá thực trạng các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh

2.2.3. Đầu tư nước ngoài với vấn đề lao động và xã hội tại tỉnh Hải Dương:

Dương:

Các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã góp phần giải quyết các vấn đề xã hội nhƣ tạo việc làm và thu nhập cao cho một bộ phận dân cƣ, tham gia tích cực vào chƣơng trình xoá đói giảm nghèo, các hoạt động từ thiện, khắc phục thiên tai...

Hiện các doanh nghiệp ĐTNN thu hút trên 50.000 lao động trực tiếp tại các nhà máy của doanh nghiệp cùng hàng ngàn lao động gián tiếp khác. Trung bình hàng năm giải quyết việc làm mới cho 2.500 lao động, đặc biệt năm 2007 thu hút trên 12.000 lao động vào làm việc trong các nhà máy. Các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động tiêu biểu nhƣ: May Formostar, Hai Vina, Sumidenso...

Trong quá trinh đầu tƣ, hoạt động sản xuất-kinh doanh tại tỉnh Hải Dƣơng, nhiều doanh nghiệp đã chấp hành tốt các quy định của pháp luật về ký hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế...

ĐTNN với vấn đề sử dụng đất và bảo vệ môi trường:

Tỉnh Hải Dƣơng thực hiện chủ trƣơng thu hút đầu tƣ vào các Khu công nghiệp (KCN), các Cụm công nghiệp (CCN) đã đƣợc quy hoạch, nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, thuận lợi cho kiểm soát về môi trƣờng (các Doanh nghiệp trong KCN phải đảm bảo xử lý nƣớc thải theo tiêu chuẩn C, trƣớc khi thoát ra hệ thống thoát nƣớc chung của KCN, va KCN (công ty hạ tầng) phải đảm bảo xử lý nƣớc thải theo tiêu chuẩn B trƣớc khi thoát nƣớc ra hệ thống công cộng, cộng đồng dân cƣ (tiêu chuẩn B, C theo tiêu chuẩn Việt

Nam năm 2000). Trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng hiện có 8 KCN với tổng diện tích quy hoạch là 1581 ha, trong đó diện tích đất quy hoạch xây dựng các nhà máy công nghiệp là trên 1000 ha, và đang tiếp tục quy hoạch xây dựng các KCN mới để trình Chính phủ phê duyệt. Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện thu hút đầu tƣ, tỉnh đã quy hoạch 31 CCN với tổng diện tích 1.346 ha, nằm ở các vị trí thuận lợi về giao thông, điện, thông tin liên lạc... để các nhà đầu tƣ lựa chọn vị trí thuê đất đầu tƣ.

Các chủ đầu tƣ hạ tầng KCN ngay sau khi đƣợc cấp Giấy chứng nhận đầu tƣ, hầu hết các chủ đầu tƣ đã triển khai theo đúng tiến độ đã cam kết, khẩn trƣơng triển khai xây san lấp mặt bằng, xây dựng các công trình đầu mối, nhà điều hành, đƣờng giao thông nội bộ nhằm thu hút các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc vào thuê lại đất xây dựng nhà máy sản xuất ra các sản phẩm tiêu thụ trong và ngoài nƣớc. Tổng diện tích đất các KCN đã cho thuê khoảng 390 ha, chiếm 36,1% tổng diện tích đất công nghiệp dành cho thuê (1800 ha). Hiện có 66 dự án ĐTNN bên ngoài các KCN đƣợc nhà nƣớc cho thuê đất thực hiện dự án với tổng diện tích đƣợc chấp thuận khoảng 300 ha.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ trong các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)