Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ trong các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 58 - 74)

9. Kết cấu của Luận văn

2.4. Khảo sát hiện trạng các rủi ro trong quá trình chuyển giao công nghệ trong các dự

2.4.2. Kết quả khảo sát

Chọn mẫu và phương pháp khảo sát:

Trên cơ sở các số liệu cần để đánh giá thực trang đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại địa bàn tỉnh Hải Dƣơng, tôi chọn mẫu để đánh giá, so sánh về địa bàn thu hút đầu tƣ, số dự án đầu tƣ thu hút về các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ; các dự án thu hút vào Khu công nghiệp, quy mô và mục tiêu mà các nhà đầu tƣ quan tâm; tình hình đàu tƣ, hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp bằng chỉ số chung tổng quát mà các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ nƣớc ngoài cần quan tâm (theo Thông tƣ Liện bộ số 01/TT-LB ngày 31/3/1997 của Tổng cục Thống kê và Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ), gồm: số lƣợng dự án thu hút, vốn đầu tƣ thu hút, vốn đầu tƣ thực hiện, trị giá doanh thu, trị giá nhập khẩu, giá trị nộp ngân sách và thu hút lao động. ..

Kết quả thu nhận (về hiện trạng, nguyên nhân):

Qua điều tra khảo sát, lấy số liệu tại cơ quan quản lý dự án đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài: Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Hải Dƣơng (Phòng Kinh tế Đối ngoại) và Ban quản lý dự án các Khu công nghiệp tỉnh Hải Dƣơng (là cơ quan thành lập và hoạt động theo Nghị định 36/CP ngày 24/4/1997 về ban hành Quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao) đã lập và tổng hợp đƣợc thành các Bảng sau:

- Danh sách các Huyện, Thành phố có dự án FDI (Bảng 1);

- Tổng quát chỉ số đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài từ giai đoạn 1990 đến tháng 6/2008 (Bảng 2);

- Danh sách các Khu, Cụm công nghiệp đang chờ đón nhà đầu tƣ trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng (Bảng 3);

- Danh sách các Khu, Cụm công nghiệp đã có dự án vào đầu tƣ (Bảng 4);

- Danh sách các dự án bị thu hồi Giấy phép đầu tƣ (GPĐT), Giấy chứng nhận đầu tƣ (CNĐT) vì nhiều lý do (hoạt động không hiệu quả, nhà đầu tƣ bỏ trốn, nhà đầu tƣ thoả thuận xin rút GPĐT/ Giấy CNĐT...) (Bảng 5);

- Giá trị công nghệ nhập khẩu của các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng qua các năm (Bảng 6).

Kết quả khảo sát điều tra và phân tích- đánh giá:

Bảng 1. Danh sách các Huyện, Thành phố có dự án đầu tƣ FDI:

Tỉnh Hải Dƣơng có 11 huyện và 01 thành phố (TP Hải Dƣơng), địa phƣơng có dự án vào đầu tƣ nhƣ sau:

STT Huyện, thành phố Số dự án còn hiệu lực Số vốn đầu tƣ (triệu USD) Ghi chú 1 Thành phố Hải Dƣơng 33 256 2 Huyện Cẩm Giàng 36 872 3 Huyện Bình Giang 11 27 4 Huyện Nam Sách 28 299 5 Huyện Kim Thành 17 31,8

6 Huyện Kinh Môn 19 312

7 Huyện Chí Linh 15 183,7

8 Huyện Gia Lộc 10 48

9 Huyện Tứ Kỳ 16 59

10 Huyện Ninh Giang 6 23

11 Huyện Thanh Hà 0 0

12 Huyện Thanh Miện 0 0

Tổng số 191 2.110,5

Số liệu điều tra cho thấy: Thành phố Hải Dƣơng có số lƣợng dự án đầu tƣ nhiều nhất: Là đầu mối của tỉnh, là nơi thuận lợi nhất về giao thông, các dịch vụ tiện ích, nơi có nhiều khả năng khai thác các nguồn lợi cho các nhà đầu tƣ... Đồng thời có các Khu công nghiệp liền kề, việc thu hút đầu tƣ nhanh

chóng và thuận tiện. Tiếp đến là Khu các dự án thu hút vào KCN Nam Sách - liền kề với Thành phố Hải Dƣơng (năm 2010 địa điểm KCN Nam Sách sẽ thuộc về Thành phố Hải Dƣơng). Các dự án đƣợc thu hút nhiều và đầu tƣ nhiều vào lĩnh vực điện tử, công nghệ cao là KCN Phúc Điền, Tân Trƣờng - Chủ đầu tƣ hạ tầng đã có những sáng kiến rất thiêt thực trong lĩnh vực thu hút đầu tƣ: bằng cách mở các đợt xúc tiến lớn, đặt văn phòng đại diện của Công ty hạ tầng tại nƣớc ngoài, thuê các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài để tìm kiếm các nhà đầu tƣ có tiềm lực kinh tế, có công nghệ tiên tiến, hiện đại để thu hút vào Việt Nam, vào các KCN - theo đúng chủ trƣơng đƣờng lối của Nhà nƣớc trong giai đoạn gọi vốn thu hút đầu tƣ dự án thuộc ngành nghề cần thúc đẩy công nghiệp của Việt Nam.

Một số các dự án đã thu hút vào rồi mới đƣợc Chính phủ xem xét phê duyệt thành KCN nhƣ KCN Phú Thái.

Có KCN, ban đầu do một chủ đầu tƣ nƣớc ngoài vào để sản xuất sản phẩm màn hình tinh thể lỏng, mỗi sản phẩm cần có nhiều doanh nghiệp vệ tinh và bổ trợ nên họ đã kéo theo hàng chục nhà đầu tƣ khác, phối kết hợp để sản xuất ra một sản phẩm hoàn chỉnh: Khu công nghiệp Kenmark, mà đầu tiên là Công ty TNHH đầu tƣ và phát triển Kenmark (tập đoàn Kenmark của Đài Loan), sau đã có một loạt dự án khác hỗ trợ sản phẩm chính và đồng bộ (nhà máy sản xuất nhựa máy tính, bàn, tủ đặt máy tính,...).

Tuy nhiên cũng có những huyện, do hạ tầng còn hạn chế, mặt khác cán bộ và ngƣời dân địa phƣơng còn chƣa coi trọng việc thu hút dự án đầu tƣ nƣớc ngoài, nên cho đến nay toàn tỉnh đã thu hút hàng tỷ đô la từ nhà đầu tƣ nƣớc ngoài thì hai huyện Thanh Hà và Thanh Miện vẫn chỉ có một số rất ít nhà đầu tƣ trong nƣớc đến đầu tƣ. Việc chƣa coi trọng này dẫn đến chất lƣợng sống của ngƣời dân khu vực này so với các khu vực khác (có thu hút nguồn vốn FDI) sẽ có mức chênh lệch đáng kể, trình độ lao động thấp và còn lãng phí về nhiều nguồn lực.

Bảng 2. Tổng quát chỉ số đầu tƣ nƣớc ngoài (6/2008) Năm Số dự án cấp phép Vốn ĐT ĐK (tr. USD) Vốn ĐTTH (tr. USD) Doanh thu (tr. USD) Nộp NSNN (tr. USD) Lao động luỹ kế (ngƣời) 1990 02 6,9 1991 0 0 1992 01 3,2 1993 02 8,0 1994 03 7,0 1995 07 145,7 4,4 0,59 1996 03 284 58,3 3,2 0,05 906 1997 04 34,6 31 8,7 1,68 1.526 1998 04 19,2 34 19,4 2,1 1.574 1999 06 7,35 5,3 26,5 3,37 1.761 2000 02 3,2 3,7 52,9 5,9 2.740 2001 08 25,44 7,6 74 6,67 3.110 2002 09 26,55 19,5 120 13 4.400 2003 23 83,4 65 169 20,4 9.545 2004 12 52,3 88,7 233,6 64 15.192 2005 15 94 97,5 328 73,5 18.908 2006 51 663,6 143,4 469,6 47 31.947 2007 34 500 235 703 63,95 6.053 6 tháng đầu năm 2008 27 262,3 111 550 40 51.000 Tổng 213 2.226,7 904

số Số dự án thu hồi GPĐT 21 dự án và 01 dự án do sáp nhập vào BVT Các chữ viết tắt cuả Bảng 2. Vốn ĐTĐK: vốn đầu tƣ đăng ký Vốn ĐTTH: Vốn đầu tƣ thực hiện Nộp NSNN: Nộp ngân sách Nhà nƣớc

* Phân tích số liệu dự án đầu tƣ thu hút qua các năm bằng các số liệu thông qua điều tra:

- Tổng số dự án cầp Giấy phép đầu tƣ và Giấy Chứng nhận đầu tƣ là 213 dự án, hiện tại trên toàn tỉnh còn 191 dự án còn hiệu lực pháp luật, đã thu hồi 21 dự án và một dự án sáp nhập (Công ty TNHH Delices sáp nhập và Công ty TNHH BVT, nay Công ty TNHH BVT đã chuyển nhƣợng 80% vốn pháp định cho đối tác Hàn Quốc và đổi tên thành Công ty TNHH SHIN TS BVT).

- Giai đoạn 1987-1990:

Sau khi có Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam có hiệu lực từ đầu năm 1988, giai đoạn này đƣợc ghi nhận là giai đoạn khởi đầu của ĐTNN tại Hải Dƣơng. Trong thời gian này, một số nhà ĐTNN đã đến tỉnh Hải Dƣơng để tìm hiểu, khảo sát cơ hội đầu tƣ, tạo cơ sở cho Uỷ ban Nhà nƣớc về Hợp tác và Đầu tƣ (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ) cấp phép hoạt động. Đó là các dự án thành lập Xí nghiệp liên doanh Dâu tằm tơ Việt - Triều (thành lập tháng 8/1990) để sản xuất – kinh doanh tơ tằm giữa Liên hiệp các xí nghiệp dâu tằm tơ Việt Nam với Tổng công ty Đông Hƣng của Triều Tiên; dự án Hợp đồng hợp tác kinh doanh để gia công chế tác kim cƣơng thô (thành lập tháng 11/1990), giữa Tổng công ty xuất nhập khẩu của tỉnh Hải Hƣng (nay là Hải Dƣơng) với các nhà đầu tƣ Pháp và Bỉ tiền thân của Xí nghiệp chế tác Kim

cƣơng Hải Dƣơng (đăng ký thành doanh nghiệp năm 1995) và nay là Công ty TNHH Laurelton Diamonds Việt Nam. Do Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài mới đi vào thực hiện, thị trƣờng đầu tƣ của Việt Nam nói chung và Hải Dƣơng nói riêng còn mới mẻ với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, nên giai đoạn này tỉnh Hải Dƣơng chỉ mới tiếp nhận đƣợc rất ít dự án, quy mô đầu tƣ nhỏ, chủ yếu vẫn là các hoạt động tìm hiểu, nghiên cứu môi trƣờng đầu tƣ, kinh doanh của các nhà đầu tƣ.

- Giai đoạn 1991-1996:

Giai đoạn này đánh dấu bằng việc có nhiều dự án ĐTNN, trong đó có những dự án lớn đƣợc cấp phép đầu tƣ vào tỉnh Hải Dƣơng. Trên cơ sở các điều chỉnh về chính sách, pháp luật đầu tƣ của Nhà nƣớc nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định pháp lý đối với ĐTNN, nhƣ ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam trong năm 1990, 1992 và 1996 cùng với việc cải thiện môi trƣờng đầu tƣ; các nhà ĐTNN đã quan tâm nhiều hơn đến thị trƣờng đầu tƣ tại Việt Nam và tỉnh Hải Dƣơng. Điển hình một số dự án thuộc giai đoạn này nhƣ các dự án: sản xuất, lắp ráp ô – tô các loại của Công ty TNHH Ford Việt Nam (gồm Công ty Diezel Sông Công - Bắc Thái Việt Nam với Ford Motor Company của Hoa Kỳ); sản xuất kinh doanh xi măng của Công ty xi măng Phúc Sơn (gồm Công ty xi măng Hải Dƣơng và Lucky Ciment Corporation của Đài Loan) đƣợc cấp phép tháng 01/1996; chế biến nông sản xuất khẩu của Công ty TNHH Nghĩa Mỹ (Đài Loan); chế tạo các loạ bơm của Công ty liên doanh bơm Ebara Hải Dƣơng (gồm Công ty Bơm Hải Dƣơng với Ebara Corporation của Nhật Bản); sản xuất chế biến thức ăn chăn nuôi của Công ty TNHH thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ (American Feed – Hoa Kỳ). Tổng lƣợng vốn đầu tƣ thu hút của các dự án hiện có của giai đoạn này đạt gần 460 triệu USD.

- Giai đoạn 1997-2000:

Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á (1997) gắn liền với làn sóng rút ồ ạt các nguồn vốn đầu tƣ ngắn hạn và sự rối loạn của thị trƣờng chứng khoán, đã ảnh hƣởng đến môi trƣờng đầu tƣ của khu vực cũng nhƣ tại

Việt Nam, khiến cho thu hút ĐTNN của Việt Nam và tại tỉnh Hải Dƣơng chững lại. Không có những dự án lớn đƣợc cấp phép đầu tƣ dƣới 5 triệu USD, một số dự án đã phải chấm dứt hoạt động và giải thể trƣớc thời hạn. Hiện nay chỉ còn lại 04 dự án đƣợc cấp phép vào thời điểm này, với tổng vốn đầu tƣ dƣới 10 triệu USD.

- Từ 2001 đến nay:

Từ sau cuộc khủng khoản tài chỉnh tiền tệ Châu Á, hoạt động ĐTNN trong cả nƣớc và tại Hải Dƣơng đã bắt đầu sôi động trở lại. Trong 3 năm 2001-2003 đã có 39 dự án ĐTNN đƣợc cấp phép tại địa bàn, trong đó có 9 dự án đầu tƣ vào khu công nghiệp (KCN) Nam Sách của tỉnh, Trên cơ sở đề nghị của địa phƣơng, tháng 5 năm 2003 Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 96/QĐ-TTg về thành lập, quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý các KCN tỉnh Hải Dƣơng. Sự hình thành và đi vào hoạt động của Ban quản lý các KCN tỉnh là nhân tố mới trong hoạt động thu hút đầu tƣ nói chung và và ĐTNN nói riêng, tạo thêm một kênh mới đầu tƣ thu hút đầu tƣ vào tỉnh Hải Dƣơng.

Trong năm 2004-2005 đã có 25 dự án ĐTNN với tổng lƣợng vốn trên 200 triệu USD đƣợc cấp phép tại địa bàn, trong đó có 7 dự án đầu tƣ vào các KCN của tỉnh.

Hoạt động ĐTNN tại Hải Dƣơng có nhiều khởi sắc và sôi động hơn trong năm 2006, bằng việc cấp 51 dự án ĐTNN với tổng vốn đầu tƣ thu hút 663,6 triệu USD, gần bằng cả tổng lƣợng vốn ĐTNN thu hút đƣợc của 10 năm trƣớc đó và năm 2006 đã ghi dấu mốc lần đầu tiên tỉnh Hải Dƣơng vƣợt con số 1 tỷ USD vốn FDI tại địa bàn.

Thực hiện chủ trƣơng thu hút vào các KCN, các CNN đã quy hoạch, các dự án FDI thu hút trong năm 2006 đã đƣợc bố trí vào những địa điểm quy hoạch này nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững, thuận lợi cho kiểm soát về môi trƣờng (nếu chủ đầu tƣ hạ tầng thực hiện một cách nghiêm túc hợp pháp luật và trú trọng lợi ích lâu dài). Việc một số nhà đầu tƣ lớn thuộc lĩnh vực điện tử, sản phẩm có công nghệ cao từ Nhật Bản, Hoa Kỳ và Hàn Quốc

nhƣ: Brother, Quancomm, Kenmark, Sumidenso... đã vào Hải Dƣơng đầu tƣ là một nét mới trong thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài tại địa phƣơng, trong đó xuất hiện khuynh hƣớng những nhà đầu tƣ có khả năng cao hơn về vốn, về công nghệ đã quan tâm và lựa chọn các KCN của tỉnh làm địa điểm đầu tƣ. Điều đó chứng tỏ chiến lƣợc phát triển các KCN, CNN của tỉnh là đúng đắn, đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tƣ trong quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng hiện nay.

Năm 2007 vừa qua tiếp tục thu đƣợc những kết quả đáng ghi nhận trong hoạt động ĐTNN tại địa bàn với gần 500 triệu USD vốn thu hút đầu tƣ.

Đón bắt cơ hội khi một số dự án lớn về đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng của Nhà nƣớc triển khai tại địa bàn trong năm 2008 và các năm tiếp theo nhƣ Đƣờng cao tốc Hà Nội-Hải Phòng, Đƣờng cao tốc Nội Bài-Hạ Long, Dự án Quy hoạch sân bay quốc tế...v..v, một số nhà đầu tƣ nƣớc ngoài với những dự án quy mô lớn đã nhiều lần khảo sát thực địa, làm việc với lãnh đạo tỉnh đề nghị đƣợc đầu tƣ vào địa bàn (Dự án đầu tƣ xây dựng Khu đô thị tổng hợp mới phía Nam Cầu Lộ Cƣơng; Dự án đầu tƣ xây dựng KCN tại các xã An Bình, Quốc Tuấn huyện Nam Sách; Dự án đầu tƣ xây dựng Nhà máy nhêịu điện than công suất 1200 MW tại huyện Kinh Môn...). Những dự án này khi đƣợc cấp phép có tác động lớn đến phát triển KTXH, thu hút thêm hàng tỷ USD vốn đầu tƣ FDI vào địa bàn.

* Phân tích giải ngân vốn đầu tư của các nhà ĐTNN qua các năm:

Cho đến nay, với tổng vốn đầu tƣ đăng ký là 2.226,7 triệu USD trên tổng số 191 dự án còn hiệu lực pháp luật, các nhà đầu tƣ đã đầu tƣ cơ bản (bao gồm nhà xƣởng và dâu chuyền máy móc thiết bị) xây dựng nhà xƣởng, mua sắm trang thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất - kinh doanh là 904 triệu USD, chiếm 42,2 % tổng vốn đầu tƣ đăng ký. Mức vốn đầu tƣ thực hiện này ngang bằng với đầu tƣ thực hiện chung của cả nƣớc (cả nƣớc vốn các dự án FDI đã thực hiện ƣớc đạt 40%), sở dĩ nguồn vốn đầu tƣ còn thấp là do mấy năm gần đây các dự án lớn vào Việt Nam nói chung và Hải Dƣơng nói riêng nhiều là số vốn đầu tƣ lớn, hiện tại đang vào đầu tƣ giai đoạn I, thậm chí

nhiều dự án còn chƣa đi vào hoạt động sản xuất - kinh doanh, nên nguồn vốn giành cho việc nhập khẩu máy móc, thiết bị công nghệ còn chƣa sử dụng đến, nên tỷ lệ vốn đầu tƣ thực hiện còn chƣa đạt nhƣ mong muốn. Mặt khác, số vốn lƣu động đối với một số ngành nghề cũng phải giành phần lớn cho việc mua linh kiện, vật tƣ, nguyên liệu nhƣ lĩnh vực công nghệ điện tử ô tô, máy tính,...

* Phân tích doanh thu từ hoạt động sản xuất - kinh doanh của các dự án FDI qua các năm:

Mặc dù có dự án đầu tƣ thu hút vào đầu những năm 1990, nhƣng đó là giai đoạn thăm dò nên chƣa có hoạt động đầu tƣ sản xuất - kinh doanh nên chƣa có doanh thu, đến tận năm 1995 mới bắt đầu có doanh thu đƣợc 0,59

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ trong các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 58 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)