Thực trạng hệ thống quản lý và thực tiễn quản lý các dự án FDI

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ trong các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 46 - 51)

9. Kết cấu của Luận văn

2.3. Thực trạng hệ thống quản lý và thực tiễn quản lý các dự án FDI

2.3.1. Khảo sát hệ thống quản lý và thực tiễn quản lý các dự án FDI

Trong những năm đầu khi bắt đầu có Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam ra đời năm 1987, Luật Sửa đổi và bổ sung một số điều của Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài năm 2000, các dự án vào Việt Nam còn ít, việc cấp và điều chỉnh Giấy phép đầu tƣ chủ yếu tập trung vào Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ, một số dự án nhóm A do Thủ tƣớng Chính phủ cấp trên cơ sở thẩm định của các Bộ chuyên ngành; mặt khác việc cấp Giấy phép cho các dự án trong các KCN thuộc thẩm quyền của Ban quản lý dự án các KCN tại địa phƣơng. Dần dân đã phân quyền cho địa phƣơng cấp Giấy phép đầu tƣ, song về quy mô vốn mà địa phƣơng đƣợc cấp Giấy phép cũng rất thấp (Quyết định số 41/QĐ_TTg ngày 21/2/1997) với UBND tỉnh Hải Dƣơng chi đƣợc cấp Giấy phép đầu tƣ cho các dự án FDI chỉ đến 5 triệu USD, còn Ban quản lý dự án các KCN tỉnh Hải Dƣơng đƣợc cấp phép cho các dự án đầu tƣ vào trong KCN đến 40 triệu USD. Việc quản lý của các cơ quan đối với các dự án FDI còn ở mức độ khiêm tốn, do thiếu cán bộ có trình độ nghiệp vụ cao về ĐTNN, ít đƣợc tập huấn các kiến thức về ĐTNN...Mặt khác, số lƣợng dự án còn ít và quy mô vốn thấp, lại chịu ít nhiều khủng hoảng tài chính khu vực Đông Nam Á, thời kỳ 1999-2000, có năm toàn tỉnh Hải Dƣơng chi thu hút đƣợc 02 dự án (năm 2000). Bên cạnh

đó, các cơ quan, chính quyền các cấp tại địa phƣơng còn chƣa thông suốt về ĐTNN tại Hải Dƣơng, do vậy công tác thu hồi đất còn kéo dài và thậm chi không thực hiện đƣợc làm ảnh hƣởng đến môi trƣờng, tâm lý và nhất là làm mất kế hoạch triển khai, thời cơ của dự án, sản phẩm...Do tƣ tƣởng của cán bộ chƣa thông và ngƣời dân càng không muốn mất đất – nơi mà họ đã gắn bó hàng ngàn đời với mảnh ruộng mà chƣa biết sẽ chuyển đổi nghề gì và thực tế họ chƣa thấy lợi ích từ việc đầu tƣ của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài tại địa phƣơng và điều họ còn lăn tăn không hiểu với các máy móc, thiết bị đó mình có thể sử dụng đƣợc không khi mà họ tuyển dụng - một sự lo lắng cho miếng cơm, manh áo và học hành của con cái họ trong tƣơng lai...

Sau dấu hiệu kinh tế khu vực đƣợc phục hồi, nhà đầu tƣ bắt đầu tìm kiếm cơ hôi đầu tƣ tại các nƣớc có chế độ chính trị ổn định, nhiều tiềm năng nhƣ đất đai, con ngƣời, tài nguyên....và khả năng chuyển nhƣợng chuyển giao công nghệ từ nƣớc có công nghệ hiện đại sang nƣớc có công nghệ lạc hậu, yếu kém, trong đó có Việt Nam. Các sản phẩm tại thị trƣờng của nƣớc chủ nhà đã quá bão hoà và khó tiêu thụ thì Việt Nam lại còn rất mới lạ và có nhu cầu tiêu thụ cao. Họ di chuyển công nghệ, vốn sang Việt Nam để đầu tƣ. Trong khi đó Việt Nam kéo dài hàng trăm năm chiến tranh và thời kỳ đổi mới kéo dài vẫn chƣa vực nổi nền kinh tế tự chủ. Chính sách của Việt Nam là thu hút nguồn vốn FDI để nhằm phát triển kinh tế Việt Nam. Hàng loạt các chính sách ƣu đãi đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ra đời: nhà đầu tƣ đƣợc tự lựa chọn địa điểm để đặt dự án đầu tƣ (miễn là kinh doanh ngành nghề đƣợc Nhà nƣớc cho phép và không bị cấm), miễn thuế nhập khẩu đối với dây chuyền, máy móc, thiết bị, cho nhập các thiết bị đã qua sử dụng ...để tạo tài sản cố định, miễn giảm tiền thuê đất lâu dài, miễn giảm thuế thu nhập, đƣợc chuyển lỗ trong vòng 5 năm, đƣợc miễn nộp thuế TNDN đối với lợi nhuận tái đầu tƣ, không phải nộp thuế khi chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài. Chính điều này đã làm thiệt hại nhiều cho các doanh nghiệp trong nƣớc không đƣợc ƣu đãi bằng các doanh nghiệp nƣớc ngoài, khả năng thu hồi vốn lâu hơn, tiềm lực kinh tế kém hơn. Bên cạnh đó nhà ĐTNN chỉ đƣợc thành lập duy nhất một dạng

doanh nghiệp là Công ty TNHH, hạn chế cho nhà ĐTNN đƣợc tham gia đầu tƣ góp vốn vào các lĩnh vực: ngân hàng, bƣu chính viễn thông, bán lẻ (chủ yếu khuyến khích và hoạt động sản xuất); bị khống chế về tỷ lệ xuất khẩu, tỷ lệ nội địa hoá, khống chế về địa điểm cung cấp hàng hoá dịch vụ; bị khống chế về tỷ lệ lao động nƣớc ngoài trong các doanh nghiệp FDI (không quá 2% và phải có kế hoạch đào tạo ngƣời Việt Nam thay thế, đến nay việc tuyển dụng ngƣời nƣớc ngoài vào Việt Nam đƣợc thực hiện theo lộ trình của Việt Nam trong quá trình tham gia là thành viên của WTO), nhà ĐTNN phải chịu hai giá (tàu xe, điện nƣớc...); cơ cấu Hội đồng quản trị không theo cơ cấu vốn góp mà ít nhất 2 ngƣời tham gia trong liên doanh và các vấn đề quan trọng phải theo nguyên tắc nhất trí 100% các thành viên của HĐQT (điều này làm khó khăn cho nhà ĐTNN có cơ cấu vốn góp lớn mà không có quyền quyết định).

Năm 2005, Luật Đầu tƣ chung ra đời áp dụng cho cả các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc (có hiệu lực từ 01/7/2006), nhằm xoá bỏ mọi phân biệt đổi xử bất hợp lý giữa các nhà đầu tƣ thuộc mọi thành phần kinh tế; áp dụng nguyên tắc đối xử quốc gia (NT) và nguyên tắc đối xử tối hụê quốc (MFN), góp phần cải thiện môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam, hình thành sân chơi chung cho tất cả các nhà đầu tƣ trên cơ sở tuân thủ nguyên tắc cơ bản của WTO (NT, MFN, công khai minh bạch...). Tháo gỡ và loại bỏ những khó khăn, xóa bỏ rào cản, tạo điều kiện cho tất cả các nhà đầu tƣ đƣợc tự do tham gia vào thị trƣờng đƣợc kinh doanh những lĩnh vực mà pháp luật không cấm; thực hiện các chế độ ƣu đãi có mục đích tạo ra động cơ thúc đẩy doanh nghiệp đầu tƣ; củng cố vai trò quản lý nhà nƣớc, tách bạch vai trò quản lý nhà nƣớc với quản lý kinh doanh, nhà nƣớc chỉ đóng vai trò hỗ trợ, giúp đỡ, đảm bảo pháp luật đƣợc thực hiện nghiêm minh và không can thiệp vào quản lý kinh doanh của doanh nghiệp. Nhà đầu tƣ đƣợc quyền bình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn lực (tài chính, tín dụng), đƣợc quyền tuyển dụng cán bộ quản lý, chuyên gia là ngƣời nƣớc ngoài theo nhu cầu; quyền quản lý phù hợp với vốn góp, không bắt buộc nhà đầu tƣ phải đạt tỷ lệ nhất

định về nghiên cứu và phát triển trong nƣớc (R&D)... Điều đặc biệt các nhà đầu tƣ, các chuyên gia luật pháp của nƣớc ngoài đƣợc quyền góp ý vào các văn bản pháp luật trƣớc khi ban hành hoặc đã ban hành khi không còn phù hợp với thực tế và trái với nguyên tắc cơ bản của WTO mà Việt Nam là thành viên. Luật Đầu tƣ 2005 ra đời tạo mặt bằng pháp lý chung cho đầu tƣ trong va ngoài nƣớc, phù hợp với cam kết quốc tế, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ. Hiện nay Luật Đầu tƣ đang đƣợc các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về ĐTNN thực thi và hàng ngày hàng giờ đang giải quyết các đề nghị của nhà đầu tƣ dựa vào Luật Đầu tƣ và các văn bản hƣớng dẫn có liên quan. Chính sách này đang “vào đời”, đang phát huy hiệu lực mạnh mẽ. Hiện tại Luật này chƣa bộ lộ các yếu điểm, phải chăng nó còn mới mẻ và phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, nội dung hƣớng dẫn tại một số điều trong Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 19/10/2006 của Chính Phủ quy định một số điều của Luật Đầu tƣ còn chƣa rõ ràng và cụ thể. Một số quy định còn chƣa rõ ràng và thực tế không thể thực hiện đƣợc nhƣ Khoản 1 Điều 9 của Nghị định 101/2006/NĐ-CP ngày 21/9/2006 về Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đăng ký lại: Doanh nghiệp đăng ký lại kế thừa toàn bộ các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chƣa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp trƣớc khi đăng ký lại", khi chính sách đã thay đổi rất nhiều nhƣ giá cả tiền thuê đất, mức thuế suất, thuế linh kiện nhập khẩu... nhƣng căn cứ điều nay mà Nhà đầu tƣ vẫn đề nghị đƣợc giữ nguyên các quyền lợi, và không thể đảm bảo đƣợc yêu cầu của nhà đầu tƣ, vì vậy nên chính sách đề ra mà không thực hiện đƣợc và chứng tỏ không có sự tập hợp các chính sách từ các Bộ, ngành Trung ƣơng để có sự phân tích, đánh giá trƣớc khi ban hành các chính sách mới....

2.3.2. Những hạn chế, tồn tại trong các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương: Dương:

Mặc dù đạt đƣợc những kết quả đáng kể nhƣ trên, hoạt động ĐTNN tại địa phƣơng vẫn còn những mặt tồn tại, hạn chế. Đó là cơ cấu ĐTNN theo ngành nghề, vùng lãnh thổ, đối tác còn chƣa phù hợp yêu cầu, định hƣớng

phát triển của địa phƣơng. Đầu tƣ nƣớc ngoài vào lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản còn rất thấp (2,9%). Các dự án FDI vẫn tập trung chủ yếu ven Quốc lộ 5A thuận lợi về giao thông và kết cấu hạ tầng.

Tỷ lệ vốn đầu tƣ thực hiện trên tổng lƣợng vốn đầu tƣ đăng ký còn thấp (41,8%). Có tình trạng không thực hiện đúng quy hoạch đƣợc duyệt về xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, các công trình đầu mối; chậm xây dựng và đƣa vào vận hành hệ thống xử lý nƣớc thải, chất thải (nƣớc thải từ các nhà máy cũng nhƣ nƣớc thải trong hệ thống chung của KCN chƣa hề đƣợc xử lý lại xả thẳng ra hệ thống sông ngòi cận kề các vùng dân cƣ làm ảnh hƣởng trực tiếp và lâu dài đến sức khoẻ và đời sống ngƣời dân - điển hình là KCN Nam Sách: hiện đã có 15/19 doanh nghiệp trong KCN đi vào hoạt động sản xuất – kinh doanh nhƣng qua thanh tra của Bộ Tài Nguyên và Môi trƣờng năm 2005, của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng năm 2007 và Thanh tra quy hoạch của Sở Kế hoạch và Đầu tƣ đầu năm 2008, vẫn phát hiện thấy việc không thực hiện Luật Bảo vệ môi trƣờng của các doanh nghiệp trong KCN Nam Sách cũng nhƣ Công ty cổ phần đầu tƣ và phát triển hạ tầng Nam Quang – là chủ đầu tƣ của KCN Nam Sách); việc xây dựng hệ thống giao thông nội bộ trong KCN không đúng theo thiết kế đƣợc duyệt. Một số doanh nghiệp triển khai chậm gây lãng phí đất đai, hoặc chƣa thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật về quyền và lợi ích hợp pháp của ngƣời lao động, các nghĩa vụ về thuế, bảo vệ môi trƣờng; tỷ lệ nội địa hoá trong các sản phẩm của một số doanh nghiệp còn ít và tăng chậm; thực hiện tỷ lệ diện tích đất cho thuê lại vƣợt quá so với quy hoạch đƣợc phê duyệt, các doanh nghiệp FDI thuê lại đất sử dụng để xây dựng nhà máy vƣợt quá 60% trên tổng diện tích đất thuê...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ trong các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)