Đầu tư nước ngoài với đóng góp ngân sách Nhà nước:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ trong các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 43 - 46)

9. Kết cấu của Luận văn

2.2. Đánh giá thực trạng các dự án có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh

2.2.5. Đầu tư nước ngoài với đóng góp ngân sách Nhà nước:

Trƣớc năm 1996, nguồn thu thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nƣớc từ khu vực ĐTNN không đáng kể. Năm 1997 thu ngân sách từ khu vực này (kể cả thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu) mới đạt 1,7 triệu USD; năm 2000: 5,9

triệu USD, chiếm 12,4%; năm 2002: 13 triệu USD, chiếm 15%; năm 2005 (năm đạt cao nhất): 73,5 triệu USD, chiếm 41,6%; năm 2006: 47,8 triệu USD và năm 2007:63,9%, chiếm 34,3% tổng thu ngân sách nhà nƣớc tại địa phƣơng (Số liệu theo Bảng 2.)

Các doanh nghiệp FDI đã góp phần quan trọng đƣa tỉnh hải Dƣơng vào tốp những tỉnh có thu ngân sách trên 1000 tỷ đồng/năm vào năm 2002; trên 2000 tỷ đồng vào năm 2004 và gần 3000 tỷ đồng vào năm 2007, khẳng định đƣợc vai trò, vị trí trong nền kinh tế của tỉnh, đóng góp quan trọng cho nguồn thu ngân sách nhà nƣớc tại địa bàn. Một số doanh nghiệp nộp ngân sách (kể cả thuế nhập khẩu) cao, đó là: Công ty TNHH Ford Việt Nam, Công ty xi măng Phúc Sơn, Công ty cổ phần may Venture, Công ty TNHH IQLinks. Nguyên nhân thành công:

- Môi trƣờng chính trị, kinh tế, xã hội ổn định của đất nƣớc cùng với chính sách nhất quán của Nhà nƣớc, sự tập trung lãnh đạo của các cấp uỷ, sự quản lý của chính quyền các cấp trong tỉnh về thu hút đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, trong đó có các doanh nghiệp ĐTNN an tâm đầu tƣ, phát triển sản xuất kinh doanh;

- Trong quá trình thu hút ĐTNN, tỉnh hải Dƣơng đã tranh thủ đƣợc sự giúp đỡ, ủng hộ của Chính phủ, của các Bộ, ngành trung ƣơng; đồng thời phát huy lợi thế về vị trí địa lý, môi trƣờng sản xuất kinh doanh kết cấu hạ tầng khá thuận lợi;

- Thủ tục hành chính đơn giản hoá từng bƣớc, phần nào giảm bớt phiền hà, tạo niềm tin cho các nhà đầu tƣ yên tâm đầu tƣ, sản xuất, kinh doanh; tỉnh đã thực sự quan tâm đến các doanh nghiệp, sẵn sàng tạo điều kiện giúp đỡ và kịp thời giải quyết những khó khăn vƣớng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình triển khai đầu tƣ và luôn coi sự thành công của doanh nghiệp chính là sự thành công của tỉnh Hải Dƣơng;

- Các tầng lớp nhân dân, các thành phần kinh tế đã nhận thức đúng đắn chủ trƣơng và chính sách của nhà nƣớc, tích cực tham gia đầu tƣ phát triển

sản xuất kinh doanh, làm hoạt hoá nền kinh tế và tạo nội lực để thu hút các nguồn vốn FDI vào địa phƣơng.

Sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung thống nhất từ tỉnh đến cơ sở là nhân tố quyết định dẫn đến thành công, nhất là trong những tình huống khó khăn, phức tap nảy sinh trong quá trình doanh nghiệp ĐTNN thực hiện dự án đầu tƣ, hoặc khi triển khai công tác giải phóng mặt bằng để giao đất cho nhà đầu tƣ nƣớc ngoài.

Đề cao vai trò trách nhiệm lãnh đạo và tổ chức thực hiện của cính quyền sơ sở trong việc triển khai các Nghị quyết, chỉ đạo của cấp trên.

Sự đổi mới và nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và nhân dân về chủ trƣơng thu hút nguồn vốn FDI có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thực tiễn. Thực tế 20 năm qua đã chứng minh rằng, việc kết hợp hai nguồn lực trong nƣớc và nguồn vốn nƣớc ngoài đã tạo nên động lực quan trọng cho sự tăng trƣởng kinh tế bền vững và phát triển xã hội tốc độ cao và ổn định tại địa phƣơng.

Chất lƣợng cải cách hành chính là yếu tố cực kỳ quan trọng tác động đến việc thu hút đầu tƣ và làm tăng hiệu quả đầu tƣ. Việc triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính với moo hình “một cửa liên thông” tại các sở, ngành, địa phƣơng đã nâng cao trách nhiệm cho cán bộ, công chức khi thi hành công vụ, bƣớc đầu đem thuận lợi mới cho ngƣời dân và doanh nghiệp khi xử lý, giải quyết các yêu cầu, đề nghị tại các cơ quan nhà nƣớc. Nội dung này nếu đƣợc thực hiện quyết liệt hơn ở các cơ quan quản lý nhà nƣớc, thì hiệu quả thu hút đầu tƣ nói chung, thu hút ĐTNN nói riêng còn lớn hơn nhiều. Việc xây dựng, phát triển các KCN, CCN tập trung từ việc thu hút nguồn vốn đầu tƣ trong và ngoài nƣớc của mọi thành phần kinh tế và trong dân cƣ có ý nghĩa hết sức quan trọng, khơi dậy mọi tiềm năng, phát huy nội lực, đóng góp tích cực vào việc thu hút đầu tƣ và phát triển kinh tế xã hội tại địa bàn.

Cùng với việc đầu tƣ các công trình hạ tầng kỹ thuật, cần chủ động và đặc biệt quan tâm, chú ý xây dựng hạ tầng xã hội trong quá trình đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng các KCN, CCN nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững,

lâu dài. Chuẩn bị tốt các điều kiện xã hội nhƣ: dịch vụ khách sạn, nhà hàng; chăm sóc y tế; lao động, đào tạo nghề; nhà ở cho chuyên gia và công nhân; vui chơi, giải trí..v.v.. để phục vụ nhu cầu của các nhà ĐTNN và ngƣời lao động làm việc trong các KCN, CCN. Đồng thời quan tâm giải quyết tốt vấn đề đời sống nhân dân vùng giao đất cho làm KCN, CCN.

Công tác xúc tiến, vận động đầu tƣ vào tỉnh cần có trọng tâm, trọng điểm hƣớng vào các nhà đầu tƣ lớn, các lĩnh vực ƣu tiên thu hút đầu tƣ với sự tham gia trực tiếp của lãnh đạo tỉnh, tạo sự tin tƣởng cho các nhà đầu tƣ ngay từ ban đầu tiếp xúc, làm việc; đồng thời chú trọng đến việc giữ gìn mối liên hệ thƣờng xuyên, liên tục với các dự án tốt, nhà đầu tƣ tiềm năng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ trong các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)