Nghiên cứu và áp dụng chính sách ưu đãi:

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ trong các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 83 - 85)

9. Kết cấu của Luận văn

3.3. Giải pháp nhằm chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tƣ FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng:

3.3.3. Nghiên cứu và áp dụng chính sách ưu đãi:

Theo quy định của Nhà nƣớc, các doanh nghiệp khu công nghiệp, chế xuất, công nghệ cao đƣợc hƣởng những ƣu đãi về thuế thu nhập suốt thời gian thực hiện dự án đầu tƣ.

Các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) đang phải gánh chịu về những vƣớng mắc bắt nguồn từ Nghị định 164 quy định chi tiết thi hành Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp.

Theo những quy định trƣớc đó của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu một dự án đầu tƣ trƣớc thì chỉ chịu mức thuế 10%, nhƣng theo Nghị định 164 về vấn đề này thì bắt đầu từ năm nay mức này đƣợc nâng lên thành 20%. Ngoài ra, nếu theo các quy định trƣớc đây, mức thuế ƣu đãi đƣợc duy trì trong suốt thời gian hoạt động của dự án thì nay đã bị giới hạn chỉ trong 15 năm (số năm tùy theo dự án đó thuộc ngành nghề gì và thành lập tại địa bàn nào); sau thời hạn này tất cả sẽ tăng lên thành 28%.

Bởi vậy rất cần giữ mức thuế suất ƣu đãi 10% dù đăng ký kinh doanh trƣớc hay sau. Bên cạnh đó, nếu áp dụng ƣu đãi về thuế cho suốt đời dự án thì các doanh nghiệp FDI cũng không đƣợc lợi hơn vì các nƣớc nơi nhà đầu tƣ này cƣ trú không quy định ƣu đãi thuế đối với đầu tƣ ra nƣớc ngoài (nếu có cũng chỉ rất ngắn). Hết thời hạn, doanh nghiệp FDI phải nộp thuế thu nhập theo quy định của nƣớc mà nhà đầu tƣ cƣ trú - sau khi đã trừ số thuế đã nộp ở nƣớc ngoài.

Nếu phƣơng án áp dụng thuế suất ƣu đãi có thời hạn vẫn đƣợc thông qua thì sẽ làm rất khó cho doanh nghiệp bởi nhiều doanh nghiệp FDI sẽ nhìn nhận môi trƣờng đầu tƣ của Việt Nam ngày càng kém hấp dẫn. Bởi theo quy định trƣớc đó, việc áp dụng ƣu đãi đƣợc tiến hành hết thời hạn dự án vậy mà chính sách thuế lại thay đổi.

Đôi với tỉnh Hải Dƣơng, trên cơ sở các chính sách chung từ Luật, Nghị định và Thông tƣ hƣớng dẫn, lãnh đạo tỉnh Hải Dƣơng đã chỉ đạo các cơ quan đƣợc cấp dƣới nghiên cứu vận dụng hết chính sách ƣu đãi, khuyến khích theo chủ trƣơng chung của Nhà nƣớc theo định hƣớng phát triển kinh tế của quốc gia và địa phƣơng để có chính sách hỗ trợ kịp thời. Nhất là đối với các dự án đầu tƣ thuộc lĩnh vực:

- Sản xuất vật liệu mới, năng lƣợng mới; sản xuất sản phẩm công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thông tin; cơ khí chế tạo.

- Nuôi trồng, chế biến nông, lâm, thuỷ sản; sản xuất giống nhân tạo, giống cây trồng và giống vật nuôi mới.

- Sử dụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại; bảo vệ môi trƣờng sinh thái; nghiên cứu, phát triển và ƣơm tạo công nghệ cao.

- Sử dụng nhiều lao động.

- Xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng, các dự án quan trọng, có quy mô lớn.

- Phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, thể dục, thể thao và văn hóa dân tộc.

- Phát triển ngành, nghề truyền thống. Hiện tại Hải Dƣơng có nhiều làng nghề truyền thống: thủ công mỹ nghệ (Huyện Cẩm Giàng), thêu tay (Huyện Tứ Kỳ), vàng bạc (Châu Khê - Bình Giang).

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ trong các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)