9. Kết cấu của Luận văn
3.3. Giải pháp nhằm chia sẻ rủi ro với các nhà đầu tƣ FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dƣơng:
3.3.5. Hỗ trợ chuyển giao công nghệ:
Cần tập trung vào việc hỗ trợ chuyển giao công nghệ phát triển công nghiệp hỗ trợ sẽ tập trung vào các ngành: Dệt - May, Da - Giày, Điện tử - Tin học, Sản xuất và Lắp ráp ôtô, Cơ khí chế tạo với mục đích phát triển công nghiệp hỗ trợ là khâu đột phá để phát triển nhanh và bền vững các ngành công nghiệp chủ lực của Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc từ nay đến năm 2020.
Một số chính sách quan trọng để hỗ trợ chuyển giao công nghệ là: khuyến khích hình thành các khu, cụm công nghiệp sản xuất linh kiện, phụ tùng, nguyên vật liệu phụ trợ. Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia sản xuất sản phẩm hỗ trợ, cung ứng nguyên phụ liệu cho sản xuất hỗ trợ. Tập trung phát triển các ngành, các sản phẩm công nghiệp ƣu tiên, công nghiệp mũi nhọn, tạo nền tảng để phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ làm vệ tinh phát triển công nghiệp hỗ trợ. Tập trung xây dựng một số khu, cụm công nghiệp hỗ trợ có trang thiết bị, công nghệ tiên tiến gắn với các vùng có các ngành công nghiệp chính phát triển.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (FDI) có các dự án chuyển giao công nghệ vào Việt Nam. Hỗ trợ chi phí mua bản quyền cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Khuyến khích các viện nghiên cứu chuyên ngành triển khai nghiên cứu, thực nghiệm các đề tài, dự án gắn với nhu cầu phát triển sản xuất các chủng loại vật liệu, chi tiết, linh phụ kiện, phụ tùng… phục vụ phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Thu hút sự hỗ trợ của Chính phủ các nƣớc phát triển nhƣ Nhật Bản, EU... để đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ. Đặc biệt khuyến khích các doanh nghiệp FDI tham gia vào công tác đào tạo nguồn nhân lực, kết nối các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp nội địa trong việc phát triển sản xuất hỗ trợ .
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ dàng tiếp cận đƣợc với nguồn vốn vay dài hạn cho đầu tƣ phát triển. Phát triển mạnh cách thức thuê mua tài chính trong mua sắm máy móc, thiết bị, công nghệ cho các doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ để nâng cao khả năng phát triển và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp này.
Sử dụng vốn ODA để hỗ trợ đào tạo lao động, xây dựng thể chế pháp lý và các chƣơng trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp vừa và nhỏ, chƣơng trình hợp tác với các công ty đa quốc gia đầu tƣ trực tiếp vào Việt Nam
Đối với tỉnh Hải Dƣơng, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành tạo điều kiện thuận lợi và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên chuyển giao công nghệ, bao gồm cả việc góp vốn bằng công nghệ, để thực hiện các dự án đầu tƣ tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
- Khuyến khích việc chuyển giao vào Việt Nam (nói chung và vào Hải Dƣơng nói riêng) công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn và các công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạnh tranh, chất lƣợng sản phẩm, tiết kiệm và sử dụng có hiệu quả nguyên liệu, nhiên liệu, năng lƣợng, tài nguyên thiên nhiên.