Tính tất yếu thực tiễn của các rủi trong quá trình chuyển giao công nghệ trong

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ trong các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 51 - 58)

9. Kết cấu của Luận văn

2.4. Khảo sát hiện trạng các rủi ro trong quá trình chuyển giao công nghệ trong các dự

2.4.1. Tính tất yếu thực tiễn của các rủi trong quá trình chuyển giao công nghệ trong

trong các dự án FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương:

2.4.1. Tính tất yếu thực tiễn của các rủi trong quá trình chuyển giao công nghệ trong các dự án FDI nghệ trong các dự án FDI

Phần mở đầu trong Luận văn này đã nêu: rủi ro trong CGCN là tất yếu, các rủi ro mày vừa có tác động tích cực vừa có tác động tiêu cực đối với các dự án này, tuy nhiên các tác động tiêu cực nhiều hơn.

(1) Từ các tác nhân vĩ mô: các cơ quan quản lý Nhà nƣớc, các cam kết giữa hai Chính phủ, khi cam kết vẫn đƣợc thực hiện nhƣng hai bên không tìm đƣợc nguồn tài trợ.

(2) Rủi ro đến từ sự bền vững trong quan hệ hợp tác giữa hai bên đối tác: sự hợp tác phát triển qua nhiều năm, mối quan hệ đang phát triển tốt, cần tính đến một số biến động bất lợi về cán bộ từ hai bên cơ quan ảnh hƣởng làm ảnh hƣởng mối quan hệ này.

(3) Nhóm rủi ro liên quan đến mối quan hệ với khách hàng, do sự cạnh tranh những sản phẩm cùng loại, nhầm lẫn nhãn hiệu hàng hoá...làm mất uy tín đối với sản phẩm có chất lƣợng và mẫu mã đẹp (có thể khắc phục bằng cách tăng cƣờng tuyên truyền thông qua quảng bá sản phẩm, thông qua các hoạt động quan hệ cộng đồng, nhằm thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa các bên đối tác và ngƣời hƣởng lợi).

(4) Các loại rủi ro khác:

Biến động bất lợi về tình hình kinh tế chính trị (môi trƣờng vĩ mô) và biến động về tỷ giá hối đoái và tình hình lạm phát ở Việt Nam...

(5) Sự không ủng hộ của chính quyền địa phƣơng cơ sở, do vấn đề giao mặt bằng chậm làm cho thời gian triển khai lâu, làm mất cơ hội đầu tƣ ban đầu; cung cấp các dịch vụ (điện, nƣớc, thông tin liên lạc), hạ tầng kém làm dự án chậm triển khai hoạt động; Công nghệ mới đắt tiền lãi suất vay lớn, nhà đầu tƣ phải chịu lãi suất và chi phí đầu tƣ tăng; Hoặc do cán bộ quản lý, lao động trình độ quá thấp không đủ khả năng tiếp nhận, làm chủ và vận hành công nghệ mới.

(6) Rủi ro do ngƣời dân thiếu hiểu biết pháp luật, luật lệ quốc tế, do sự khác biệt về văn hoá làng xã và văn hoá công nghiệp, do xung đột lợi ích về môi trƣờng sống.

Chính vì vậy, để có đƣợc các sản phẩm từ công nghệ cao, nó đòi hỏi một hệ thống các yếu tố càng hoàn chỉnh và đồng bộ cao thì hiệu quả càng cao và rủi ro càng thấp.

Xuất phát từ sự nhận thức của các tầng lớp dân cƣ vẫn còn rất khác nhau trong việc thu hút vốn FDI và trong việc tiếp nhận công nghệ chuyển giao từ nƣớc ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp do phần lớn các dự án liên quan đến nông nghiệp và nông thôn thƣờng đƣợc đặt ở các vùng nông thôn, dân trí thấp, thu nhập thấp. Thông thƣờng, những ngƣời nông dân ở các vùng này quan niệm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào làm ăn tại Việt Nam cũng đồng nghĩa với việc “tiếp tay” cho chủ nghĩa thực dân, đế quốc. Vì thế, những ngƣời dân ở vùng có dự án triển khai không hoàn toàn ủng hộ sự hoạt động của dự án. Tình trạng “phép vua thua lệ làng” vẫn còn đọng lại ở không ít địa phƣơng trong cả nƣớc.

Thời gian qua hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (FDI) tại Việt Nam đã diễn ra khá sôi động. Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã thực hiện nhiều hoạt động di chuyển vốn, công nghệ và kinh nghiệm quản lý vào Việt Nam. Một trong những lĩnh vực thu hút vốn đầu tƣ giành đƣợc sự quan tâm rất lớn từ các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp là việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ (CGCN) thông qua hoạt động FDI.

Trên cơ sở các quy định trong Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam có hiệu lực từ 30/6/2006 trở về trƣớc, các Doanh nghiệp FDI cũng lợi dụng chính sách ƣu đãi của Việt Nam để nhập khẩu thiết bị có niên đại cao, không sử dụng đƣợc, không cho ra sản phẩm mong muốn, gây tốn kém cho việc đầu tƣ nhà xƣởng, mặt bằng, chi phí vận chuyển máy móc thiết bị, và mặt khác biến Việt Nam thành nơi chứa rác thải mà không phải trả phí hàng năm.

Bên cạnh đó có Chủ đầu tƣ kê khai giá trị cao khi nhập vào Việt Nam để có cơ hội thế chấp tài sản cố định vay vốn ngân hàng, thực chất số tiền vay

đã bằng hoặc lớn hơn giá trị thiết bị, công nghệ nhập về, họ có thể có tổ chức sản xuất để “che mắt” cán bộ khảo sát thực tế hoạt động để đề xuất cho vay vốn, nhƣng đến kỳ trả lãi và vốn gốc thì nhà đầu tƣ đã “cao chạy xa bay” mà các cơ quan chức năng của Việt Nam đã tìm nhiều trên các kênh ngoại giao, lần theo giấy tờ gốc khi xin phép thành lập Doanh nghiệp tại Việt Nam đều không có kết quả? Cơ quan chức năng của Hải Dƣơng phải nhờ đến cơ quan Ngoại giao của Việt Nam để có Công hàm gửi cho đại diện của nƣớc mà nhà đầu tƣ kê khai, nhƣng có trƣờng hợp đƣợc trả lời rằng “họ không quan tâm đến vấn đề làm ăn kinh tế của các chủ đầu tƣ nhỏ, lẻ”. Việc khác lại là vấn đề tâm lý, “nƣớc lớn, nƣớc nhỏ”, chịu nhiều áp lực chi phối về chính trị, kinh tế nên đành “chịu thiệt” và bằng cách đấu giá tài sản hiện có của nhà đầu tƣ nhằm bán tận thu tất cả nguyên vật liệu, để chi trả cho từng chủ nợ, bên chịu thiệt nhất là ngân hàng, vừa mất cả phần vốn gốc và vừa mất cả lãi, Vấn đề việc thu hút nhà đầu tƣ là rất quan trọng đối với nền kinh tế của nƣớc nhà, nhƣng vấn đề thẩm định nhân thân, khả năng tài chính thực sự của nhà đầu tƣ, thẩm định giá cả thực tế của thiết bị và niên đại sử dụng còn hạn chế và chƣa có sự phối hợp đồng bộ. Kinh tế phát triển luôn gắn liền với các tiêu cực và tệ nạn, có nhà đầu tƣ trung thực, nhƣng cũng có nhà đầu tƣ có âm mƣu lừa đảo, chiếm dụng vốn, tài sản của cá nhân, tổ chức khác bằng nhiều hình thức rất tinh vi.

Một số công nghệ hiện đại song trình độ công nhân chƣa đáp ứng yêu cầu trong việc sử dụng công nghệ, mặt khác nếu công nghệ hiện đại lại sử dụng ít công nhân, trong khi đó những ngƣời nông dân chuyển giao đất cho dự án sẽ làm việc gì để sinh sống khi hàng đời gắn bó với mảnh đất nay đã bàn giao cho nhà ĐTNN? Họ không chấp nhận máy móc công nghệ hiện đại, không làm chủ đƣợc công nghệ hiện đại trong việc chỉ số ít ngƣời mà điều khiển cả hệ thông dây chuyển đồng bộ.

Một số công nghệ thu hút nhiều lao động là công nghệ may mặc xuất khẩu, song giá cả thấp, đồng lƣơng thấp không đảm bảo đời sống cho công nhân làm việc trong các nhà máy may, dẫn đến tình trạng họ bỏ việc và tìm cơ

hội việc làm mới, dẫn đến việc nhà ĐTNN thƣờng xuyên phai tuyển dụng lao động mới và mất chi phí, tiền bạc, thời gian cho việc đào tạo công nhân, hoặc các doanh nghiệp cùng loại cạnh tranh không lành mạnh trong việc tuyển dụng lao động, nhƣ việc dán thông báo tại doanh nghiệp cùng ngành may với mức lƣơng cao hơn, dẫn đến ngƣời lao động bỏ việc, gây xáo trộn lao động và gây bức xúc trong các nhà ĐTNN ở cận kề nhau. Dẫn đến rủi ro trong việc không hoàn thành các hợp đồng may mặc xuất khẩu, bị phạt hợp đồng hoặc chất lƣợng sản phẩm không đƣợc bạn hàng chấp nhận. Bên cạnh đó, Trung Quốc là nƣớc có sản lƣợng may mặc rất lớn và giá rẻ, Hiệp hội may mặc thế giới đã đánh thuế nhập khẩu các sản phẩm may mặc của Việt Nam và Trung Quốc với mức thuế cao, mà trƣớc đây đƣợc miễn toàn bộ. Đồng thời họ nghiêm cấm Chính phủ Việt Nam không đƣợc có chính sách hỗ trợ, ƣu đãi đối với các doanh nghiệp may mặc Việt Nam - điều này các doanh nghiệp may mặc trên thế giới không thể bán đƣợc với giá rẻ nhƣ Việt Nam và Trung Quốc, chính vì vậy họ phản ứng mạnh mẽ và yêu cầu việc chống bán phá giá (Việt Nam phải giải thích về việc huy động 4000 tỷ đồng hỗ trợ cho các doanh nghiệp may mặc Việt Nam mà suýt nữa không đƣợc Mỹ chấp thuận ở vòng đàm phán cuối cùng trƣớc khi vào WTO). Bên cạnh đó các doanh nghiệp sản xuất về công nghiệp, điện tử và khối các cơ quan Nhà nƣớc... có mức lƣơng cao thì ngành may mặc mới chỉ đảm bảo ở mức lƣơng tối thiểu do Chính phủ quy định và không đuổi kịp giá cả thị trƣờng, gây nhiều cuộc biểu tình, đình công nhằm tăng lƣơng đảm bảo mức sống cho ngƣời lao động trong các doanh nghiệp may mặc FDI.

Việc giải phóng mặt bằng chậm cũng làm ảnh hƣởng lớn đến việc CGCN, vì ảnh hƣởng đến tiến độ đầu tƣ, xây dựng, mua bán, lắp đặt máy móc thiết bị để vận hành máy móc và sản xuất ra các sản phẩm theo quy trình công nghệ đã đƣợc ấn định. Việc chƣa thông hiểu về chính sách đầu tƣ, sự chây ỳ của một số phần từ không tiến bộ, không chịu giao đất cho dự án, mặt khác nhiều ngƣời dân chƣa thông hiểu về quy trình công nghệ, việc giao đất phải dùng đến lực lƣợng chính quyền địa phƣơng. Trong một số trƣờng hợp đòi

hỏi giá đền bù cao hơn, yêu cầu nhà ĐTNN hỗ trợ thêm kinh phí đào tạo nghề và ký các cam kết tuyển dụng lao động của các gia đình mất đất (khi đủ các điều kiện đáp ứng yêu cấu của doanh nghiệp). Để có mối quan hệ tốt, nhà ĐTNN phải hỗ trợ số tiền lớn nằm ngoài dự kiến đầu tƣ ban đầu, điều này cũng ảnh hƣởng không nhỏ đến CGCN của các dự án và hiệu quả đầu tƣ. Có một số trƣờng hợp, một số vị có thế lực lại “bắt ép” chủ ĐTNN phải nhận ngƣời nhà của mình là bên B trong việc xây dựng các công trình của dự án, làm họ bỏ luôn không đầu tƣ mặc dù đã bỏ ra chi phí hàng tỷ đồng để đền bù GPMB (Công ty sản xuất sứ vệ sinh cao cấp Shijar...)

Một số trƣờng hợp công nghệ không đƣợc ngƣời dân địa phƣơng chấp nhận, nhƣ sản xuất các sản phẩm bằng cao su: trải thảm công nghiệp, tái chế đổi mới săm lốp ô tô, dây chuyền đã đƣợc lắp đặt xong, doanh nghiệp có thuê cơ quan môi trƣờng để xử lý về vấn đề môi trƣờng, xong phải đƣợc sản xuất thử và đo các thông số khí thải để có công nghệ thu hút mùi, các sản phẩm này khi sản xuất thử đều có mùi rất khó chịu. Tuy nhiên, bất kể là đêm hay ngày mà công ty sản xuất thử là cả làng cận kề nhà máy kéo ra yêu cầu công ty phải dừng ngay, thậm chí có cả sự đe doạ đến nhà đầu tƣ. Chính vì vậy, không thể thực hiện đƣợc tại nơi mà dự án đã lựa chọn ban đầu mà phải di chuyển đến địa điểm khác, gây rủi ro về tài chính, mất cơ hội thu nhập và khách hàng, mất thời gian và thời cơ thu hồi vốn (Công ty liên doanh Siêu Việt).

Một số doanh nghiệp lắp ráp, chịu ảnh hƣởng của việc tăng thuế nhập khẩu linh kiện, họ phải tiết kiệm tối đa các chi phí, thậm chí khi họ giứ nguyên hoặc tăng giá không đáng kể mà vẫn không bán đƣợc sản phẩm. Thời hạn của dự án kèo dài đến năm mƣơi năm, mới đi vào sản xuất đƣợc vài năm, mà thông thƣờng các năm đầu của dự án thƣờng là lỗ, nay do lộ trình tăng thuế của Chính phủ nên các doanh nghiệp trong hiệp hội này đề xuất với Chính phủ đã đƣợc một lần tạm dừng tăng giá, sau thời điểm một năm, chính sách tăng thuế lại đƣợc thực hiện. Điều này cũng ảnh hƣởng đến hiệu quả CGCN, làm giảm công suất thiết kế lắp ráp, làm thay đổi kế hoạch mở rộng

sản xuất của dự án, đối với diện tích đất thuê cho cả thời kỳ của dự án nay vẫn phải trả tiền thuê đất hàng năm (gây thêm tốn kém) và mặt khác gây lãng phí nguồn lực về đất đai cho địa phƣơng mà bên cạnh đó các dự án khác cần đất để thực hiện dự án lại không có địa điểm thuận lợi...

Việc không trung thực việc mua công nghệ từ nƣớc ngoài để làm tài sản vốn góp của Bên nƣớc ngoài trong dự án liên doanh (Công ty liên doanh Nam Ninh), với ngành nghề sản xuất bao bì PP, Bên Việt Nam đã đích thân sang nƣớc bạn để khảo sát giá cả, thấy rằng tài sản là giá trị công nghệ mà Bên nƣớc ngoài góp vốn về thực chất chỉ bằng ½ giá trị thực tế đang bán tại nƣớc bạn. Nếu thực hiện đƣợc việc chuyển máy móc về Việt Nam thì vô hình dung Bên nƣớc ngoài không hề phải góp vốn mà vẫn có tài sản vốn góp vào dự án liên doanh và về mặt pháp lý vẫn đƣợc chia theo tỷ lệ vốn góp. Do vậy dự án đã không tiến hành đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣ dự định ban đầu.

Rủi ro nhiều khi không mong đợi, ví dụ: ký hợp đồng bán hàng trả chậm với một công ty nƣớc ngoài, không tính toán đƣợc một cuộc lạm phát phi mã ở đất nƣớc này, đồng tiền mất giá, doanh vụ bị thua thiệt, thậm chí, dẫn đến công ty bị phá sản.

Công ty Giầy Stellar, khi phải chịu mức thuế suất khẩu mà thị trƣờng Châu Âu quy định, Việt Nam và Trung Quốc là 2 thị trƣờng có giá trị hàng may mặc xuất khẩu giá rẻ, làm công nhân ngành may, giày của các nƣớc Châu Âu, châu Mỹ bị thất nghiệp vì sản phẩm của họ không thể cạnh tranh và tiêu thụ đƣợc với sản phẩm của Việt Nam và Trung Quốc, và vì thế họ phải tuyên bố hạ giá thành nguyên liệu đầu vào làm thua thiệt cho khách hàng cung cấp nguyên liệu để cùng chịu chung thiệt hại mà họ phải hứng chịu nhiều nhất. Tuy nhiên, các nhà cung cấp nguyên liệu chƣa hẳn đã chấp nhận ngay với yêu cầu của công ty sản xuất hàng xuất khẩu mà có thể họ còn bị khởi kiện ra Toà án...gây rủi ro cho rất nhiều doanh nghiệp (sản xuất chính ra sản phẩm và các doanh nghiệp vệ tinh).

Ngoài ra, có trƣờng hợp phần vốn góp của bên Việt Nam trong liên doanh đã không đƣợc đấu giá để xác định giá trị tài sản (bao gồm cả công nghệ) trƣớc khi bán lại cho bên nƣớc ngoài (nếu là vốn của doanh nghiệp Nhà nƣớc - sẽ gây thất thoát tiền của công quỹ quốc gia)/hoặc trong một số trƣờng hợp cán bộ đại diện cho Bên Việt Nam thông đồng với đối tác nƣớc ngoài đánh giá thấp hơn giá trị thực tế vì lợi ích cá nhân mà không thu đƣợc cho Nhà nƣớc. Vấn đề đặt ra ở đây việc bán lại giá trị góp vốn cho đối tác nƣớc ngoài cần đƣợc đấu thầu công khai, rộng rãi để đem lại sự công bằng trong mua bán để nhằm thu đƣợc thuế trong việc chuyển nhƣợng và đánh thuế thu nhập theo giá trị thực tế mà không nên có quan điểm việc bán lại cổ phần trƣớc hết phải đƣợc thực hiện trong nội bộ, nếu nội bộ không mua thì mới chào bán ra bên ngoài. Làm đƣợc việc này là tránh trƣờng hợp khai báo bán lỗ (thấp hơn nhiều so với giá trị đầu tƣ ban đầu) để không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp (việc này xảy ra rất nhiều trong việc mua bán, chuyển nhƣợng vốn, tài sản góp vốn).

Bên cạnh đó còn xảy ra việc kê khai doanh số bán thấp hơn đầu vào mua nguyên vật liệu, hoặc phải chi phí nhân công, các thủ tục xuất nhập khẩu mà làm cho doanh nghiệp lỗ kéo dài nhằm chốn thuế thu nhập doanh nghiệp. Mặc dù đƣợc phép chuyển lỗ trong vòng 5 năm, song doanh nghiệp vẫn tiếp tục thua lỗ, thế nhƣng chủ đầu tƣ vẫn muốn đầu tƣ mở rộng (là vì lý do gì)? Từ trƣớc đến nay vẫn chỉ có quan điểm đó là tiền vốn của họ, không can thiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư để nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ trong các dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trên địa bàn tỉnh Hải Dương (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)